Co thắt đại tràng là một bệnh lý tiêu hóa mà bất cứ ai cũng muốn thoát khỏi nó. Không chỉ gây triệu chứng khó chịu, đại tràng co thắt có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Mục lục
Đại tràng co thắt là bệnh gì?
Đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích) – Tên tiếng anh là Irritable bowel syndrome, là tình trạng rối loạn chức năng ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu tại đại tràng. Các triệu chứng bệnh xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nhưng không tìm thấy tổn thương trên giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa tại đại tràng.
Theo các chuyên gia, hoạt động tiêu hóa của đại tràng dựa trên sự trao đổi tín hiệu giữa thần kinh trung ương với thần kinh ruột (trục não – ruột). Những tác động tiêu cực lên mối liên hệ này có thể gây ra: sự cảm thụ bất thường của đại tràng (làm tăng tính nhạy cảm, dễ bị kích thích), thay đổi khả năng chịu áp lực từ các khối thức ăn và rối loạn nhu động đại tràng. Đây là cơ chế gây ra bệnh co thắt đại tràng.
Đại tràng co thắt được chia thành ba thể bệnh chính gồm: thể táo bón, thể tiêu chảy và thể hỗn hợp. Tùy theo thể bệnh mắc phải mà người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau tái đi tái lại trong thời gian dài. Những triệu chứng phổ biến gồm:
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Đau quặn bụng, thường xuất hiện sau bữa ăn và giảm đau sau khi đại tiện.
- Đầy bụng, chướng hơi
- Phân lỏng, nát, phân dê hoặc rắn – lỏng – nát xen kẽ
- Phân có thể sống, lẫn nhầy nhưng không lẫn máu
- Buồn đại tiện ngay cả khi vừa đi xong
- Mệt mỏi, ăn uống kém
Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc đại tràng co thắt chiếm từ 5 – 20% dân số và chiếm tới 83,38% trong tổng số người mắc bệnh tiêu hóa (thống kê của khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai – 2004). Co thắt đại tràng phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 18 – 30 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.
Nguyên nhân gây đại tràng co thắt
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây đại tràng co thắt vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh lý này. Điển hình như:
- Căng thẳng kéo dài: Gây kích thích đến hệ thống thần kinh não – ruột, khiến đại tràng phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Hệ quả là người bệnh gặp phải tình trạng đau bụng tiêu chảy, đầy chướng bụng.
- Nhiễm trùng tiêu hóa: Đại tràng co thắt có thể phát triển sau một đợt tiêu chảy nghiêm trọng do vi khuẩn hoặc vi rút. Sự phát triển quá mức của vi trùng làm mất cân bằng môi trường pH, kích thích nhu động đại tràng
- Đồ ăn không phù hợp: Những thức ăn gây dị ứng hoặc kém dung nạp trong đường tiêu hóa khiến đại tràng bị kích thích, hoạt động kém dẫn đến tình trạng: đau bụng tiêu chảy, đầy chướng bụng, táo bón.
- Di truyền: Những người trong gia đình có sự tương đồng trong khả năng đáp ứng với kích thích. Do đó, những người có người thân bị đại tràng co thắt có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường.
Bệnh co thắt đại tràng có nguy hiểm không?
Đại tràng co thắt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại kéo dài dai dẳng, khó điều trị triệt để. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe thể chất và tâm thần.
Biến chứng thể chất
Đại tràng co thắt là tập hợp hàng loạt các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện tập trung tại đại tràng. Vậy nên, những biến chứng của đại tràng co thắt cũng chủ yếu xuất hiện ở cơ quan này.
Những biến chứng sức khỏe thể chất được ghi nhận gồm:
Rò hậu môn
Đối với những bệnh nhân đại tràng co thắt thể táo bón, việc sử dụng lực rặn khi đi đại tiện có thể gây ra các vết nứt hoặc những vết rách nhỏ ở hậu môn. Tổn thương này rất khó chữa lành nếu người bệnh bị táo bón mãn tính. Tình trạng này gây ra các triệu chứng: ngứa, đau và chảy máu. Ngoài ra, vết thương hở khi tiếp xúc với phân cũng dễ bị nhiễm trùng, viêm loét.
Ứ phân
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị táo bón lâu ngày khiến phân tạo khối lớn, ứ chặt trong đại tràng và không thể tống ra ngoài bằng lực rặn bình thường được. Lúc này, người bệnh có thể phải sử dụng các loại thuốc thụt tháo hoặc tìm kiếm sự can thiệp y tế để lấy phân theo cách thủ công.
Bệnh trĩ
Đại tràng co thắt thể táo bón khiến người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện. Tác động này làm các tĩnh mạch bị sưng và phồng lên, hình thành nên các búi trĩ. Các búi trĩ có thể hình thành ở trong hậu môn (trĩ nội) hoặc ngoài hậu môn (trĩ ngoại). Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm và chảy máu trực tràng.
Thiếu dinh dưỡng
Sự rối loạn nhu động đại tràng khiến phân ứ chặt hoặc bị đẩy ra ngoài quá nhanh làm ảnh hưởng đến quá trình tái hấp thu nước và dinh dưỡng tại đại tràng. Mặt khác, nhiều người bệnh phải kiêng khem các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì chúng khiến các triệu chứng đại tràng co thắt trở nên trầm trọng hơn. Kết quả là người bệnh có thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng.
Thiếu hụt dinh dưỡng được ghi nhận nhiều ở người bệnh đại tràng co thắt thể tiêu chảy hơn vì họ thường xuyên bị mất nước và điện giải, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Sa trực tràng
Sa trực tràng xảy ra khi người bệnh bị táo bón trong thời gian dài mà không được điều trị. Lực rặn mạnh khiến trực tràng sa ra ngoài hậu môn. Phần trực tràng sa ra bên ngoài dễ bị viêm, loét, chảy máu, thậm chí là hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người có tiền sử táo bón mãn tính và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh.
Biến chứng tâm thần
Đối phó với đại tràng co thắt khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng và dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Cụ thể là:
- Agoraphobia: Là chứng sợ hãi khi đến những nơi công cộng. Các triệu chứng của chứng sợ sợ hãi có thể phát triển do người lo lắng bệnh tái phát, không tìm được nhà vệ sinh khi ra ngoài.
- Các triệu chứng lo âu xã hội: Nhiều người bệnh có tâm lý muốn rút lui khỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tình trạng này có thể phát triển do cảm giác xấu hổ về các triệu chứng đại tràng co thắt.
- Rối loạn lo âu GAD: Thể hiện qua cảm giác lo lắng và bất an của người bệnh về nhiều vấn đề và tình huống. Tình trạng này làm tăng nặng triệu chứng co thắt đại tràng và ngược lại, các triệu chứng bệnh khiến người bệnh lo lắng nhiều hơn. Nó tạo thành một vòng luẩn quẩn.
- Trầm cảm: Xuất hiện ít nhất một lần ở 75% số người bị đại tràng co thắt. Những người bị trầm cảm có thể trải qua cảm giác buồn bã tột độ, mất hứng thú mọi thứ, thay đổi thói quen ăn uống, mệt mỏi, mất ngủ và thậm chí bắt đầu mơ về việc tự tử
Làm gì khi bị đại tràng co thắt?
Đại tràng co thắt không gây nguy hiểm, vì vậy bạn không nên quá hoang mang, lo lắng khi mắc phải bệnh lý này. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và cân nhắc thực hiện những gợi ý dưới đây.
Thăm khám chẩn đoán bệnh
Thăm khám sớm giúp bạn xác định chính xác mình có đang bị đại tràng co thắt hay không. Bên cạnh đó, thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ biết được mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp cho từng đối tượng người bệnh.
Ở thời điểm hiện tại, không có xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định bệnh đại tràng co thắt. Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên các yếu tố gồm: triệu chứng lâm sàng của người bệnh và xét nghiệm loại trừ bệnh lý khác. Các xét nghiệm loại trừ thường bao gồm: không dung nạp lactose, kiểm tra sự phát triển quá mức của vi khuẩn qua hơi thở. xét nghiệm phân.
Sau khi các bệnh lý khác đã được loại trừ, bác sĩ sẽ sử dụng các bộ tiêu chẩn để chẩn đoán đại tràng co thắt, cụ thể:
- Tiêu chí Rome: Bao gồm đau bụng và khó chịu kéo dài trung bình ít nhất 1 ngày tuần và kéo dài trong 3 tháng. Ngoài ra, triệu chứng này liên quan đến ít nhất hai trong số các yếu tố sau: Đau bụng và rối loạn đại tiện, tần suất đại tiện bị thay đổi hoặc tính chất phân bất thường.
- Phân loại bệnh: Đại tràng co thắt có thể được chia thành 3 thể bệnh gồm: táo bón, tiêu chảy và hỗn hợp.
Quá trình thăm khám cũng giúp các bác sĩ đánh giá xem bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hay không. Ví dụ như:
- Đại tràng co thắt khởi phát sau 50 tuổi
- Giảm cân nghiêm trọng
- Chảy máu trực tràng
- Sốt
- Buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy dai dẳng gây mất ngủ
- Thiếu máu do thiếu sắt
Nếu có một trong những yếu tố này, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra nhiễm trùng hoặc tình trạng kém hấp thu. Các phương pháp xét nghiệm thường gồm: nội soi đại tràng, chụp X – quang hoặc CT, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và kiểm tra phản ứng cơ đại tràng.
Dùng thuốc theo chỉ định
Việc sử dụng thuốc giúp các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn, từ đó cải thiện chất lượng sống và tâm lý của người bệnh.
Các thuốc thường được dùng trong điều trị đại tràng co thắt gồm:
- Alosetron: Có tác dung thư giãn đại tràng và làm chậm sự di chuyển của phân. Thuốc được chỉ định trong trường hợp đại tràng co thắt thể tiêu chảy nghiêm trọng ở phụ nữ và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Rifaximin: Là thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Lubiprostone: Làm tăng tính thấm của thành ruột, hỗ trợ sự di chuyển của phân.Thuốc được chỉ định cho những phụ nữ bị đại tràng co thắt thể táo bón nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Eluxadoline: Làm giảm tiêu chảy bằng cách giảm co thắt cơ, giảm tính thấm thành ruột và tăng trương lực cơ ở trực tràng. Thuốc có thể gây tác dụng phụ: buồn nôn, đau bụng, táo bón nhẹ và nặng hơn là viêm tụy.
- Linaclotide: Làm tăng tính thấm của thành ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng trong đại tràng. Thuốc có thể gây tiêu chảy, nhưng khi uống trước bữa ăn 30 – 60 phút sẽ hạn chế được tình trạng này.
Ngoài ra, dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:
- Chất xơ: Dùng chất bổ sung như psyllium có thể giúp kiểm soát táo bón.
- Thuốc nhuận tràng: Nếu chất xơ không giúp giảm táo bón, bác sĩ kê thêm thuốc nhuận tràng chẳng hạn như magie hydroxit hoặc polyethylene glycol.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Thường gặp như loperamide hay các chất kết dính axit mật như: cholestyramine, colestipol hoặc colesevelam.
- Thuốc kháng cholinergic: Các loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau bụng tiêu chảy do tăng nhu động đại tràng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Giúp giảm chứng trầm cảm và ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh điều khiển đường ruột, từ đó giúp giảm đau bụng. Các thuốc được dùng phổ biến như: imipramine, desipramine hay nortriptyline.
- Thuốc chống trầm cảm SSRI: Có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), từ đó giảm tình trạng táo bón, đau bụng, trầm cảm. Các thuốc thường gặp gồm: fluoxetine và paroxetine.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như: Pregabalin hoặc gabapentin có thể làm dịu cơn đau dữ dội hoặc đầy hơi.
Áp dụng mẹo giảm triệu chứng
Bên cạnh các thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo để giúp giảm nhẹ các triệu chứng co thắt đại tràng nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số liệu pháp được áp dụng phổ biến:
- Bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Vậy nên, bạn có thể nhai sống vài là bạc hà hoặc uống trà bạc hà để cải thiện các triệu chứng do đại tràng co thắt gây nên.
- Gừng: Là vị thuốc có tác dụng hạ khí (đưa khí xuống), chỉ thống (giảm đau) và kiện tỳ (kích thích tiêu hóa). Vì vậy, bạn có thể sử dụng một tách trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn để giảm các triệu chứng: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
Điều chỉnh chế độ sống
Những thay đổi đơn giản trong lối sống của người bệnh giúp kiểm soát hiệu quả và bền vững các triệu chứng co thắt đại tràng. Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian để thích nghi và tiếp nhận sự điều chỉnh này.
Những lời khuyên được đưa ra cho người bệnh đại tràng co thắt gồm:
- Ăn uống khoa học: Cần loại bỏ những thực phẩm không tốt cho đại tràng như: thực phẩm chứa gluten, thực phẩm FODMAP cao, sản phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Bên cạnh đó, hãy cân đối các nhóm dinh dưỡng, tăng cường chất xơ hòa tan và thực phẩm giàu probiotics.
- Tập thói quen ăn lành mạnh: Hãy ăn theo giờ giấc đều đặn, tránh bỏ bữa để giúp điều hòa chức năng ruột. Nếu bị tiêu chảy, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của mình để cơ thể hấp thu tốt hơn.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp giảm bớt căng thẳng và ổn định nhu động đại tràng. Bạn nên dành khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao ưa thích.
- Tránh căng thẳng kéo dài: Căng thẳng có thể trở thành yếu tố khởi phát hoặc khiến các triệu chứng co thắt đại tràng trở nên trầm trọng. Vì vậy, người bệnh cần quản lý tốt cảm xúc của mình, dành nhiều thời gian thư giãn, giải tỏa áp lực tâm lý.
Kết hợp sử dụng Tràng Phục Linh Plus
Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm chuyên biệt cho người bị đại tràng co thắt. Sản phẩm là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên và dưỡng chất tốt cho đại tràng như: hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh, ImmuneGamma và hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP giúp giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
Đặc biệt, viên uống Tràng Phục Linh Plus là một trong số ít sản phẩm về đại tràng đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội. Không những thế, sản phẩm còn được Trường Y Keck, ĐH Nam California và
PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tăng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Những đối tượng được khuyên bổ sung Tràng Phục Linh PLUS bao gồm:
- Người bị đại tràng co thắt có các triệu chứng: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp.
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: bệnh co thắt đại tràng có nguy hiểm không? Nếu cần tìm kiếm thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/ibs-symptoms-4014377
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064
- https://www.webmd.com/ibs/guide/digestive-diseases-irritable-bowel-syndrome#091e9c5e80007fb2-3-6
- https://www.healthline.com/health/ibs-c/the-dangers-of-untreated-ibs-c
Phạm huy hiếu đã bình luận
tôi bị viêm đại tràng dùng được tràng phục linh k?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận