Vùng bụng dưới là vị trí của các cơ quan như: đại tràng, ruột thừa, buồng trứng, đường tiết niệu… Do vậy, triệu chứng đau quặn bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các cơ quan này đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Bị đau quặn bụng dưới là do đâu?
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây đau quặn bụng dưới:
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở một số đối tượng:
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng.
- Người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm sống, tái hay các loại chất kích thích như bia, rượu…
- Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hóa như:
- Đau bụng: Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ từng cơn. Đau tăng khi người bệnh ăn no, ăn đồ lạ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các chất kích thích… Kèm theo đó là buồn đi đại tiện, sau khi đi cơn đau bụng có thể giảm.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh đi đại tiện lúc táo, lúc lỏng, có khi là cả hai. Phân sống, nát không thành khuôn, đồng thời đi kèm cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
- Đi ngoài ra máu: Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy. Tùy từng vị trí viêm ở đầu hay cuối đại tràng mà máu trong phân có màu đen hay đỏ sẫm.
- Bụng sôi, chướng hơi, đầy bụng.
- Chán ăn, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, suy nhược.
Trong giai đoạn cấp tính, các triệu chứng này xuất hiện ồ ạt.
Viêm đại tràng được đánh giá là bệnh lý khá nguy hiểm. Với trường hợp viêm đại tràng cấp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính – một bệnh lý rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời. Thậm chí bệnh còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hại khác như:
- Chảy máu đại tràng.
- Thủng đại tràng.
- Giãn hoặc đứt đại tràng.
- Ung thư đại tràng.
Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi thăm khám sớm. Trong giai đoạn đầu, mức độ viêm nhiễm còn nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện nhờ việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với việc dùng thuốc để kiểm soát tốt các triệu chứng.
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là bệnh đại tràng co thắt hay đại tràng chức năng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra bất kỳ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt, tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh là:
- Thói quen ăn uống không khoa học.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Sự xâm nhập và gây hại của các vi sinh vật gây bệnh.
- Tác dụng phụ có hại do thuốc gây ra.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau bụng quặn: Đau bụng là biểu hiện đặc trưng của bệnh, cơn đau khu trú dọc theo khung đại tràng, có lúc đau âm ỉ, có lúc quặn thắt thành từng cơn. Cơn đau xuất hiện bất thường không theo quy luật.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị tiêu chảy hay táo bón, có khi là cả hai. Khi đi ngoài thấy phân đầu rắn đuôi nát, hình dạng bất thường, có lẫn nhiều mủ nhầy, tuy nhiên không lẫn máu.
- Sôi bụng, chướng bụng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy bụng sôi ọc ọc, ấm ách khó chịu. Khi sờ tay lên bụng còn có thể thấy nổi các u, cục cứng.
- Mệt mỏi, kém ăn, căng thẳng, suy nhược cơ thể.
Mặc dù không gây hại cho tính mạng, nhưng các triệu chứng của đại tràng co thắt lại rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Bên cạnh đó, do không gây tổn thương thực thể nên bệnh rất khó chẩn đoán xác định tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa các triệu chứng bùng phát.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?
Bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng ở thận lâu ngày và kết thành sỏi. Chúng có kích thước khác nhau, có thể nhỏ li ti như hạt cát, cũng có thể to bằng viên bi.
Với sỏi nhỏ, chúng có thể chạy dọc theo đường tiết niệu nằm đối xứng hai bên thành bụng mà không gây ảnh hưởng. Do vậy, người bệnh có thể gặp các cơn đau bụng nhẹ nhàng, âm ỉ. Ngược lại với sỏi lớn có thể bị mắc kẹt tại đường tiết niệu, dẫn đến những cơn đau quặn bụng dưới, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục, có thể kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:
- Đi tiểu ra máu.
- Đau khi đi tiểu, luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau khi thay đổi tư thế.
- Tăng thân nhiệt, ra mồ hôi lạnh.
Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân nên đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm vị trí và kích thước sỏi, từ đó có biện pháp xử lý sớm.
Viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng khiến cho cơ thể chị em gặp những cơn đau bụng dưới không ra máu, kèm theo các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ. Tùy vào tình trạng viêm khác nhau mà cơn đau bụng xuất hiện cũng khác nhau, có thể trước, sau chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nhìn chung, đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm vòi trứng có nguy cơ tiến triển thành tắc ống dẫn trứng, dẫn tới vô sinh.
U nang buồng trứng
Với nữ giới, bị đau quặn bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang buồng trứng. Đây là những túi phát triển bên trong buồng trứng. Mặc dù ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng kích thước khối u càng to, chèn ép thành bụng có thể gây các triệu chứng như:
- Đau quặn bụng dưới.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu dai dẳng, khó đi tiểu.
- Đầy hơi, chướng bụng, kinh nguyệt rối loạn.
- Tăng cân.
Chị em nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp sớm, tránh những tác hại do bệnh gây ra.
Mang thai ngoài ngoài tử cung
Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn thấy bụng xuất hiện các cơn đau quặn bụng dưới thì bạn nên hết sức cảnh giác vì đây có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung – có thể đe dọa tính mạng mẹ bầu.
Bệnh xảy ra do nguyên nhân phôi thai hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thông thường là ở ống dẫn trứng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau bụng quặn, đau ở vùng xương chậu.
- Chuột rút.
- Chảy máu âm đạo.
- Buồn nôn, chóng mặt.
Khi gặp các dấu hiệu bất thường này, mẹ bầu nên đi khám gấp để có biện pháp xử lý sớm.
Viêm tuyến tiền liệt
Khi tuyến tiền liệt bị viêm do nguyên nhân vi khuẩn hoặc do chấn thương gây sung huyết tuyến tiền liệt.
Bệnh gặp ở nam giới với nhiều biểu hiện như:
- Triệu chứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, đau lưng…
- Triệu chứng tại chỗ: tiểu buốt, nước tiểu có thể có máu, tiểu nhiều lần, đau quanh gốc dương vật…
- Rối loạn chức năng chức năng tình dục: đau buốt khi xuất tinh, rối loạn cương dương, tinh dịch có máu kèm theo…
Xoắn tinh hoàn
Ở nam giới, ngoài viêm tuyến tiền liệt thì bệnh xoắn tinh hoàn cũng là một trong những bệnh lý gây đau quặn bụng dưới. Bệnh xảy ra do các dây thừng tinh bám vào tinh hoàn bị xoắn lại, làm tắc nghẽn đường máu dẫn tới cơ quan này. Do vậy, người bệnh gặp các triệu chứng như:
- Tinh hoàn sưng to, nhạy cảm vùng tinh hoàn, bầm tím.
- Đau khi đi tiểu.
- Buồn nôn, nôn mửa.
Với bệnh lý này, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi thăm khám ngay. Nếu được phát hiện và xử trí muộn, tinh hoàn sẽ bị hoại tử, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cắt tinh hoàn, gây các biến chứng khác như:
- Ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới.
- Ảnh hưởng tâm lý khi quan hệ tình dục.
- Giảm ham muốn, rối loạn cương dương…
Bị đau quặn bụng dưới có nguy hiểm không?
Bị đau quặn bụng dưới là tình trạng khá phổ biến. Nếu chúng xảy ra do các nguyên nhân thông thường như rối loạn tiêu hóa, nhiều khí trong đường ruột, đau bụng kinh nguyệt hay hội chứng ruột kích thích thì thường không gây nguy hiểm. Cơn đau sẽ tự hết sau một thời gian ngắn hoặc sau khi áp dụng các cách giảm đau quặn bụng dưới tại nhà.
Nhưng với trường hợp đau quặn bụng dưới do các bệnh lý như u nang buồng trứng, viêm đại tràng, có thai ngoài tử cung… bạn nên đi thăm khám sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Đặc biệt nếu gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến các trung tâm y tế càng sớm càng tốt:
- Đau bụng âm ỉ, cơn đau kéo dài trong nhiều ngày không dứt.
- Đau bụng nặng, phải nằm co quắp cho bớt đau.
- Đau bụng kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.
Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ bị đau quặn bụng dưới, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng. Phụ huynh cần quan sát kỹ nếu trẻ quấy khóc liên tục, bỏ ăn bỏ bú thì nên đưa trẻ đi thăm khám sớm.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau bụng quặn trên rốn: Cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn!
Cách giảm đau quặn bụng dưới tại nhà
Chườm ấm
Nhiệt độ nóng giúp giãn cơ thành bụng, tăng lưu thông máu và giảm kích thích thần kinh. Khi đang bị đau bụng dưới, bạn có thể lấy chai nước ấm khoảng 70 độ và chườm quanh vùng bụng bị đau.
Bạn nên nằm thư giãn, thả lỏng để cơ thể thoải mái hơn.
Massage vùng bụng
Các thao tác massage vùng bụng có tác dụng giảm đầy bụng chướng hơi, điều hòa nhu động ruột và giảm căng thẳng thần kinh ruột hiệu quả.
Người bệnh có thể dùng hai bàn tay xoa vào nhau đến khi ấm lên rồi mới xoa lên bụng. Khi xoa, bạn cần lưu ý dùng lực nhẹ tay, đẩy tay theo chiều kim đồng hồ 5 – 10 phút để thấy cơn đau giảm bớt.
Sử dụng trà thảo mộc giúp giảm đau
Những lúc bị đau quặn bụng dưới, bạn có thể nhấm nháp một vài ly trà thảo mộc để giảm đau, thư giãn cơ bụng. Các loại trà này có chứa các hoạt chất giúp thư giãn thần kinh ruột, giảm co thắt gây đau. Bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa và tiêu diệt vi sinh vật gây hại, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Một số loại trà thảo mộc bạn có thể uống khi bị đau bụng là:
- Trà hoa cúc.
- Trà lá bạc hà.
- Trà mật ong.
- Trà gừng.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Khi áp dụng một số mẹo giảm đau kể trên mà không thấy thuyên giảm, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp bạn. Một số thuốc có thể kể đến là:
- Thuốc giảm đau Paracetamol. Tránh dùng các nhóm NSAIDs như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen do có thể làm kích ứng dạ dày.
- Thuốc kháng acid.
- Thuốc giảm co thắt.
Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Nếu như bạn gặp các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Để xem điểm bán của Tràng Phục Linh PLUS, click TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến số Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/lower-abdominal-pain
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27133242/
- https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-duoi-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-nguy-hiem-169185514.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn