Trong giai đoạn thai kì, bà bầu thường gặp các dấu hiệu: phù nề, đau lưng, đầy hơi… Đặc biệt là đi ngoài khiến bà bầu lo lắng nhất vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển cho thai nhi. Vậy, bà bầu đi ngoài nên ăn gì để giảm nhanh triệu chứng mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho em bé? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở bà bầu
Thay đổi nội tiết
Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone của cơ thể thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sự thay đổi của hormone trong thai kì, nhất là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, nhu động ruột kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều dẫn tới tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn, gây đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới.
Hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ bầu suy giảm khiến cho các mầm bệnh từ bên ngoài tấn công dễ gây đau bụng đi ngoài hơn trước.
Nhạy cảm với thức ăn
Thay đổi trong khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng khiến rối loạn dạ dày, bà bầu cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó chịu dẫn đến triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Tác dụng phụ của vitamin
Trong giai đoạn mang bầu, việc bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Tuy nhiên, bổ sung thêm một số loại vitamin cũng có thể khiến dạ dày khó chịu gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
Không dung nạp đường lactose
Bổ sung thêm sữa trong quá trình mang thai là việc không thể thiếu với mẹ bầu bởi nó giúp bổ sung chất dinh dưỡng, canxi giúp bé phát triển. Tuy nhiên, có thể một số mẹ bầu gặp tình trạng không dung nạp đường lactose khiến ruột non không chuyển hóa được đường lactose và chuyển xuống ruột già. Từ đó, vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
Do nhiễm khuẩn
Sử dụng những thực phẩm nhiễm khuẩn hay nguồn nước uống bị ô nhiễm cũng có thể khiến bà bầu đau bụng đi ngoài.
Mắc bệnh lý đường ruột
Một số bệnh lý đường ruột như: hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, bệnh viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng cũng gây đau bụng đi ngoài ở bà bầu. Ngoài các nguyên nhân kể trên, mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài cũng có thể là do dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả bà bầu đều có dấu hiệu này ở tháng cuối thai kì.
Xem thêm: Đau bụng từng cơn và đi ngoài tiêu chảy là bệnh gì?
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?
Thông thường, đau bụng đi ngoài khi mang thai có thể tự khỏi chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu đau bụng đi ngoài ở bà bầu diễn ra khá thường xuyên nhất là trong 3 tháng đầu thai kì có thể gây mất nước dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi bà bầu đau bụng đi ngoài cần khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu kèm theo sau:
- Tiêu chảy kéo dài từ 2 ngày trở lên
- Có dấu hiệu mất nước: trong 6 giờ không đi tiểu, khô miệng, nước tiểu nặng mùi, màu sẫm
- Có cảm giác co thắt vùng bụng
- Sốt, nôn
- Đi ngoài ra máu.
☛ Xem thêm: Nguyên nhân của đi ngoài nhiều lần trong ngày là gì?
Bà bầu đau bụng đi ngoài nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng khi bị đau bụng đi ngoài rất quan trọng với bà bầu bởi nó sẽ rút ngắn thời gian đau bụng đi ngoài cũng như phục hồi cơ thể một cách nhanh chóng hơn. Sau đây là một số thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị đau bụng đi ngoài:
1. Thực phẩm giàu tinh bột
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như: cơm, bánh quy, bánh mì, khoai tây,… là những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ vừa đủ, dễ tiêu hóa giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng đi ngoài hiệu quả. Bởi nhóm thực phẩm tinh bột này giúp hút bớt nước, acid và dịch tiêu hóa đường ruột giúp phân tạo thành khối cứng hơn trước khi đào thải ra ngoài. Ngoài ra, đây cũng là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Khi nấu, bạn có thể nấu chín kĩ hoặc hơi nhão một chút để giúp tiêu hóa dễ hơn.
2. Thực phẩm dễ tiêu
Đau bụng đi ngoài khiến bà bầu rất khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, thay vì ăn những đồ ăn cứng, khô, bà bầu có thể bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa như sử dụng các loại cháo, súp để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng mất nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Thực phẩm giàu đạm
Bà bầu khi bị đau bụng đi ngoài khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy, bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm sẽ giúp tăng cường dưỡng chất để người bệnh có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn khi bị đi ngoài.
Thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như thịt gà, bò, trứng… giúp protein, sắt, selen, kẽm và hàng loạt các vitamin…Trong đó, thịt gà là lựa chọn tuyệt vời mà bệnh nhân tiêu chảy nên bổ sung. Tuy nhiên, bà bầu cũng lưu ý, nên chế biến thịt gà dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên, rán nhiều dầu mỡ nhé.
4. Thực phẩm giàu probiotics
Probiotics là các loại vi sinh vật có lợi trong đường ruột giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và làm lành các tổn thương ở niêm mạc ruột, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi bị đau bụng đi ngoài, bà bầu có thể bổ sung thêm nhóm thực phẩm chứa probiotics như: sữa chua không đường, sữa chua uống, kefir…
Một số trường hợp đau bụng đi ngoài có thể phản ứng không tốt với những sản phẩm từ sữa. Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên bắt đầu ăn sữa chua với lượng nhỏ xem có thích hợp với hệ tiêu hóa của bạn lúc đó hay không trước khi bạn ăn cả hộp.
5. Thực phẩm giàu chất xơ
Chuối:
Chuối là loại trái cây lành tính và giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho người đang bị đi ngoài. Trong chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin, kali giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột, bù lại lượng điện giải đã mất và làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, thành phần carbohydrate giúp cung cấp năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.
Bên cạnh đó, các loại vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho cùng nhiều chất dinh dưỡng trong chuối không chỉ có lợi cho mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Táo:
Táo là loại trái cây có hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao giúp làm chậm quá trình bài tiết ở đường ruột và hỗ trợ làm giảm triệu chứng đi ngoài. Ngoài ra, táo còn chứa hàm lượng đường tự nhiên, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bà bầu có thể bổ sung 2 trái táo/ ngày để hỗ trợ cải thiện đau bụng đi ngoài.
Việt quất:
Việt quất có chứa nhiều anthocyanin giúp chống oxy hóa mạnh và ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại, giảm viêm nhiễm và bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra, việt quất còn chứa chất làm se giúp ngăn chặn quá trình bài tiết chất lỏng trong lòng ruột giúp triệu chứng tiêu chảy nhanh thuyên giảm.
6. Bổ sung nước
Nước lọc:
Nước chiếm phần lớn và có vai trò quan trọng cơ thể. Đặc biệt với người bị đau bụng đi ngoài. Khi đi ngoài, dễ dẫn đến mất nước nên bà bầu cần uống ít nhất 2-3 lít nước/ ngày và uống thành từng ngụm nhỏ. Để bổ sung thêm điện giải, bạn có thể uống thêm nước khoáng.
Nước trái cây:
Ngoài bổ sung nước lọc, bà bầu có thể bổ sung nước nước ép trái cây, sinh tố. Các loại nước này giúp bổ sung thêm vitamin, khoáng chất rất tốt cho bà bầu bị đau bụng đi ngoài. Một số loại nước trái cây có thể bổ sung như: nước ép dưa hấu, nước dừa, nước cà rốt….
Các loại trà:
Một số loại trà có thể cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài mà bà bầu có thể dùng như: trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh, trà vỏ cam…Trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày, trà gừng có chứa hai hợp chất gingerol và shogaol, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy
Bà bầu đau bụng đi ngoài không nên ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm cải thiện tốt triệu chứng đau bụng đi ngoài, bà bầu cũng cần lưu ý tránh những loại thực phẩm khiến cho tình trạng đau bụng đi ngoài trở nên trầm trọng hơn như:
Tránh uống sữa có lactose:
Bà bầu nên chú ý một số loại sữa có lactose bởi có thể bị dị ứng với chất đạm bò trong sữa. Việc đau bụng, đi ngoài làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Vì vậy, bà bầu nên chú ý để ý tránh uống sữa khi có dấu hiệu đau bụng đi ngoài
Tránh bia, rượu, đồ uống có ga, cà phê:
Với những người khỏe mạnh bia rượu, thức uống có ga, có cồn không phải là thức uống lành mạnh. Đặc biệt với bà bầu đang bị đau bụng đi ngoài lại càng không nên sử dụng các loại đồ uống như vậy. Ngoài ra, trong cà phê có thành phần caffeine gây kích thích hệ thần kinh đại tràng làm tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn và phân trong ống tiêu hóa nhanh bất thường.
Đồ ăn tái sống:
Thực phẩm tái sống như gỏi, tiết canh, rau sống, các loại rau thơm, rau thủy sinh không nên ăn bởi nó rất dễ nhiễm khuẩn, kí sinh trùng làm chứng đau bụng đi ngoài càng nặng hơn.
Đồ ăn nhiều gia vị:
Các món ăn nhiều gia vị, cay nóng, quá chua, mặn, ngọt gây kích thích niêm mạc ruột, dạ dày phải làm việc nhiều hơn khiến chứng đau bụng đi ngoài càng lâu cải thiện.
☛ Tham khảo thêm: Bà bầu bị đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?
Các biện pháp phòng ngừa đau bụng tiêu chảy cho bà bầu
Để ngăn ngừa, hạn chế chứng đau bụng đi ngoài, bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn để cải thiện bệnh, bà bầu cũng cần lưu ý một số điều dưới đây.
- Chỉ ăn thực phẩm khi được chế biến chín kĩ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tránh ăn những thực phẩm tái, sống có độ nhiễm khuẩn cao như tiết canh, lòng lợn, rau sống.
- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng, đồ ngọt, thức ăn chế biến sẵn, các món chiên rán… đây là những loại thực phẩm làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và thúc đẩy bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế ăn các món ăn đường phố, vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không ăn đồ ăn có dấu hiệu ôi, thiu, quá hạn
- Khi tiêu chảy nên uống nhiều nước, nước trái cây để tránh cơ thể mất nước
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi khi bị đi ngoài, vì tình trạng này khiến mẹ bầu mất sức, uể oải.
Trên đây thông tin về những thực phẩm tốt cho bà bầu bị đau bụng đi ngoài. Hy vọng những thông tin giúp chị em mau chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ đến số 1800.1506 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé. Chúc mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh!
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn