Đại tràng co thắt là bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại dai dẳng, khó chữa. Để kiểm soát tốt căn bệnh này, người bệnh cần tập trung xây dựng chế độ ăn uống khoa học và quản lý lối sống lành mạnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những điều “nên và không nên” khi bị đại tràng co thắt.
Mục lục
Đại tràng co thắt nên kiêng gì?
Không có hai người hoàn toàn giống nhau, điều này cũng giống như không có khuyến nghị cụ thể nào về chế độ kiêng khem dành cho tất cả người bệnh đại tràng co thắt. Hai người cùng mắc đại tràng co thắt nhưng yếu tố khởi phát bệnh của họ đôi khi lại không giống nhau. Vậy nên, kiêng khem khoa học không có nghĩa là bạn thực hiện “dập khuôn” loại bỏ tất cả những yếu tố “được cho là bất lợi” ra khỏi cuộc sống của mình. Thay vào đó, hãy tiếp cận từ từ và loại bỏ những thứ “thật sự có hại” cho cơ thể của bạn.
Thực phẩm cần kiêng khi bị đại tràng co thắt
Một trong những thách thức khi sống chung với căn bệnh này chính là xác định được thực phẩm không phù hợp với mình. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đưa ra những hướng dẫn để người bệnh có thể tiếp cận một chế độ ăn ít bị kích thích hơn. Những thực phẩm làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy trong đại tràng co thắt sẽ được hạn chế và loại bỏ từ từ. Cụ thể:
Thực phẩm thuộc nhóm FODMAP
FODMAP là từ viết tắt của oligosaccharide – disaccharide – monosaccharide – polyols . Đây là những carbohydrate chuỗi ngắn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Chúng có xu hướng lên men dẫn đến tăng ứ khí và giữ nước trong đại tràng. Việc tiêu thụ quá nhiều FODMAP có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Do đó, việc loại bỏ thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao sẽ giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng này.

Các loại thực phẩm FODMAP được chia thành 5 nhóm sau:
- Fructan: Có nhiều trong: lúa mì, hành, tỏi, lúa mạch, bắp cải và bông cải xanh.
- Fructose: Được tìm thấy trong: trái cây ngọt, mật ong và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao
- Oligosaccharides: Có trong các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…
- Lactose: Phổ biến trong sữa và các sản phẩm từ sữa như: phô mai, sữa bột,…
- Polyols: Được phát hiện trong các loại quả hạch (đào, mận, táo,…), khoai lang và cần tây.
Chế độ ăn ít FODMAP được chia thành 2 giai đoạn: Trong 3 – 6 tuần đầu, người bệnh cần hạn chế tất cả những loại thực phẩm giàu FODMAP. Sau thời gian này, thực hiện đưa lần lượt các loại FODMAP với lượng vừa phải vào chế độ ăn để đánh giá đáp ứng của cơ thể với từng loại. Nếu không hợp, sẽ loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi khẩu phần ăn.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Monash cho thấy, khoảng 75% những người bị đại tràng co thắt đã giảm đáng kể các triệu chứng khi hạn chế nhóm thực phẩm FODMAP.
Thực phẩm chứa Gluten
Nhiều người bị đại tràng co thắt cho biết triệu chứng của họ được cải thiện khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống của mình, ngay cả khi họ không mắc bệnh celiac. Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Nhiều nhà khoa học cho rằng, người bị đại tràng co thắt có đường ruột dạng nhạy cảm với gluten tương tự celiac nhưng không phải celiac. Do đó, thực phẩm nhóm này trở thành nguyên nhân gây khởi phát các triệu chứng tiêu hóa bất lợi.

Nếu chế độ ăn ít FODMAP không giúp cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt, bạn có thể cân nhắc thử chế độ ăn không chứa gluten, sau đó tăng dần lên để xem cơ thể dung nạp bao nhiêu protein này. Chế độ ăn không có gluten được định nghĩa là có ít hơn 20 phần triệu (ppm) gluten mỗi ngày. Chế độ ăn ít gluten thường bao gồm ít hơn 100 ppm gluten
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, chế độ ăn không có gluten giúp cải thiện các triệu chứng đại tràng co thắt ở gần 50% số người tham gia nghiên cứu.
Thực phẩm chứa cafein
Theo các chuyên gia, cafein có tác dụng kích thích đường ruột, khiến người bệnh đại tràng co thắt dễ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Vậy nên, bạn hãy hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hoạt chất này.

Cafein được tìm thấy trong:
- Cà phê và các sản phẩm từ cà phê
- Trà và các sản phẩm từ trà
- Ca cao và các sản phẩm từ ca cao
- Một số loại nước uống có gas, nước ngọt, nước tăng lực.
Thức ăn chế biến sẵn
Những loại thực phẩm công nghiệp, đóng hộp sẵn thường có xu hướng chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối và các phụ gia công nghiệp. Cách chế biến này có thể gây biến đổi thành phần hóa học của thực phẩm, khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Điều này làm tăng gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa, khiến các triệu chứng đại tràng co thắt trở nên trầm trọng hơn.

Những thực phẩm phổ biến phải kể đến trong nhóm này như:
- Bữa ăn chế biến sẵn được bảo quản lạnh
- Các loại thịt đã chế biến: thịt nguội, thịt hun khói, xúc xích,…
- Các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Một đánh giá năm 2019 cho thấy ăn 4 phần thực phẩm chế biến nhanh mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đại tràng co thắt. Bên cạnh đó, chế độ ăn này cũng khiến bạn đối diện với các vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tăng huyết áp và ung thư.
Đồ ăn sống
Những món ăn sống như: gỏi cá, nem chua, tiết canh,… có thể khiến bạn cảm thấy ngon miệng nhưng lại là nguồn cung cấp vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho đường ruột, khiến đại tràng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, vì chưa qua xử lý nhiệt nên những món ăn này khó tiêu hóa, khiến người bệnh gặp phải tình trạng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy, phân sống.
Vậy nên, nếu bạn không muốn các triệu chứng đại tràng co thắt bùng phát, hãy loại bỏ những món ăn này khỏi bữa ăn của mình.
Chất ngọt không đường
Không đường không có nghĩa là tốt cho đường ruột của bạn, đặc biệt là với người đang bị đại tràng co thắt. Các chất làm ngọt không đường thường được sử dụng trong các loại kẹo cao su, kẹo không đường, thực phẩm ăn kiêng và nước súc miệng. Vị ngọt của những sản phẩm này được tạo ra từ:
- Rượu đường như: sorbitol, manitol,…
- Chất làm ngọt nhân tạo như: sucralose, acesulfame kali, aspartame,…
- Chất làm ngọt tự nhiên không calo như stevia

Các nhà nghiên cứu cho biết, cơ thể khó hấp thu được các chất làm ngọt không đường. Vì vậy, sử dụng thực phẩm chứa chất này có thể khiến người bệnh đối diện với các triệu chứng: đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, tiêu chảy. Để kiểm tra sản phẩm nào chứa các chất này, bạn hãy đọc nhãn thành phần các sản phẩm không đường trước khi sử dụng chúng.
Đồ uống chứa cồn
Sử dụng đồ uống có cồn có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động đại tràng. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn cũng làm tổn hại đến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, khiến đại tràng dễ bị viêm, loét bởi vi khuẩn hoặc các chất có hại trong thực phẩm. Các bác sĩ còn cho biết, đồ uống có cồn là nguyên nhân gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu – đào thải ở đại tràng. Bởi những tác động tiêu cực này, đồ uống có cồn được liệt vào danh sách cần phải tránh khi bị đại tràng co thắt.

Các phân tích cũng cho thấy, một số chất như: gluten trong bia hay hàm lượng đường cao trong rượu nho làm tăng nặng triệu chứng co thắt đại tràng. Vậy nên, nếu bắt buộc phải sử dụng đồ uống có cồn, bạn hãy cân nhắc lựa chọn những loại bia không chứa gluten hay những .
Ngoài ra, đồ uống có cồn như bia thường mang đến nhiều rủi ro hơn vì trong thành phần có chứa gluten hay các loại cocktail được pha chế từ seltzer đơn giản, không có chất làm ngọt nhân tạo hoặc thêm đường.
Kiêng làm gì khi bị đại tràng co thắt?
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh đại tràng co thắt cũng cần chú ý chế độ sinh hoạt hàng ngày để tránh ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng. Theo đó, những việc làm cần tránh bao gồm:
Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Bệnh đại tràng co thắt khiến đại tràng trở nên rất nhạy cảm. Khi người bệnh ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn đồ lạ, chế độ ăn mất cân đối, bỏ bữa,… nhu động đại tràng có thể bị kích thích dẫn đến đau bụng, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát. Vì vậy, bạn hãy xây dựng một “thời khóa biểu” ăn uống khoa học với: giờ ăn, lượng ăn và các loại thực phẩm nên ăn để kiểm soát tốt bệnh lý này.
Tập luyện không đúng cách: Hoạt động thể chất rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của đại tràng. Thế nhưng, nếu bạn tập luyện ngay sau khi ăn no, khi đói bụng, khi cơ thể mệt mỏi,… thì có thể gây phản tác dụng, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như: đầy bụng, đau bụng, tụt đường huyết,… Người bệnh nên tập luyện vào buổi sáng hoặc buổi chiều trong khoảng 30 – 45 phút để có được kết quả tốt nhất.
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kích thích lên hệ thần kinh giao cảm khiến các tín hiệu truyền đến đại tràng bị sai lệch, gây tăng hoặc giảm quá mức nhu động đại tràng. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy hay táo bón cho người bệnh. Do đó, nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy nghỉ ngơi và tìm biện pháp loại bỏ nó.
Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh mà còn làm giảm khả năng chịu áp lực, khiến người bệnh dễ bị stress. Điều này lý giải vì sao khi ngủ không đủ giấc, các triệu chứng: khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón sẽ bị kích hoạt. Các chuyên gia cho biết, bạn cần đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày để đại tràng hoạt động tốt nhất.
Làm việc quá sức: Thói quen này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là suy nhược. Cơ thể không được nghỉ ngơi tốt nên chức năng tiêu hóa của đại tràng cũng bị cản trở. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy, khi làm việc quá sức thì các triệu chứng đại tràng co thắt cũng trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, hãy cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh, đầy năng lượng.
Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa sorbitol,… có thể gây rối loạn khuẩn ruột, kích thích hệ thần kinh giao cảm khiến nhu động đại tràng bị rối loạn. Do đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết về bệnh sử của mình để được hướng dẫn cách dùng thuốc phù hợp, hạn chế ảnh hưởng lên đại tràng.
☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt nên ăn và làm gì?
Bên cạnh chế độ kiêng khem, các chuyên gia cũng khuyên người bị đại tràng co thắt nên chủ động tăng cường những yếu tố có lợi cho cơ thể.
Thực phẩm tốt cho khi bị co thắt đại tràng
Khi nhận được chế độ ăn kiêng, nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi: Vậy ăn gì để thay thế những thực phẩm đó, đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn tốt cho đại tràng? Đáp án là những thực phẩm đáp ứng tiêu chí: ít tạo khí, dễ tiêu, ít kích ứng và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Cụ thể:
Thực phẩm FODMAP thấp
Thực phẩm FODMAP thấp giúp hạn chế các triệu chứng: đầy bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu cho người đại tràng co thắt. Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe này bao gồm:
- Các sản phẩm sữa không chứa lactose
- Một số loại trái cây như: chuối, việt quất, nho, kiwi, cam và dứa
- Một số loại rau như: cà rốt, cần tây, cà tím, đậu xanh, cải xoăn, bí đỏ, rau bina và khoai tây
- Một số ngũ cốc nguyên hạt như: quinoa, gạo, kê và bột ngô
- Một số loại hạt như: hạt bí ngô, hạt vừng và hạt hướng dương

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan là một lựa chọn tuyệt vời cho hầu hết những người bị IBS. Trường Cao đẳng Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG) khuyên bạn nên bổ sung chất xơ hòa tan như một phương pháp điều trị hiệu quả khi bị đại tràng co thắt.
Các chuyên gia cho biết, chất xơ hòa tan hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích phát triển chọn lọc các lợi khuẩn và tăng cường miễn dịch. Nhờ đó, sức khỏe đại tràng sẽ được cải thiện, giảm sự nhạy cảm và kiểm soát triệu chứng đại tràng co thắt tốt hơn. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các thực phẩm như:
- Yến mạch, cám yến mạch
- Cà rốt.
- Lúa mạch.
- Hạt mã đề.
- Táo.
- Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt.
- Các loại quả mọng như: việt quất, kiwi, dâu tây,…

Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, hình thành những chất phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Đối với người bệnh đại tràng co thắt, khả năng hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng nên việc bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein là rất cần thiết. Sự ổn định của các tế bào không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần ổn định bệnh đại tràng.
Không khó để tìm kiếm một thực phẩm chứa protein. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như:
- Các loại thịt: thịt gà, thịt lợn, thịt bò,…
- Các loại thủy, hải sản: tôm, cua, cá,..
- Các loại trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng cá,…
- Các loại nấm
Thực phẩm giàu probiotic
Nhóm thực phẩm này giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và điều hòa nhu động đại tràng. Nhờ đó, các triệu chứng của đại tràng co thắt sẽ được cải thiện.

Một số thực phẩm giàu probiotic được sử dụng phổ biến như:
- Các loại sữa chua
- Nấm sữa Kefir
- Tempeh đậu nành
- Miso
- Đậu nành lên men (Natto)
- Trà nấm thủy sâm
Nên học cách chế biến món khi bị đại tràng co thắt
Cách chế biến món ăn rất quan trọng. Nếu bạn lựa chọn được thực phẩm tốt nhưng lại chế biến sai cách sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm, thậm chí có thể khiến các triệu chứng đại tràng co thắt nặng hơn.
Nguyên tắc chung
Nguyên tắc trong chế biến món ăn cho người đại tràng co thắt là tránh chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy nướng, quay hoặc áp chảo các loại thịt với càng ít dầu càng tốt. Ngoài ra, tùy vào loại thực phẩm mà các phương pháp hấp, luộc, ninh nhừ cũng được khuyến khích thực hiện.

Đối với các món rau
Hấp rau giúp bạn dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt nếu bạn bị đại tràng co thắt thể tiêu chảy thì đây là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu bạn yêu thích món salad, hãy tìm các công thức salad nấu chín (như salad Địa Trung Hải hoặc salad cà tím nướng). Ngoài ra, bạn cũng nên bóc vỏ các loại rau củ quả sẽ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Với nước sốt salad, bạn nên tránh dùng những loại có sẵn hay công thức nước sốt phức tạp. Thay vào đó, hãy dùng một chút chanh kết hợp cùng rau thơm cắt nhỏ, hoặc tự chế biến nước sốt từ cà chua hoặc xoài. Bằng cách này, món ăn của bạn vẫn giữ được vị ngon mà lại tốt cho đại tràng.
Đối với các món đậu
Các món từ đậu không được khuyến khích khi bạn bị đại tràng co thắt vì nó dễ sinh khí trong hệ tiêu hóa gây đầy, chướng bụng. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn thực phẩm này, bạn hãy lựa chọn một số cách để giảm bớt khả năng sinh khí của chúng.
Cụ thể, bạn cần rửa thật sạch và ngâm chúng trong nước nóng trong vài giờ rồi ngâm trong nước lạnh qua đêm. Nếu sử dụng các loại đậu đóng hộp, bạn hãy ngâm chúng trong nước lạnh khoảng 30 phút. Khi nấu, hãy ninh đậu thật nhừ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử thêm một chút hạt carom xay (một loại caraway) hoặc epazote (một loại thảo mộc Mexico có mùi thơm giống như thông) để giảm khả năng sinh khí của đậu khi nấu chín.
Nên bổ sung Tràng Phục Linh Plus khi bị đại tràng co thắt
Tràng Phục Linh Plus được khuyên dùng cho người bị đại tràng co thắt bởi khả năng giảm nhanh các triệu chứng và ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh. Những thành phần trong Tràng Phục Linh Plus đều có tác dụng tích cực với người bệnh đại tràng co thắt, điển hình như:
- Hoạt chất 5-HTP -Cao bạch truật – Cao bạch thược: Giúp kiểm soát cơn đau quặn bụng do co thắt đại tràng, khắc phục tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng, nát.
- Immune Gamma: Chế phẩm từ vách lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa. Nhờ đó, tăng cường sức khỏe đại tràng.
- Cao hoàng bá: Chứa hoạt chất Berberin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, ổn định môi trường pH đại tràng, nhờ đó giảm rối loạn nhu động đại tràng.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi: Đại tràng co thắt kiêng gì và nên làm gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào “gỡ rối” được mối quan hệ phức tạp giữa thực phẩm, chế độ sinh hoạt và bệnh đại tràng co thắt.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/ibs-nutrition-4013556
- https://www.healthline.com/health/digestive-health/foods-to-avoid-with-ibs
- https://www.webmd.com/ibs/ibs-triggers-prevention-strategies
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn