Không ít cha mẹ đang trải qua cảm giác lo lắng, bứt rứt mỗi ngày khi phải chứng kiến con mình gồng mình, đỏ mặt, đau đớn, thậm chí là khóc thét mỗi lần đi đại tiện. Vậy nguyên nhân nhân dẫn đến tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Những gợi ý trong bài viết hôm nay có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh có con bị táo bón kéo dài.
Mục lục
Khi nào bé được xác định là táo bón?
Thống kê cho thấy, táo bón xảy ra ở ít nhất 30% trẻ nhỏ và cứ 20 trẻ đi khám thì có 1 trẻ đi khám về tình trạng này. Táo bón xảy ra khi bé đi ngoài ra phân khô cứng và khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu cách nhau quá lâu. Các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:
- Số lần đại tiện: Ít hơn 2 lần/ ngày ở trẻ sơ sinh, ít hơn 3 lần/ tuần ở trẻ dưới 1 tuổi và ít hơn 2 lần/ tuần với trẻ trên 1 tuổi.
- Tính chất phân: Khối phân lớn, khô cứng có đường rạn trên bề mặt hoặc đôi khi vón thành cục nhỏ như vân dê.
- Khó khăn khi đi đại tiện: Trẻ phải gồng mình, rặn đỏ mặt, hậu môn đỏ rát, thậm chí là rớm máu khiến trẻ khóc trong khi đại tiện.
- Đại tiện không hết: Đôi khi phải dùng tay để móc hết phân ra.
Bé được xác định là táo bón khi xuất hiện trên 2 yếu tố đã được liệt kê trên đây. Ngoài ra, ở những bé trên 1 tuổi, quần bẩn có thể là một dấu hiệu khác của táo bón. Tình trạng này xuất hiện khi phần phân lỏng ở phía trên rỉ nước ra xung quanh phân cứng, táo bón ở dưới..
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón xảy ra khi nhu động đại tràng chậm lại, làm tăng thời gian tái hấp thu nước sẽ khiến phân trở nên khô cứng và gây đau khi đẩy ra khỏi hậu môn. Điều này khiến trẻ sợ và có xu hướng nhịn đi đại tiện. Theo thời gian, đại tràng không cảm nhận được phân tồn tại , không tạo ra cơn co thắt để tống phân ra ngoài dẫn đến táo bón kéo dài. Những yếu tố thúc đẩy quá trình này được coi là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ.
Táo bón cơ năng
Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ là do yếu tố cơ năng. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chuyển từ chế độ ăn lỏng (bột, cháo) sang thức ăn đặc, khô (cơm). Bên cạnh đó, nhiều trẻ không có thói quen ăn rau, trái cây, không chịu uống nước khiến tỷ lệ nước trong phân thấp dẫn đến phân dễ bị khô, cứng.
Ngoài ra, việc thay đổi sữa công thức giàu đạm và chất khoáng có thể không phù hợp với đường tiêu hóa của bé, gây táo bón. Những loại thực phẩm đóng gói sẵn như: bánh, kẹo, nước ngọt, đồ uống có gas,… cũng làm tăng nguy táo bón ở trẻ nhỏ.
☛ Tham khảo thêm tại: Ăn trái hồng có bị táo bón không?
Thói quen nhịn đại tiện
Trong một số giai đoạn, trẻ có xu hướng phớt lờ cảm giác buồn đi ngoài. Điều này khiến phân bị giữ lại trong đại tràng lâu hơn, dẫn đến tăng kích thước khối phân, khiến phân cứng và khô hơn bình thường.
Một số yếu tố khiến bé nhịn đi vệ sinh như:
- Bé sợ đi ngoài vì cảm giác đau rát, khó chịu khi đi đại tiện
- Trẻ em từ 2 -5 tuổi có thể muốn chứng tỏ chúng có thể tự quyết định mọi việc và nhịn đi vệ sinh là một trong những cách kiểm soát của trẻ. Vì vậy, mẹ không nên cố gắng ép trẻ tập vệ sinh nếu bé không muốn.
- Trẻ mải chơi nên không muốn đi vệ sinh khi cơ thể có tín hiệu cần đại tiện.
- Trẻ lớn hơn có thể nhịn đi phân khi vắng nhà do không thích sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Thay đổi bất ngờ
Những thay đổi liên quan đến thói quen hoặc môi trường sống có thể gây kích thích đến hệ thần kinh giao cảm chi phối nhu động đại tràng, làm giảm nhu động co bóp dẫn táo bón.
Tình trạng này thường gặp khi:
- Thay đổi môi trường sống khi trẻ đi du lịch hoặc về quê nghỉ hè
- Trẻ đang trong giai đoạn chuyển giao như: tập bò, tập đi, tập ngồi,…
- Thay đổi người trông trẻ
- Thời tiết thay đổi thất thường
Trẻ bị căng thẳng
Trẻ nhỏ cũng có thể bị căng thẳng và đây là nguyên nhân khiến nhu động ruột của trẻ bị rối loạn, trì trệ dẫn đến táo bón.
Một số nguyên nhân khiến trẻ căng thẳng và khó đi tiêu gồm:
- Phải đi tiêu ở nhà vệ sinh công cộng khiến trẻ khó chịu, nhịn đi tiêu, gây táo bón
- Bé đang tập ngồi bô để đi vệ sinh
- Bé bị áp lực bởi các kiến thức và quy định khi mới đi học.
- Những yếu tố bất hòa trong gia đình
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm nhu động đại tràng, tăng thời gian tái hấp thu nước khiến phân khô cứng, dẫn đến táo bón ở trẻ. Thường gặp như:
- Thuốc kháng sinh gây rối loạn hệ khuẩn đường ruột
- Thuốc kháng acid làm mất cân bằng pH trong đường tiêu hóa
- Thuốc chống trầm cảm gây kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh giao cảm điều khiển nhu động đại tràng
- Thuốc chống co thắt làm giảm nhu động co bóp của đại tràng
Táo bón do bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến lối sống và chế độ dinh dưỡng, táo bón kéo dài ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây:
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết viêm, loét gây sưng tấy hay chảy máu. Bệnh có thể xảy ra ở những trẻ từ 3 – 5 tuổi. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng có thể xuất phát từ một đợt ngộ độc thực phẩm, tâm lý căng thẳng kéo dài hay sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus vào hệ tiêu hóa.
Khi bị viêm loét đại tràng, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:
- Táo bón kéo dài
- Đau bụng âm ỉ thường xuyên
- Phân lẫn máu (không lẫn nhầy)
- Chảy máu trực tràng
- Sốt, nôn mửa, buồn nôn
- Đầy bụng, khó tiêu
- Mệt mỏi, sút cân.
Đa số trường hợp trẻ bị viêm đại tràng đều có thể được điều trị bằng các thuốc như: thuốc chống viêm Aminosalicylat (giảm viêm), thuốc chống viêm Corticosteroid (ngăn hệ miễn dịch tấn công đại tràng) và các thuốc điều hòa miễn dịch. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc giúp khắc phục triệu chứng như: thuốc làm mềm phân, thuốc tăng nhu động đại tràng, men vi sinh.
Với những trẻ bị viêm loét đại tràng nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng tổn thương.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (hay đại tràng co thắt) là một tập hợp các rối loạn cơ năng trên đường tiêu hóa và được biểu hiện rõ ràng nhất ở đại tràng. Bệnh lý này có thể làm tăng hoặc giảm nhu động đại tràng quá mức khiến phân bị đẩy ra ngoài quá nhanh hoặc lưu quá lâu trong đại tràng. Hệ quả là trẻ bị tiêu chảy, táo bón hoặc hỗn hợp cả hai vấn đề.
Ở thể bệnh tiêu chảy, ngoài tình trạng táo bón kéo dài, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau quặn bụng, giảm đau sau khi đại tiện
- Luôn có cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân
- Phân cứng, lổn nhổn thành viên, lẫn nhầy (nhưng không lẫn máu)
- Đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém
Hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu thu được từ quá trình điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng một số thuốc giúp kiểm soát triệu chứng như: thuốc làm mềm phân, thuốc kích thích nhu động đại tràng, men vi sinh.
Phình đại tràng bẩm sinh
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ( hay Hirschsprung) là hiện tượng đại tràng của trẻ bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh, dẫn đến không co bóp được. Tình trạng này khiến phân bị ứ đọng, khó hoặc không thể lưu thông để đẩy ra ngoài như bình thường.
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị phình đại tràng thông qua các dấu hiệu:
- Trẻ mới sinh: Bụng căng chướng, trớ nhiều, không thải phân su sau 24h và khi bị kích thích hậu môn thì phân tuôn ra rất nhiều, được gọi là hiện tượng “tháo cống.
- Trẻ nhỏ: Táo bón xen kẽ tiêu chảy có thể kéo dài hàng năm. Phân đen và rất thối kèm chướng bụng. Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và có thể chậm nhận thức hơn bình thường.
Dị tật hậu môn trực tràng
Dị tật hậu môn trực tràng có xảy ra ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Tình trạng này khiến trực tràng – hậu môn của trẻ không phát triển như bình thường. Một số dị tật thường gặp như: hẹp hậu môn, hậu môn bị phủ màng, trực tràng không nối với hậu môn, trực tràng nối với niệu đạo hoặc âm đạo.
Dị tật bẩm sinh làm cản trở quá trình tống phân ra ngoài cơ thể, phân ứ đọng trong đại tràng dẫn đến táo bón. Tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Trẻ không đại tiện
- Phân được đẩy ra từ âm đạo
- Phân lẫn trong nước tiểu
- Nước tiểu ra tại hậu môn
- Trẻ táo bón kéo dài và gặp khó khăn khi đại tiện
Hầu hết những trẻ bị dị tật bẩm sinh hậu môn trực tràng cần phải can thiệp phẫu thuật để sửa chữa phần bất thường. Điều này sẽ được quyết định sau khi bác sĩ thăm khám cụ thể.
Táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?
Đa số các trường hợp táo bón ở trẻ em đều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời, trẻ bị táo bón kéo dài có thể đối diện với những biến chứng nghiêm trọng như:
- Trĩ: Là hậu quả của tăng áp lực ổ bụng thường xuyên do trẻ rặn mỗi khi đại tiện. Tình trạng này khiến các tĩnh mạch sưng và phồng lên, hình thành búi trĩ ở trong hậu môn (trĩ nội) hoặc sa ra ngoài hậu môn (trĩ ngoại).
- Nứt hậu môn: Xảy ra khi khối phân ứ đọng lâu trong đại tràng trở nên rắn chắc và có kích thước vượt quá sự giãn nở của hậu môn, gây nứt rách hậu môn trong khi đại tiện. Tình trạng này khiến bé bị đau đớn dai dẳng, gây tâm lý sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh.
- Nhiễm trùng: Khối phân quá lớn, khô cứng và gồ ghề có thể làm tổn thương niêm mạc đại tràng, hậu môn trực tràng khi bị dùng lực đẩy ra ngoài. Những vết thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng, áp xe hậu môn hay rò hậu môn.
- Tắc ruột: Phân quá lớn khiến trẻ không tự đẩy ra ngoài được, tích tụ lâu ngày có thể gây tắc ruột. Tình trạng này đặc trưng bởi những cơn đau quặn liên tục, trẻ không thể trung tiện và có thể sờ thấy khối rắn ở góc đại tràng trái.
Ngoài những nguy cơ trên, táo bón kéo dài còn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất và tinh thần. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi con chặt chẽ khi thấy có dấu hiệu táo bón, đồng thời, đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để tìm được biện pháp điều trị phù hợp.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám gấp?
Táo bón không phải là trường hợp khẩn cấp nên cha mẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Phân lẫn máu tươi hoặc chảy máu khi đi đại tiện
- Đau bụng liên tục
- Nôn mửa nhiều
- Bụng to, cứng
- Sốt
- Giảm cân đột ngột
Làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài?
Sau khi thăm khám, làm rõ nguyên nhân và được hướng dẫn cách xử trí, cha mẹ cần phải bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức hoặc lúng túng khi con bị táo bón kéo dài. Dưới đây là những gợi ý được chuyên gia đưa ra để giúp việc kiểm soát táo bón ở trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Cân đối tỷ lệ các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp kết hợp bổ sung thực phẩm giúp làm mềm phân có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Dưới đây là một số lưu ý cụ thể cho bạn:
- Bổ sung đủ nước: Với những bé vẫn bú mẹ, hãy tăng cường số lần cho con ti. Những trẻ ăn sữa công thức, mẹ có thể cho con uống thêm nước giữa các lần bú. Những trẻ ăn dặm, mẹ hãy bé uống thêm nước, nước trái cây và ăn thêm canh trong bữa ăn.
- Tăng lượng chất xơ: Lượng chất xơ được khuyến nghị là 14 gam cho mỗi 1.000 calo trong chế độ ăn của trẻ. Chất xơ giúp tăng giữ nước trong phân, khiến phân mềm hơn. Những thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, các loại đậu, trái cây mọng, các loại rau và các loại hạt.
- Sử dụng sản phẩm probiotic: Giúp bổ sung lợi khuẩn, kích thích hoạt động tiêu hóa giúp giảm tình trạng ứ phân gây táo bón. Những thực phẩm điển hình của nhóm này gồm: các loại sữa chua, kefir, natto,….
Bên cạnh đó, cha mẹ cần tránh cho con sử dụng những thực phẩm khó tiêu, tăng nguy cơ tiêu hóa như: khoai tây chiên, thức ăn nhanh và các loại đồ ăn chế biến sẵn.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Lối sống tích cực cũng giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy hướng dẫn con thực hiện những điều sau đây:
- Tập đi tiêu sau bữa ăn: Đây là thời điểm bé no bụng, ít bị phân tâm bởi trò chơi nên dễ đi tiêu. Cha mẹ nên dành ít nhất 3 – 5 phút sau bữa ăn để cho bé đại tiện. Bạn chỉ nên dừng việc này khi bé đi đại tiện đều mỗi ngày.
- Khích lệ bé: Sau mỗi lần bé đại tiện, cha mẹ hãy dành lời khen hay có một phần thưởng nhỏ cho trẻ. Điều này giúp bé thích thú với mỗi lần đi vệ sinh hơn. Và, tuyệt đối không mắng nhiếc khi trẻ đại tiện ra quần.
- Tăng hoạt động thể chất: Hoạt động thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột hoạt động ổn định. Vì vậy, cha mẹ hãy để con vui chơi, chạy nhảy thay vì ngồi một chỗ xem ti vi hoặc điện thoại.
Massage giảm táo bón
Massage đúng cách kích thích tăng cường tuần hoàn máu lưu thông, làm vỡ bóng khí trong đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp khiến bé buồn đại tiện và đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, massage cũng giúp trẻ cảm thấy thư giãn, tăng kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con.
Thời điểm massage tốt nhất là vào buổi sáng, khi trẻ mới thức dậy hoặc trước khi tắm. Cần tránh massage ngay sau khi trẻ ăn xong hoặc khi trẻ có tổn thương tại vùng bụng.Cách massage đại tràng giảm táo bón cho trẻ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Để trẻ ngồi hoặc nằm, đầu gối gập tự nhiên để giảm áp lực ở cơ bụng, giúp bụng mềm hơn.
- Bước 2: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ trên thành bụng, tạo áp lực vừa phải. Sau đó, di chuyển ngón tay từ góc dưới của bên phải bụng dần lên trên, sang ngang ở dưới xương sườn và đi xuống góc dưới bụng bên trái.
Mẹ có thể sử dụng các loại dầu massage dành riêng cho trẻ để dễ thao tác và nên thực hiện liên tục trong khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng thuốc theo chỉ định
Tùy vào nguyên nhân và mức độ táo bón mà các bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ cho bé sử dụng các loại thuốc phù hợp. Một số thuốc được dùng phổ biến như:
- Thuốc bổ sung chất xơ: Chẳng hạn như Metamucil hoặc Citrucel dành cho những trẻ không chịu ăn rau quả. Khi uống thuốc, trẻ cần được cho uống nhiều nước để có được hiệu quả tốt.
- Thuốc đạn glycerin: Được dùng cho những trẻ không thể uống được thuốc. Glycerin làm tăng hút nước vào phân, khiến phân mềm hơn và dễ được tống ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng: Gồm các sản phẩm được bào chế từ polyethylene glycol và dầu khoáng. Thuốc kích thích nhu động co bóp của đại tràng để xổ ra khối phân bị tắc nghẽn.
- Thuốc xổ: Chỉ được dùng tại bệnh viện cho những trẻ bị táo bón nghiêm trọng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Bổ sung Tràng Phục Linh PLUS
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ trên 10 tuổi bị táo bón kéo dài do đại tràng co thắt, viêm đại tràng gây ra.
Viên uống Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ các thảo dược tự nhiên như: Bạch phục linh, bạch truật, hoàng bá, bạch thược kết hợp với ImmuneGama (chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum) và hoạt chất hóa học nội sinh 5 – HTP có tác dụng:
- Cân bằng hệ khuẩn đường ruột, tăng đề kháng và tăng tái tạo niêm mạc đại tràng tổn thương.
- Giảm căng thẳng, điều hòa nhu động đại tràng, giúp giảm các triệu chứng do đại tràng co thắt gây ra như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,…
Mỗi đợt sử dụng nên được kéo dài từ 3 – 6 tháng để có được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của phụ huynh. Cha mẹ cần tránh nôn nóng, lúng túng khiến tâm lý của bé bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation-children/definition-facts
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242
https://www.webmd.com/children/child-constipated
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Constipation.aspx
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn