Không ít người cho rằng tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa thường gặp và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Tâm lý chủ quan, không thăm khám và điều trị có thể trở thành cơ hội khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Mục lục
Thế nào là tiêu chảy kéo dài?
Tiêu chảy là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng đau bụng kèm đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày. Khi tình trạng này diễn ra liên tục trên 14 ngày thì được gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp bị tiêu chảy trên 4 tuần được gọi là tiêu chảy mạn tính.
Lý giải về cơ chế gây tiêu chảy kéo dài, các chuyên gia cho biết, đại tràng là nơi chịu trách nhiệm tái hấp thu nước và muối khoáng trong bã thức ăn để tạo khuôn cho phân. Sau đó, phân được đẩy ra ngoài nhờ vào nhu động co bóp của đại tràng.
Khi nhu động đại tràng bị kích thích tăng nhanh quá mức sẽ gây ra tình trạng đau quặn thắt bụng, phân đẩy ra ngoài sớm hơn, lượng nước trong phân không được tái hấp thu như bình thường, gây tiêu chảy. Ngoài ra, khi bạn uống chất lỏng mà hệ tiêu hóa không thể hấp thu có thể làm tăng tỷ lệ nước trong phân, dẫn đến đi ngoài phân lỏng, nát.
Tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?
Đặc điểm chung của những bệnh lý gây tiêu chảy kéo dài thường gồm: gây tổn thương trên ống tiêu hóa, kích thích nhu ruột nhanh và mạnh hơn. Dưới đây là một số bệnh lý điển hình nhất.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (hay đại tràng co thắt) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi thanh niên và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Các chuyên gia cho biết, hội chứng ruột kích thích là tập hợp những rối loạn cơ năng trên ống tiêu hóa nhưng được biểu hiện rõ ràng nhất ở đại tràng.
Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Đau bụng tiêu chảy: Do nhu co bóp đại tràng tăng nhanh quá mức khiến người bệnh xuất hiện các cơn đau quặn thắt kèm đi ngoài phân lỏng nát, lẫn nhầy. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa ăn hoặc khi căng thẳng.
- Đau bụng táo bón: Xảy ra khi nhu động đại tràng bị ức chế, giảm co bóp làm tăng thời gian tái hấp thu nước trong phân, khiến phân khô cứng và khó đẩy ra ngoài.
- Mót rặn: Người bệnh luôn có cảm giác buồn đại tiện, có cảm giác đi ngoài không hết phân nhưng không thể đi tiếp.
- Triệu chứng khác: Đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi và ăn uống kém.
Hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích phụ thuộc phần lớn vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng các thuốc giúp kiểm soát triệu chứng như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm co thắt, thuốc trị táo bón, thuốc làm mềm phân, thuốc chống trầm cảm hay thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm ruột
Viêm ruột là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân tiêu chảy kéo dài. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Những bệnh lý này có thể phát triển khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tự tấn công tế bào trên đường tiêu hóa, làm xuất hiện những tổn thương. Ngoài ra, sự tấn công của vi khuẩn và các chất độc hại trong thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm ruột.
Viêm ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến ống tiêu hóa nhạy cảm và co thắt mạnh hơn. Một số dấu hiệu thường gặp của viêm ruột bao gồm:
- Đau quặn bụng, tiêu chảy
- Máu trong phân
- Buồn nôn, nôn
- Sốt
- Khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn.
Viêm ruột là nhóm bệnh dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc chống viêm, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm loét nặng, người bệnh không đáp ứng với thuốc có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột tổn thương.
Nhiễm trùng tiêu hóa
Tiêu chảy kéo dài có thể xuất hiện sau những đợt nhiễm trùng tiêu hóa không được điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, một số ký sinh trùng như Giardia , không dễ nhận biết, dễ bị chẩn đoán nhầm khiến tiêu chảy kéo dài không hết. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm sống hoặc sinh sống ở những khu vực kém vệ sinh, có nguồn nước ô nhiễm.
Triệu chứng nhiễm trùng tiêu hóa thường xuất hiện sau vài giờ kể từ khi bạn tiếp xúc với nguồn lây nhiễm và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:
- Đau bụng tiêu chảy, phân có nhầy hoặc lẫn máu.
- Buồn nôn, nôn mửa nhiều
- Sốt cao, mất nước
- Các triệu chứng thần kinh phát triển như: nhìn mờ, chóng mặt, ngứa ran.
Khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa, người bệnh cần tích cực bù nước, điện giải, ăn các món lỏng, đủ dinh dưỡng và hạn chế chất béo. Uống thuốc kháng sinh chỉ nên thực hiện sau khi người bệnh thăm khám và xác định được chính xác loại vi khuẩn lây nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn sử dụng các thuốc trị tiêu chảy, như loperamide.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một loại protein gọi là gluten, gây tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Gluten được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và vô số thực phẩm chế biến sẵn.
Các triệu chứng của bệnh celiac khác nhau ở mỗi người. Ở dạng nhẹ nhất, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngược lại, ở một số người bệnh khác, các triệu chứng bệnh biểu hiện rầm rộ, thường bao gồm:
- Đau quặn bụng từng cơn kèm theo tiêu chảy kéo dài
- Phân lỏng, màu xám, có mùi hôi lẫn bọt và váng mỡ
- Đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém
- Suy nhược cơ thể, giảm cân
Nguyên tắc trong điều trị bệnh celiac là loại bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn uống suốt đời. Đối với những bệnh nhân suy nhược, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc bổ sung dưỡng chất thiếu hụt và các thuốc chống dị ứng.
Cường giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình bướm nằm ở cổ có nhiệm vụ sản xuất hormone phục vụ cho hoạt động chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận. Khi lượng hormone được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết, người bệnh được xác định mắc bệnh cường giáp.
Cường giáp gây tiêu chảy do lượng hormone tuyến giáp tăng quá mức gây kích thích chuyển động của ruột và làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp thường gồm:
Tiêu chảy kéo dài
- Bướu cổ (do tuyến giáp tăng kích thước)
- Tăng tiết mồ hôi
- Tóc mỏng
- Da mềm, mịn và ấm nóng
- Nhịp tim nhanh
- Thở nhanh
- Tiểu nhiều
- Rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục
- Tay run, dễ lo lắng, trầm cảm.
Ở giai đoạn nhẹ, cường giáp có thể được điều trị bằng các loại thuốc như: thuốc chống viêm tuyến giáp, thuốc kháng giáp dài hạn hay thuốc đối kháng thụ thể beta-adrenergic. Với những người bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật để phá hủy, loại bỏ các mô tuyến giáp.
Tiêu chảy kéo dài khi nào cần khám gấp?
Thăm khám giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề nghiêm trọng và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm cho người bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đến ngay cơ sở y tế gồm:
- Tiêu chảy liên tục trên 10 lần/ ngày
- Mất nước nghiêm trọng: môi khô, miệng đắng, da khô, niêm mạc nhợt,…
- Sốt cao không giảm, người mệt mỏi, mắt lờ đờ
- Nổi ban tím, đỏ xen lẫn đốm trắng trên da
- Đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa liên tục
- Tiêu chảy ra máu
Làm sao để cải thiện tình trạng tiêu chảy kéo dài?
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây, người bệnh nên thực hiện những điều sau để khắc phục tiêu chảy kéo dài nhanh hơn.
Điều trị theo chỉ định
Phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài thường bao gồm: bù nước điện giải và điều trị triệu chứng. Cụ thể:
Bù nước điện giải
Phổ biến nhất là sử dụng dung dịch oresol. Một số người không hấp thu được glucose trong oresol làm tăng tiêu chảy thì cần thay thế bằng dịch truyền đường tĩnh mạch cho đến khi có đáp ứng với oresol.
Những trường hợp uống kém, nôn nhiều hoặc tốc độ thải phân lớn ((>10ml/ kg/ giờ) cần được bù nước điện giải bằng đường tĩnh mạch bằng dung dịch Lactate Ringer, Natri Clorid 0,9% tốc độ truyền 75ml/ kg/ 4giờ.
Sử dụng thuốc
Mục đích của việc sử dụng thuốc là kiểm soát tiêu chảy, ngăn mất nước cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ dùng thuốc khi đã biết rõ nguyên nhân tiêu chảy và được bác sĩ đồng ý.
Một số thuốc thường được sử dụng gồm:
- Bismuth: Tạo lớp màng bao phủ niêm mạc đường ruột, từ đó hạn chế sự nhạy cảm của ống tiêu hóa, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn lên niêm mạc.
- Loperamide: Có tác dụng giảm nhu động ruột, từ đó giảm số lần đại tiện, giúp phân thành khuôn.
- Octreotide: Thuốc giúp tăng hấp thu nước – điện giải qua đường tiêu hóa và làm giảm nhu động ruột, được sử dụng cho các trường hợp tiêu chảy nặng.
- Codein: Giúp giảm đau, làm giảm thời gian phân đi qua đường tiêu hóa, khiến phân khô hơn.
- Kháng sinh: Được dùng cho những trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Áp dụng bài thuốc thảo dược
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc thảo dược đơn giản giúp trị tiêu chảy an toàn.
Một số bài thuốc phổ biến như:
- Búp ổi: Hái vài búp ổi non, rửa sạch rồi đun sôi khoảng 30 phút cùng nước và chút muối. Chắt lấy phần nước và uống khi còn ấm.
- Nước gạo rang: Dùng khoảng 10g gạo sao vàng, 15g lá ngải cứu khô và 10g đường đỏ cho vào ấm nước, đun sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn ấm. Thực hiện 1 lần/ ngày, sau 2 ngày sẽ thấy cải thiện.
- Lá mơ: Dùng khoảng 100g lá mơ rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn cùng 1 quả trứng gà, thêm một chút muối. Đem hỗn hợp lên áp chảo đến khi trứng và lá mơ chín thì lấy ra ăn. Thực hiện 2 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng hiệu quả của phác đồ điều trị và ngăn tiêu chảy kéo dài tái phát. Dưới đây là những lưu ý cụ thể.
Ăn những món lỏng có muối và đường
Mất nước, điện giải và thiếu hụt dinh dưỡng là những nguy cơ thường trực đối với người bị tiêu chảy kéo dài. Tính trạng này có thể gây rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể suy nhược. Một trong những cách tốt nhất để chống lại tình trạng mất nước là ăn những món lỏng có chứa muối và đường. Muối làm chậm quá trình mất nước, trong khi đó, đường giúp cơ thể bạn hấp thụ muối tốt hơn.
Các món ăn lỏng như cháo, súp được chế biến chín kỹ, đơn giản là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiêu chảy. Những món ăn này giúp bổ sung glucose, muối và các chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh nên lựa chọn một số món “lành dạ” như: cháo thịt gà, cháo thịt nạc, cháo trứng gà,….
Nên ăn theo chế độ BRAT
Trong nhiều năm, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị người bệnh tiêu chảy nên ăn theo chế độ BRAT. Đây là chế độ ăn gồm các thực phẩm như: chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng.
Thực phẩm BRAT ít chất xơ và có thể giúp làm cho phân của bạn rắn chắc hơn. Bên cạnh đó, chuối là trái cây chứa nhiều kali và giúp thay thế các chất điện giải mà cơ thể đã mất đi do tiêu chảy. Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm: bột yến mạch, khoai tây luộc hoặc nướng (đã gọt vỏ) hoặc gà nướng đã bỏ da. Đây là những thực phẩm đơn giản giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu, dung nạp.
Thực phẩm giàu Probiotic
Thực phẩm giàu probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, phục hồi các vi khuẩn có lợi mà cơ thể thải ra khi bị tiêu chảy.
Những thực phẩm điển hình của nhóm này gồm: sữa chua, kefir, natto,… Tuy nhiên, khi sử dụng sữa chua hoặc kefir, hãy chọn loại không đường hoặc ít đường, vì lượng đường cao có thể tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn ở một số người bệnh.
Tránh thực phẩm bất lợi
Khi bạn đang bị tiêu chảy hoặc đang hồi phục sau tiêu chảy, hãy tránh những thực phẩm khó tiêu, dễ sinh khí hoặc dễ gây kích ứng đường ruột.
Danh sách thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy kéo dài bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm cả đồ uống protein làm từ sữa)
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay, nóng
- Thực phẩm chế biến công nghiệp, có sử dụng phụ gia thực phẩm
- Cá mòi
- Rau sống
- Hành
- Ngô
- Các loại trái cây họ cam quýt, dứa, anh đào, quả mọng có hạt, quả sung, nho.
- Đồ uống có cồn
- Đồ uống chứa caffein như: cà phê, soda và đồ uống có ga
- Chất làm ngọt nhân tạo
Một thói quen tốt khi bị tiêu chảy kéo dài là viết nhật ký thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa và loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Thay đổi lối sống
Lối sống lành mạnh góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó cải thiện các bất thường tại hệ tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy kéo dài. Một số thói quen tốt được gợi ý cho bạn gồm:
- Nên uống nước đun sôi để nguội trong vòng 24h.
- Sơ chế kỹ thực phẩm trước khi nấu.
- Chế biến chín kỹ các món ăn
- Làm sạch bề mặt bếp để tránh sự trú ngụ của vi khuẩn, ký sinh trùng
- Rửa hoặc khử trùng trái cây và rau quả trước khi ăn sống.
- Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chăm sóc người bệnh
☛ Tham khảo thêm tại: Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người đại tràng co thắt thể tiêu chảy
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến nghị cho người bệnh tiêu chảy kéo dài do đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)
Theo các chuyên gia, trong Tràng Phục Linh PLUS chứa hoạt chất 5 – Hydroxytryptophan (5–HTP) có khả năng chuyển hóa thành serotonin khi vào cơ thể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra khi có các xung động kích thích trong lòng ruột, có tác dụng giảm tính nhạy cảm của ruột, điều hòa nhu động khiến phân di chuyển ổn định và tạo khuôn tốt hơn.
Ngoài ra, 5-HTP còn giúp cải thiện tâm trạng của người bệnh, giải quyết vấn đề vòng tròn “tâm lý – bệnh lý” thường gặp gặp ở bệnh nhân đại tràng co thắt. Đây được xem là tác động khắc phục căn nguyên gây bệnh.
Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa nhiều thành phần có lợi khác như: ImmuneGama giúp cân bằng lợi khuẩn, tăng đề kháng, ổn định môi trường đường ruột. Các thảo dược như: bạch truật, hoàng bá, bạch thược, bạch phục linh có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu diệt hại khuẩn, khắc phục các triệu chứng: đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém,…
Tràng Phục Linh Plus đã được Bộ y tế cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc nên bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm này.
Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề tiêu chảy kéo dài. Hy vọng qua nội dung đã chia sẻ, người bệnh có thể phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, từ đó lựa chọn được những phương pháp ứng phó phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.uptodate.com/contents/chronic-diarrhea-in-adults-beyond-the-basics
- https://www.verywellhealth.com/what-is-diarrhea-796828
- https://www.healthline.com/health/diarrhea/chronic-diarrhea
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319995
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn