Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý phổ biến hiện nay. Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hay táo bón của bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về bệnh đại tràng mạn tính để giúp việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Mục lục
Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng cấp tính kéo dài mà không được điều trị dứt điểm khiến bệnh chuyển sang mạn tính. Lúc này, bệnh đã ở giai đoạn nặng và gây những tổn thương khu trú hay lan tỏa tại niêm mạc đại tràng.
Ban đầu, tình trạng viêm đại tràng mức độ nhẹ chỉ gây tổn thương và chảy máu với số lượng ít. Nhưng khi bệnh ở thể nặng hơn, tổn thương lan rộng khắp các tế bào và ăn sâu vào lớp niêm mạc đại tràng. Bệnh nhân có thể bị loét đại tràng, bị áp xe hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm khác như thủng đại tràng, ung thư đại tràng… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm đại tràng. Trong đó có các nhóm nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Do nhiễm khuẩn
Các vi sinh vật gây hại xâm nhập và làm tổn thương đại tràng gây bệnh viêm đại tràng cấp. Tuy nhiên, bệnh nhân không điều trị kịp thời hoặc không dứt điểm khiến bệnh tái phát lại, tiến triển thành bệnh lý mãn tính.
Các tác nhân gây hại có thể là:
- Nhiễm vi khuẩn: lao, lậu, Clostridium, vi khuẩn gây bệnh đường ruột: Shigella, Salmonella…
- Nhiễm ký sinh trùng: lỵ amip, Giardia lamblia, giun đũa, sán lá, giun kim…
- Nhiễm virus: Cytomegalovirus, Herpes simplex…
- Nhiễm nấm: Candida
Do mắc các bệnh lý
Một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng gây viêm đại tràng mạn tính như:
- Viêm loét đại tràng vô căn
- Bệnh Crohn
- Do xạ trị khi điều trị ung thư
- Do thiếu máu
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân cụ thể trên, nhiều trường hợp có thể không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, thường gặp là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ như:
Chế độ ăn uống không khoa học, điều độ: Nhiều bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu hay ăn nhiều loại thực phẩm kém vệ sinh như tiết canh, gỏi cá, nem chua… khiến đại tràng bị tổn thương.
Tình trạng táo bón kéo dài không khỏi: Táo bón cản trở nhu động ruột, khiến việc đào thải chất cặn bã trong ruột già không được thực hiện đều đặn. Lâu dài có thể làm tổn thương các tế bào đại tràng, tăng nguy cơ viêm loét.
Sử dụng thuốc không đúng cách: Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng cách, nhất là việc lạm dụng các thuốc kháng sinh. Điều này gây loạn khuẩn ruột, tiêu diệt vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
Căng thẳng, stress: Không trực tiếp gây bệnh, nhưng đây là nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính gây nhiều triệu chứng khó chịu và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh lý viêm đại tràng mãn tính:
Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng viêm đại tràng mạn tính tiêu biểu nhất.
Bệnh nhân bị đau bụng dọc theo khung đại tràng, thường ở vị trí nửa dưới khung đại tràng trái và hai hố chậu. Cơn đau có tính chất tái phát nhiều lần trong ngày, đau âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn. Người bệnh luôn có cảm giác bụng căng trướng, tức anh ách khu trú dọc theo đại tràng.
Cơn đau bụng có thể khởi phát khi bệnh nhân ăn uống, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác. Tuy nhiên, cơn đau có thể giảm khi người bệnh đi tiêu.
Dấu hiệu bất thường đường tiêu hóa
Khi mắc viêm đại tràng mãn tính, bệnh nhân có thể gặp một loạt các triệu chứng bất thường của hệ tiêu hóa như:
Tiêu chảy: Thường thấy nhất là tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng rất nhiều lần trong ngày. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày liên tiếp. Lúc này, người bệnh nên tránh ăn một số loại thực phẩm có khả năng làm tăng tình trạng tiêu chảy.
Táo bón: Nhiều bệnh nhân có thể bị táo bón khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài cũng là nguyên nhân khiến triệu chứng căng đau, đầy bụng càng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị táo bón xen lẫn tiêu chảy bất thường.
Phân bất thường: Khi quan sát có thể thấy phân có lẫn máu, nhầy bất thường. Tùy vào mức độ tổn thương mà máu có thể ít hay nhiều. Bên cạnh đó, hình dạng phân cũng không ổn định. Sau khi đi tiêu, bệnh nhân vẫn còn cảm giác mót rặn, phân chưa ra ngoài hết, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái.
Cơ thể mệt mỏi
Viêm đại tràng mãn tính gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của cơ thể, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Vì vậy, khi mắc bệnh lý này, người bệnh rất khó chịu và có biểu hiện mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể.
Bệnh nhân có các biểu hiện như chán ăn, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt và lo lắng… Bệnh càng kéo dài, mức độ càng nặng, bệnh nhân càng hốc hác, gầy sút cân nhanh.
Ngoài ra, với một số người bệnh bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng mãn có thể bị thiếu máu. Tình trạng này cũng khiến cơ thể xanh xao, thiếu sức sống.
Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?
Viêm đại tràng mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn đầu chỉ là những cơn đau bụng đi ngoài nhưng càng về sau, các cơn đau càng dữ dội, kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu… Bệnh nhân có thể phải sống chung cả đời với bệnh.
Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết tiêu hóa: Niêm mạc đại tràng tổn thương không hồi phục trong thời gian dài rất dễ bị xuất huyết. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết ồ ạt khi mức độ viêm, loét đại tràng gia tăng,
Thủng đại tràng: Các vết viêm, loét ngày càng ăn sâu vào thành đại tràng gây thủng đại tràng. Tình trạng này làm các chất thải trong đại tràng tràn ra khỏi ổ bụng, gây viêm nhiễm nặng.
Ung thư đại tràng: Viêm kéo dài khiến tế bào biểu mô đại tràng bị loạn sản, chuyển thành các tế bào ác tính gây ung thư đại tràng rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần phát hiện sớm để có phương án giải quyết kịp thời.
Chính vì thế, người bệnh viêm đại tràng mãn tính cần điều trị càng sớm càng tốt. Tuy khó điều trị triệt để nhưng nếu người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc hợp lý cũng như thực hiện chế độ ăn uống, kiêng khem khoa học thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tránh tâm lý chủ quan coi thường bệnh, khiến bệnh diễn biến xấu gây nhiều ảnh hưởng với sức khỏe.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính, như là:
Thuốc Tây Y
Các loại thuốc Tây Y giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, làm giảm khó chịu cho bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc Tây y trị viêm đại tràng mãn tính được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc chống viêm: Balsalazide, Mesalamine, Corticoid, Sulfasalazine…
- Thuốc giảm đau và chống co thắt đại tràng: Mebeverine, Trimebutin, Phloroglucinol… Nhóm thuốc này nếu bị lạm dụng quá nhiều có thể làm tình trạng đau và co thắt đại tràng nặng hơn.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, Imodium, Smecta…
- Nhóm thuốc làm giảm táo bón: Sorbitol, Duphalac…
- Thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn, ký sinh trùng đường ruột: Biseptol, Ciprofloxacin, Metronidazol…
- Thuốc kháng sinh: Giúp ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng.
Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn, sốt… Do vậy, để sử dụng thuốc Tây y an toàn, hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý:
- Không tự ý mua hay sử dụng thuốc mà không có sự theo dõi của bác sĩ điều trị.
- Báo lại cho bác sĩ điều trị về tình trạng dị ứng thuốc, dị ứng kháng sinh của bản thân.
- Nếu gặp phải bất kì tác dụng phụ gì, cần báo lại cho bác sĩ điều trị để có phương án giải quyết, thay đổi liều dùng hoặc thay thuốc phù hợp hơn.
Ngoài ra, với bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính mức độ nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị, hoặc có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như thủng, giãn đại tràng… bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng. Cách này có thể loại bỏ phần ruột già bị viêm nhiễm, chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, bài tiết của người bệnh.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa, nên bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Người bệnh nên ăn:
- Thực phẩm bổ sung chất xơ như: bơ, cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, mồng tơi, thanh long, vừng đen… ở mức độ vừa phải. Bệnh nhân bị tiêu chảy nên giảm ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ.
- Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn đường ruột: sữa chua, thức uống lên men…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng: chanh, cam, bưởi, ổi…
Bệnh nhân nên tránh ăn các loại thực phẩm gây hại đại tràng như:
- Đồ ăn chứa nhiều đường tiêu hóa chậm, làm đầy, chướng bụng như chocolate, bánh kẹo ngọt…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: đồ ăn chiên rán, dầu mỡ… gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Thực phẩm sống, tái như tiết canh, gỏi cá, nem chua… hay rau sống chứa nhiều vi khuẩn gây loạn khuẩn ruột, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho đại tràng.
- Rượu, bia và các chất kích thích khác.
Thói quen sinh hoạt
Bệnh nhân cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách tránh căng thẳng, stress. Bởi lẽ tình trạng này làm cơ thể mệt mỏi, giảm nhu động ruột và hoạt động tiêu hóa. Bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày để thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá nhiều, quá sức để giúp tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
Bạn cũng nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các môn thể thao như yoga, đi bộ, đạp xe… Thói quen này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm stress, tăng nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
Các biện pháp dân gian
Lá nha đam
Lá nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp chữa bệnh viêm đại tràng thể táo bón.
Bạn có thể dùng lá nha đam chữa bệnh bằng cách xay nhuyễn phần ruột nha đam cùng mật ong, trộn với nước và uống 2 lần mỗi ngày.
Mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng.
Người bệnh có thể đun sôi mộc hoa trắng với nước và uống như nước hằng ngày để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân sống.
Phòng ngừa viêm đại tràng mãn tính thế nào?
Để phòng ngừa viêm đại tràng mãn tính, bạn cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày:
- Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau, củ quả và các thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa như sữa chua, men vi sinh, thức uống lên men…
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Giảm ăn các thực phẩm có hại như đồ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhiều đường, các chất kích thích như bia, rượu và các loại thực phẩm sống, tái như gỏi, nem chua, rau sống, tiết canh…
- Không nên ăn nhiều mà có thể chia thành các bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh làm việc quả sức hay căng thẳng, stress.
- Vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày.
Cải thiện viêm đại tràng mãn tính nhờ Tràng Phục Linh PLUS
Để cải thiện sức khỏe đại tràng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng mãn tính: Tràng Phục Linh PLUS.
Hiện nay, đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng mãn: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Cao bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng.
- Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS dùng cho các đối tượng:
- Người bệnh mắc các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt…
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
- Người bị viêm đại tràng đã sử dụng thuốc Đông y, Tây y mà không cải thiện.
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân sống…
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm đại tràng mãn tính, rất mong bài viết sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Viêm đjai tràng mãn tính là bệnh lý cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt lành mạnh. Nếu nhận thấy những bất thường khi điều trị, bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể và có phương án điều chỉnh thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ency/article/000250.htm
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11830216/
- https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-diagnosis-and-prognosis-of-ulcerative-colitis-in-adults
- https://suckhoedoisong.vn/viem-dai-trang-man-tinh-trieu-chung-nguyen-nhan-phong-va-dieu-tri-benh-169182536.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn