Bệnh đau đại tràng co thắt là bệnh đường ruột thường gặp nhất, gây nhiều phiền toái với những triệu chứng kéo dài dai dẳng như đau bụng, rối loạn đi ngoài, chướng bụng… Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ về bệnh lý này, cũng như chưa biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đại tràng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về bệnh đau đại tràng co thắt. Đừng bỏ qua nhé!
Mục lục
Bệnh đau đại tràng co thắt là gì?
Đại tràng là cơ quan nằm ở cuối ống tiêu hóa, có chức năng tái hấp thu nước và một phần dinh dưỡng từ thức ăn, đồng thời phân hủy và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Bệnh đau đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích đại tràng chức năng, là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây bất kỳ tổn thương thực thể nào ở đại tràng như: rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng…
Bệnh đại tràng co thắt là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như thế giới. Theo ước tính, có đến 5 – 20% dân số mắc bệnh lý này. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo từng vùng địa lý, dân cư. Ở Việt Nam, theo khảo sát năm 2004 của khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai, bệnh đại tràng co thắt chiếm tới 83,38% tổng số các ca bệnh lý trực tràng – hậu môn.
Ngày nay, sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều hệ lụy khiến rất nhiều người mắc phải hội chứng này. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích:
- Nhóm đối tượng trong tầm tuổi 40 – 45 tuổi.
- Nguy cơ gây bệnh ở phụ nữ gấp 2 lần nam giới.
- Người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu, không ổn định về mặt tâm lý.
- Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
- Người có thành viên trong gia đình mắc các bệnh lý về đường ruột.
Nguyên nhân gây đau đại tràng co thắt
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây tình trạng đau đại tràng co thắt cũng như cơ chế gây bệnh lý này. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có liên quan đến sự hình thành và tái phát của bệnh là:
Rối loạn nhu động ruột
Quá trình hấp thu, tiêu hóa và đào thải thức ăn diễn ra đều do sự co bóp nhịp nhàng, đều đặn của nhu động ruột. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm ảnh hưởng đến sự co bóp này khiến cho nhu động ruột bị rối loạn, dẫn đến một loạt các vấn đề tiêu hóa khác như đầy chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đau bụng…
Tính nhạy cảm của ruột
Ở người bình thường, khi gặp các dấu hiệu lạ trong đường ruột, cơ thể sẽ tự điều tiết để chức năng tiêu hóa hoạt động bình thường. Nhưng với người bệnh đại tràng co thắt, tính nhạy cảm của thần kinh ruột luôn ở mức cao. Khi nhận thấy bất kỳ tín hiệu lạ nào của hệ tiêu hóa như thức ăn lạ, các thực phẩm gây kích thích hay căng thẳng, stress, chức năng đường ruột sẽ bị rối loạn và hình thành phản ứng đau bụng quặn, đi ngoài… ngay lập tức.
Do thói quen ăn uống
Một số thực phẩm khó tiêu hóa hay có tính kích ứng niêm mạc đại tràng có thể dẫn đến bệnh đau đại tràng co thắt. Có thể kể đến một số món ăn như:
- Đồ ăn nhiều đường.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá…
Do yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, stress, rối loạn cảm xúc… tuy không trực tiếp gây bệnh, nhưng lại là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng và khiến chúng nặng hơn.
Các bệnh lý tại đường tiêu hóa khác
Người bệnh bị viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng… nếu không được chữa trị đúng cách cũng có nguy cơ mắc bệnh đại tràng co thắt.
☛ Tham khảo chi tiết: Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt nên biết
Các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt
Các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt xảy ra bất thường, không theo quy luật, với các biểu hiện đặc trưng như:
Đau bụng
Với từng đối tượng người bệnh, triệu chứng đau bụng khác nhau.
Người bệnh thường đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau dọc theo khung đại tràng. Các cơn đau thường âm ỉ hay quặn thắt từng cơn, người bệnh có cảm giác giống như bị chuột rút trong dạ dày. Đau tăng khi ăn các thực phẩm lạ, khó tiêu hóa. Đau giảm khi người bệnh đi đại tiện.
Rối loạn đại tiện
Đại tràng là cơ quan có chức năng đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Do vậy, khi chức năng đại tràng bị rối loạn, người bệnh cũng sẽ bị rối loạn đại tiện. Cụ thể:
- Thay đổi số lần đại tiện trong ngày.
- Tiêu chảy xen lẫn với táo bón.
- Phân đầu rắn đuôi nát, lẫn chất nhầy và bốc mùi hôi khó chịu.
- Khi đi ngoài cảm giác đau rát, đi không hết phân, mót rặn, đi xong lại muốn đi tiếp lần nữa.
Đầy hơi, chướng bụng
Người bệnh thường xuyên bị căng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ấm ách khó chịu… nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt. Do vậy, nhiều bệnh nhân dễ lầm tưởng do việc ăn uống không đúng cách hay do bệnh tại dạ dày nên bỏ qua triệu chứng.
Các triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng trên, người mắc hội chứng ruột kích thích còn có một số biểu hiện khác như:
- Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no…
- Ợ hơi dai dẳng.
- Nóng ở vùng thượng vị, buồn nôn.
- Sụt cân nhanh, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt kéo dài dai dẳng, đồng thời rất dễ tái phát nên gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh.
Đại tràng co thắt có chữa được không?
Đại tràng co thắt là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Bởi rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh do bệnh lý này không gây ra bất kỳ tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh mà không điều trị tận gốc. Khi gặp các yếu tố kích thích, bệnh rất dễ tái phát trở lại.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích gây nhiều khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt ngày thường. Tình trạng đau bụng, tiêu chảy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và kéo dài trong nhiều ngày khiến việc sinh hoạt khá bất tiện. Người bệnh bị hạn chế khi muốn đi chơi xa, đi công tác.
Cũng chính điều này là cho nhiều bệnh nhân tự ti, e ngại, dần dần hình thành bất thường tâm sinh lý, gây chứng stress, trầm cảm hay lo âu. Đây lại chính là nguyên nhân khiến cho bệnh bùng phát trở lại với các triệu chứng ở mức độ nặng hơn. Người bệnh lại tiếp tục lo lắng, sợ hãi… hình thành vòng tuần hoàn bệnh lý khiến đại tràng co thắt ngày càng khó điều trị.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng ngặt nghèo cùng hiện tượng đầy bụng, khó tiêu chán ăn khiến người bệnh đại tràng co thắt không ăn được nhiều. Lượng dinh dưỡng không đủ, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dần dần gây thiếu máu và suy nhược cơ thể.
Nếu như chức năng đại tràng bị rối loạn trong thời gian dài, bệnh còn có nguy cơ dẫn tới các biến chứng khác như: táo bón mãn tính, bệnh trĩ do tăng áp lực lên các búi tĩnh mạch ở niêm mạc đại tràng, viêm đại tràng…
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, đại tràng co thắt là bệnh lý rất hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh đại tràng co thắt có chữa được không?
Phương pháp điều trị bệnh đại tràng co thắt
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bệnh đau đại tràng co thắt là bệnh lý tại hệ tiêu hóa, do vậy bạn cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bạn nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đại tràng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát tốt hơn.
Các nghiên cứu tại Australia đã chỉ ra: Chế độ ăn FODMAP thấp có khả năng kiểm soát các triệu chứng của đại tràng co thắt khá tốt.
FODMAP là các loại là các loại thực phảm chứa carbohydrate – một chất dinh dưỡng dễ gây tình trạng viêm, khó tiêu hóa và khó hấp thu vào ruột. Người ta phân loại thực phẩm thành ba nhóm chính:
- Thực phẩm FODMAP cao.
- Thực phẩm FODMAP trung bình.
- Thực phẩm FODMAP thấp.
Theo đó, người bệnh đại tràng co thắt nên ăn các loại thực phẩm thuộc nhóm FODMAP thấp và trung bình, tránh ăn thực phẩm FODMAP cao. Một số thực phẩm FODMAP thấp, người bệnh có thể ăn nhiều hơn bao gồm:
- Các loại rau xanh như: Rau diếp, hẹ, dưa chuột, cà tím, súp lơ xanh…
- Trái cây: dâu tây, dứa, nho, kiwi, việt quất…
- Thịt: Thịt gà, thịt bò, thịt nguội và thịt cừu…
- Hải sản: cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ và tôm…
- Chất béo thực vật: bơ, dầu đậu phộng và óc chó…
- Tinh bột: Khoai tây, bánh mì không gluten, ngô…
Bạn nên tránh ăn một số thực phẩm FODMAP cao như:
- Rau: Tỏi, măng tây, hành, nấm, đậu đen…
- Trái cây: dưa hấu, mận, đào, chà là, quả bơ…
- Thịt: Xúc xích, thịt chiên rán…
- Cá: Các món các chiên rán hay ăn cùng với nước sốt chứa hành, tỏi.
- Chất béo: Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ cười, quả bơ, mỡ động vật…
- Tinh bột: Đỗ, đậu lăng, lúa mì và bánh mì gluten, bánh ngọt…
Cần lưu ý trước khi thực hiện chế độ FODMAP, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ. Không phải ai cũng đáp ứng tốt với chế độ ăn này. Ngoài ra, bạn cũng không nên áp dụng trong thời gian dài, bởi chế độ ăn này loại bỏ một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, gây thiếu chất và có thể làm giảm các lợi khuẩn trong đường ruột.
Khi ăn, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp hạn chế nuốt khí vào, giảm tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Trong bữa cơm, bạn cũng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
Kiểm soát căng thẳng, stress
Như đã nhắc đến ở trên, căng thẳng, stress là một trong những yếu tố kích thích các triệu chứng của bệnh đại tràng có thích bùng phát và ngày càng nặng hơn. Do vậy, những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý này hoặc đang sống chung với bệnh nên có biện pháp kiểm soát căng thẳng, stress và duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ bằng các cách như:
- Không nên quá lo nghĩ về bệnh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Thư giãn bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga…
- Trong trường hợp lo lắng, căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được lắng nghe, tư vấn.
Tập luyện thường xuyên
Hằng ngày, bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, massage đều đặn mỗi ngày để điều hòa nhu động ruột, giảm bớt sức ép cho đường ruột, giải tỏa căng thẳng. Từ đó làm giảm các cơn co thắt., giải tỏa căng thẳng, dần dần giúp làm giảm tần suất giữa các cơn co thắt.
Áp dụng các mẹo dân gian
Sử dụng vừng đen và mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiêu hóa. Trong khi đó, vừng lại cung cấp nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng chướng hơi thường gặp ở bệnh nhân đại tràng co thắt.
Bạn có thể ăn vừng đen trộn mật ong 2 lần mỗi ngày để hỗ trợ trị đại tràng co thắt.
Sử dụng củ riềng
Củ riềng có tính ấm, đông y sử dụng để khử hàn, ôn trung, chỉ tả, kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn do đại tràng co thắt gây ra.
Bạn có thể pha trà mật ong với riềng để uống mỗi ngày giúp kiểm soát các triệu chứng đại tràng co thắt.
Sử dụng hoa chuối
Theo dân gian, hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do acid. Loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bạn có thể sắc nước hoa chuối pha rượu hoặc chế biến các món ăn từ hoa chuối để sử dụng hằng ngày.
☛ Tham khảo thêm: 5 bài thuốc nam chữa bệnh đại tràng co thắt hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc là biện pháp giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng đại tràng co thắt trong thời kỳ bùng phát. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. Có thể kể đến một số thuốc như:
- Thuốc chống tiêu chảy: Actapulgite, Smecta, Loperamid…
- Thuốc chống táo bón: Folax, Sorbitol, Duphalax…
- Thuốc chống viêm: Olsalazine, Balsalazine, Mesalazine…
- Thuốc chống co thắt, ức chế cơ trơn: Phloroglucinol, Mebeverin…
- Thuốc chống trầm cảm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế hấp thu có chọn lọc Serotonin…
- Thuốc trị đầy hơi chướng bụng: Domperidol, Trimebutin…
Khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh đau đại tràng co thắt, người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc phải uống đúng liều, đúng thời gian quy định, tránh lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ.
- Không nên dùng thuốc giữa chừng khi vừa thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân đau đại tràng co thắt
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và thực hiện các chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân đau đại tràng co thắt – Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS có chứa nhiều thành phần quý từ thảo dược thiên nhiên như: Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược… và 2 thành phần chế phẩm sinh học 5 – HTP và Immune Gamma đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng.
Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp dành riêng cho người bệnh đại tràng co thắt với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau bụng quặn do co thắt gây nên, từ đó làm giảm số lần đi ngoài ở người bệnh.
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Đây là một trong số ít thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và kết quả được công bố trên trang thông tin y khoa uy tín hàng đầu tại Mỹ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kỹ càng hơn.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/irritablebowelsyndrome.html
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30521231/
- https://dantri.com.vn/suc-khoe/che-do-an-cho-nguoi-bi-hoi-chung-ruot-kich-thich-20171018114713964.htm
- http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/584-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-584.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn