Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Các chuyên gia cho biết, bản thân viêm đại tràng không đe dọa đến tính mạng, thế nhưng những biến chứng mà nó gây ra có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết hôm nay!
Mục lục
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ tái hấp thu nước và muối khoáng từ thức ăn cho cơ thể. Trong đại tràng chứa nhiều vi khuẩn có vai trò phân hủy bã thức ăn để tạo phân. Sau đó, nhu động đại tràng sẽ co bóp để tống phân ra ngoài. Vì là khu vực phân hủy bã thức ăn nên đại tràng dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm đại tràng (tên tiếng Anh là Ulcerative colitis) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm hoặc loét trên niêm mạc đại tràng. Khi nội soi có thể quan sát thấy bề mặt niêm mạc bị bong tróc, mất tính nhẵn bóng, xuất huyết niêm mạc và sung huyết mạch máu. Tuy nhiên, tổn thương do viêm loét đại tràng gây ra chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, không tổn thương đến lớp cơ.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, tỷ lệ người mắc viêm đại tràng ở nước ta chiếm đến hơn 15% dân số. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm kém khiến người dân dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng (các loại giun, amip) và nhiễm khuẩn (Shigella, Salmonella,…) gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng.
- Dinh dưỡng mất cân đối, ít chất xơ, giàu chất béo, nhiều đồ cay nóng và bia rượu khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Thói quen tự dùng thuốc, không có hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến các tác dụng phụ gây tổn thương đại tràng.
- Tỷ lệ mắc bệnh tự miễn (như viêm khớp dạng thấp, celiac, vẩy nến,…) cao dẫn đến tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc đại tràng.
☛ Tham khảo thêm: 5 phút tìm hiểu chi tiết về bệnh đại tràng mãn tính!
Dấu hiệu nhận biết bệnh đại tràng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và vị trí viêm đại tràng mà mỗi người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất:
- Đau bụng: Có thể là đau quặn, đau âm ỉ hoặc đau nhói từng điểm dọc theo khung đại tràng. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc sau khi ăn phải thực phẩm bị dị ứng, kém vệ sinh.
- Phân bất thường: Phân lỏng, nát, phân đen hoặc có thể lẫn nhầy hoặc máu.
- Buồn đại tiện nhưng không đi được: Thường xảy ra khi người bệnh bị căng thẳng hoặc sau khi ăn xong. Đôi khi, người bệnh còn gặp phải tình trạng vừa đi đại tiện xong nhưng luôn cảm giác chưa hết phân.
- Sốt: Xuất hiện ở thể bệnh nặng, thể có biến chứng.
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, gầy yếu, thiếu máu, đôi khi bị phù do thiếu dinh dưỡng.

Bệnh đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng khiến người bệnh đau đớn và bất tiện nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh chỉ thật sự bị đe dọa khi không kiểm soát tốt, khiến bệnh tiến triển thành những biến chứng dưới đây.
Xuất huyết đại tràng
Xuất huyết đại tràng là biến chứng thường gặp nhất khi bị viêm đại tràng mạn tính. Tình trạng này xảy ra do niêm mạc bị viêm loét nặng, tái đi tái lại nhiều lần khiến lớp nhung trở nên trơ trụi, yếu ớt. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ như: uống rượu bia, dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn, căng thẳng quá mức,… cũng có thể khiến các mao mạch bị tổn thương, vỡ ra và gây chảy máu ồ ạt.

Triệu chứng rõ ràng nhất để nhận biết biến chứng xuất huyết đại tràng là phân lẫn máu tươi. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện tình trạng này mỗi lần đại tiện.
Xuất huyết đại tràng nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu, làm giảm tế bào hồng cầu dẫn đến giảm dinh dưỡng và oxy đến các mô, cơ quan trong cơ thể. Hệ quả là người bệnh trở nên xanh xao, mệt mỏi và hay bị khó thở khi hoạt động, vận động.
☛ Tham khảo chi tiết: Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?
Thủng đại tràng
Biến chứng này xảy ra khi các ổ viêm loét vượt qua lớp thanh mạc của đại tràng, gây chảy máu ồ ạt. Bên cạnh đó, vi khuẩn và các chất trong đại tràng theo lỗ thủng thoát ra ngoài ổ bụng gây viêm phúc mạc. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc máu. Thống kê cho thấy, cứ 3 người bị nhiễm trùng huyết thì sẽ có một người tử vong.

Thủng đại tràng là biến chứng nghiêm trọng, có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Đau quặn bụng, lan tỏa khắp vùng bụng.
- Bụng cứng căng cứng.
- Khó đại tiện, nếu đi được thì phân lẫn máu.
- Sốt cao, xuất hiện sốc phản vệ (mạch yếu, da sần, đồng tử giãn, nhịp thở nhanh, hơi thở yếu)
Thủng đại tràng là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu bằng phương pháp phẫu thuật để đóng lỗ thủng hoặc cắt bỏ một phần đại tràng. Sau đó, người bệnh cần điều trị một đợt thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bệnh đại tràng theo chỉ định của bác sĩ.
Giãn đại tràng cấp tính
Giãn đại tràng xảy ra khi đại tràng bị viêm loét kéo dài khiến toàn bộ cấu trúc đại tràng bị giãn ra, tích tụ khí và mất chức năng co bóp, tiêu hóa. Các dấu hiệu nhận biết giãn đại tràng cấp tính gồm:
- Bụng đau và căng cứng
- Tiêu chảy, phân lẫn máu
- Mất nước
- Nhịp tim nhanh
- Sốt cao

Đại tràng bị giãn mất đi khả năng đàn hồi khiến nó dễ bị vỡ khi khí tích tụ quá nhiều. Nếu đại tràng bị vỡ, vi khuẩn và chất thải có thể bị giải phóng vào ổ bụng và máu. Hệ quả là người bệnh bị viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và nhiễm độc máu. Biến chứng này tương tự như thủng đại tràng.
Ung thư đại tràng
Theo Crohn’s & Colitis Foundation (CFF), có khoảng 5 – 8% người bị viêm loét đại tràng sẽ tiến triển thành ung thư trong khoảng 20 năm, kể từ khi được chẩn đoán. Những người bị viêm loét đại tràng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài từ 8 – 10 năm có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn những người kiểm soát bệnh tốt.

Ung thư đại tràng là tình trạng các tế bào tại vị trí viêm loét bị biến đổi, loạn sản dẫn đến tăng sinh bất thường. Theo thời gian, những tế bào này phát triển thành các khối u và có thể trở thành ung thư đại tràng.
Ung thư là biến chứng nghiêm trọng nhất mà người bệnh viêm đại tràng có thể gặp phải. Khi biến chứng này xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng:
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn một vài ngày
- Muốn đại tiện liên tục dù vừa mới đi xong
- Chảy máu trực tràng với máu đỏ tươi
- Đi ngoài phân đen
- Đau bụng hoặc chuột rút
- Suy nhược và mệt mỏi
- Giảm cân không giải thích được
Tổ chức CFF khuyến nghị những người bị viêm loét đại tràng thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng:
- Nội soi đại tràng 1 – 2 năm một lần
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ít nhất mỗi năm một lần
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi triệu chứng giảm nhẹ
- Thông báo cho bác sĩ nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư đại trực tràng
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bệnh đại tràng có thể chữa khỏi được không?
Câu trả lời là: Có. Bệnh đại tràng có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Những việc bạn cần làm khi mắc bệnh đại tràng gồm:
Thăm khám sớm
Theo các bác sĩ, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu bất thường đầu tiên trên hệ tiêu hóa. Việc thăm khám sớm giúp phát hiện viêm đại tràng ngay ở giai đoạn đầu, nhờ đó hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Quá trình thăm khám bệnh đại tràng thường gồm 2 giai đoạn: khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:
- Khám lâm sàng: Được hiểu là cách bác sĩ khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng của người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể thực hiện các thao tác: nhìn, nghe, ấn, sờ, nắn,… để kiểm tra dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể người bệnh. Sau bước này, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra chẩn đoán bệnh.
- Khám cận lâm sàng: Thủ thuật nội soi và sinh thiết mô là cách duy nhất để chẩn đoán xác định bệnh viêm loét đại tràng. Các loại xét nghiệm khác được thực hiện nhằm loại trừ biến chứng hoặc các bệnh viêm ruột khác, chẳng hạn như bệnh Crohn. Như vậy, người bệnh có thể cần thực hiện: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại tràng, chụp X – quang, chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ.
Tuân thủ phác đồ điều trị
Điều trị viêm loét đại tràng thường bao gồm: điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc được áp dụng cho hầu hết người bệnh viêm đại tràng. Mục tiêu của phương pháp này là điều trị triệu chứng, giảm khó chịu cho người bệnh và khắc phục các tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Tùy theo triệu chứng và mức độ tổn thương đại tràng mà mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một phác đồ thuốc riêng.

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường gặp trong điều trị viêm loét đại tràng:
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp viêm đại tràng do vi khuẩn gây ra. Người bệnh có thể cần làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn được thuốc kháng sinh phù hợp cho bạn.
- Thuốc chống viêm: Là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị viêm loét đại tràng có tác dụng chống viêm, hạn chế tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc thuộc nhóm 5-Aminosalicylat như: Sulfasalazine, Mesalamine, Balsalazide và Olsalazine). Trường hợp đại tràng viêm loét nặng, người bệnh cần dùng thuốc chống viêm Corticoid như: Prednisone và Budesonide.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó ngăn quá trình viêm xảy ra. Nhóm thuốc này bao gồm các hoạt chất: Azathioprine, Mercaptopurine, Cyclosporine , Tofacitinib.
- Thuốc sinh học: Loại liệu pháp này nhắm vào các protein do hệ thống miễn dịch tạo ra, từ đó ngăn chặn phản ứng viêm. Các thuốc sinh học phổ biến trong điều trị viêm loét đại tràng gồm: Infliximab, Adalimumab, Golimumab, Vedolizumab, Ustekinumab
- Thuốc điều trị triệu chứng: Tùy theo triệu chứng mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc: thuốc chống tiêu chảy (loperamide), thuốc giảm đau ( acetaminophen), thuốc chống co thắt và sắt.
☛ Tìm hiểu thêm Thuốc trị viêm đại tràng cho bà bầu có loại nào?
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi đại tràng bị viêm loét nghiêm trọng, có nguy cơ hình thành biến chứng mà người bệnh không đáp ứng với các thuốc điều trị. Quá phẫu thuật có thể giúp loại bỏ viêm loét đại tràng bằng cách: loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Sau khi cắt bỏ đại tràng, bác sĩ sẽ tạo ra một túi từ phần cuối của ruột non rồi gắn trực tiếp vào hậu môn, cho phép bạn tống chất thải ra ngoài như bình thường. Trường hợp không thể tạo túi phân, bác sĩ có thể tạo một lỗ thoát vị hồi tràng trên bụng để phân được chuyển ra túi đính kèm.
Điều trị phối hợp tại nhà
Ngoài điều trị theo phác đồ chuyên khoa, người bệnh cần tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần làm khi bị viêm đại tràng:
Thay đổi chế độ ăn
Những người bị viêm đại tràng cần kiểm soát tốt 2 yếu tố trong ăn uống gồm: Thực phẩm và cách ăn. Cụ thể:
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy hạn chế hoặc loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn của mình nếu cảm thấy hệ tiêu hóa của bạn không tốt.
- Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm đại tràng nên những món được chế biến kỹ và thanh đạm như: hấp, luộc, ninh nhừ. Hạn chế sử dụng chất béo trong quá trình chế biến.
- Hạn chế gia vị cay nóng: Những gia vị này có thể kích thích nhu động đại tràng co bóp mạnh dẫn đến táo bón, đau bụng. Vậy nên, hãy loại bỏ các loại gia vị như: ớt, mù tạt, hạt tiêu,… trong quá trình chế biến món ăn.
- Uống nhiều nước: Nước thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giúp làm sạch các chất thải trong ruột và làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng. Vì vậy, hãy uống nhiều nước mỗi ngày.
- Loại bỏ chất kích thích: Bao gồm: đồ uống có cồn, đồ uống có ga, đồ uống có chứa cafein và thuốc lá. Chúng có thể gây đầy hơi, kích thích đại tràng và làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn giúp làm giảm gánh nặng tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng và tránh đại tràng bị kích thích. Bạn có thể ăn 5 – 6 bữa một ngày thay vì 3 bữa như bình thường.

☛ Tham khảo thêm: Gợi ý một số thực phẩm tốt cho đại tràng không nên bỏ qua!
Chọn lối sống lành mạnh
Những thói quen chưa tốt trong sinh hoạt và lao động hàng ngày cũng có thể khiến triệu chứng viêm đại tràng trở nên trầm trọng hơn. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chú ý những điều sau đây:
- Quản lý căng thẳng: Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh viêm ruột, nhưng nó có thể làm cho triệu chứng bùng phát hoặc trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi thấy không thoải mái, bạn hãy tìm cách thư giãn như: đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao,…
- Tập luyện mỗi ngày: hoạt động thể chất giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu không có vấn đề về sức khỏe, bạn nên dành từ 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện những môn thể thao yêu thích của mình.
- Tránh làm việc quá sức: Bạn nên xây dựng một thời gian biểu cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi. Điều này giúp bạn tránh gặp phải căng thẳng quá mức hoặc khiến cơ thể mệt mỏi. Đây là những nguyên nhân khiến viêm đại tràng tái phát hoặc trở nặng.
- Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày. Giấc ngủ đủ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm kích thích nhu động đại tràng, hạn chế triệu chứng trầm trọng.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Tràng Phục Linh Plus
Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sĩ giới thiệu cho người bệnh đại tràng. Sản phẩm chứa nhiều thành phần quý tốt cho đại tràng như:
- ImmuneGamma: Là sản phẩm được chiết tách từ vách của lợi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường miễn dịch, cân bằng vi sinh đường ruột.
- Cao bạch truật: Là thảo dược có tác dụng hòa trung, kiện tỳ, lợi thủy và táo thấp. Bạch truật được ứng dụng để điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,…
- Cao bạch thược: Hoạt chất Paeoniflorin được tìm thấy trong bạch thược có tác dụng ức chế hệ thần kinh thực vật kiểm soát nhu động đại tràng, nhờ đó, giảm cơn đau do đại tràng co thắt.
- Cao bạch phục linh: Có tác dụng bổ tỳ vị, thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa,…
- Cao hoàng bá: Hoạt chất Berberin trong cao hoàng bá có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn nhưng không gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, dược liệu này gòn giảm co thắt đại tràng hiệu quả.
- 5 – HTP: Được chuyển hóa thành serotonin khi vào trong cơ thể. Đây là chất có tác dụng cải thiện tình trạng co thắt đại tràng, khắc phục triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Bệnh đại tràng không gây nguy hiểm nhưng lại có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết hôm nay đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong chăm sóc và điều trị bệnh. Nếu vẫn còn băn khoăn về tình trạng này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/symptoms-causes/syc-20353326
- https://www.nhs.uk/conditions/ulcerative-colitis/complications/
- https://www.medscape.com/answers/927845-62109/what-are-potential-complications-of-colitis
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323357
- https://www.healthline.com/health/ulcerative-colitis/long-term-complications-uncontrolled
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn