Hội chứng ruột kích thích khi mang thai không phải hiếm gặp. Khi mang thai, những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên chỉ cần sinh hoạt đúng đắn, điều độ, bạn có thể kiểm soát được chứng bệnh này và giữ cho một thai kì an toàn và khỏe mạnh.
Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện vô cùng đa dạng, tùy theo cơ địa mỗi người và không có cách nào để tiên đoán mức độ ảnh hưởng của hội chứng này tới phụ nữ có thai. Các mẹ có thể yên tâm vì hội chứng ruột kích thích khi mang thai chỉ gây mệt mỏi cho mẹ, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thai nhi, và các mẹ có thể kiểm soát những triệu chứng này bằng những biện pháp đơn giản như thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày rất hiệu quả.
Dưới đây là 3 điều cần biết về hội chứng ruột kích thích khi mang thai
1. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là tình trạng thai phụ mắc rối loạn tiêu hóa, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn ở tam cá nguyệt thứ nhất khi thai phụ đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn mức bình thường và cảm thấy khó chịu khi thực hiện các động tác như đi bộ, leo cầu thang, cúi nhặt…
2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu thường dễ bị táo bón hoặc cũng có một số mẹ mắc chứng đi phân lỏng hơn bình thường. Đây là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Tình trạng chướng bụng và đầy hơi thường trở lên mệt mỏi hơn khi phụ nữ mang thai dù thai phụ có mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Việc điều trị hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai có thể sẽ khó khăn hơn do sự thay đổi liên tục của hàm lượng hóc môn trong cơ thể.
Một triệu chứng gây khó khăn nhất trong quá trình mai thai của mẹ bầu mắc hội chứng ruột kích thích là các cơn gò cùng với triệu chứng đau bụng. Phụ nữ mang thai nên chú ý, nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên, có thể các mẹ sẽ không phân biệt được mình đang đau bụng do hội chứng ruột kích thích hay là đau bụng do dấu hiệu sắp sinh. Vì vậy các mẹ nên liên hệ và khám kịp thời khi có dấu hiệu trên.
Ngoài ra, trầm cảm cũng mang lại ảnh hưởng xấu đến chứng ruột kích thích ở mẹ bầu. Do đó, hãy cố gắng thư giãn cơ thể và tâm trí. Điều này không chỉ làm dịu tình trạng ruột kích thích mà còn giúp thai nhi phát triển bình thường.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?
3. Phương pháp giảm thiểu hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Khi bạn thấy cơ thể mình có những triệu chứng bất thường của hội chứng ruột kích thích đồng thời phải chịu đựng những thay đổi của cơ thể khi mang thai, bạn hãy đến khám bác sĩ để được nghe tư vấn. Đồng thời bạn có thể giảm thiểu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bằng những biện pháp dưới đây:
Chia nhỏ bữa ăn:
Tránh để mình ăn quá no hoặc quá đói. Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, điều này không chỉ ngăn ngừa, giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích, đây là lời khuyên hữu ích trong duốt thời kì mang thai của thai phụ
Uống đủ nước: Đây là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất, bạn nên uống từ 8 – 10 cốc nước nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra các loại nước ép còn có thể giúp mẹ bầu giảm táo bón. Do đó, nếu được, hãy nhấm nháp một chút nước mận ấm vào mỗi buổi sáng nhé.
Bà bầu uống nước giúp tiêu hóa khỏe hơn giảm hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Ăn nhiều chất xơ: Các thực phẩm như hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm tình trạng táo bón. Chất xơ giúp đưa nước vào ruột, làm mềm phân và cho phép chúng đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có ga như đậu, bông cải xanh, súp lơ vì những món này có thể khiến tình trạng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh thức ăn cay:
Khi bạn tránh những thức ăn cay, bạn đã giúp cho hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn rất nhiều, tránh những thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng và các đồ uống có ga, chất kích thích để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn bạn nhé.
Bổ sung probiotic
Một số loại probiotic có trong sữa chua chứa các vi sinh vật sống có chức năng điều chỉnh chức năng của ruột, đây cũng được xem là thực phẩm an toàn trong thời kì mang thai.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng thực đơn khoa học cho người bị IBS
Tập luyện:
Tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa và làm cho mẹ bầu cảm thấy mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Hãy thử đi bộ hàng ngày trong khoảng 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất.
Cân nhắc các loại thuốc đang sử dụng:
Thuốc thường giúp những người bị hội chứng ruột kích thích kiểm soát tình trạng táo bón, tiêu chảy và các vấn đề khác. Một số thành phần có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để xem xét việc nên dừng uống thuốc cho đến khi sinh con hay chuyển sang loại thuốc mới.
Thư giãn:
Căng thẳng không những làm tình trạng ruột kích thích ở mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn mà còn liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe không tốt khác. Do đó, hãy cố gắng chú ý đến cảm xúc của bản thân nhiều hơn và thường xuyên chia sẻ suy nghĩ với mọi người để tinh thần được thoải mái.
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tinh thần thư thái, thoải mái tươi vui . Khi kết thúc giai đoạn cho con bú, các mẹ có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ, điều trị và kiểm soát những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh PLUS được kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
- Giúp cầm ngay các triệu chứng đi ngoài, đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
- Giúp xoá bỏ cảm giác căng thẳng thần kinh, lo âu, cáu giận (các yếu tố khiến bệnh nặng hơn).
- Ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn.
- Giúp ổn định đường tiêu hoá, cân bằng hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột.
- Không còn lo tái phát bệnh về sau
Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn