Tiêu chảy là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người già. Trường hợp tiêu chảy nhẹ thường có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc hoặc đến các cơ sở y tế. Nhưng khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài thì đây là dấu hiệu cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy gồm có thể cấp tính và thể mạn tính:
- Thể cấp tính: Thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần. Hầu hết tiêu chảy cấp tính thường nhẹ và có thể tự khỏi.
- Thể mãn tính: Diễn ra ít nhất trong khoảng 4 tuần, trong đó không có 2 ngày liền ngừng tiêu chảy. Tiêu chảy thể mãn tính có thể xảy ra liên tục, kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt rồi biến mất. Đây có thể là dấu hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.
Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy nhiều lần có thể kể đến là:
Nhiễm khuẩn đường ruột (Nhiễm trùng đường ruột)
Việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, Escherichia coli (E.coli),… Norovirus (gây tiêu chảy cấp ở người lớn), hoặc kí sinh trùng Giardia lamblia (G. lamblia), Cryptosporidium enteritis (C. enteritis) là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy.
Người bệnh thường có các biểu hiện đau bụng râm ran, miệng đắng, buồn nôn, nôn và bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng, không thành khuôn.
Sử dụng một số thuốc
Nếu bạn ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn bị tiêu chảy thì nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc mà bạn đang sử dụng, điển hình là kháng sinh.
Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ khiến những vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn gây hại có cơ hội thắng thế và làm mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột, gây tiêu chảy.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc sau ít nhiều cũng gây ra tình trạng tiêu chảy:
- Thuốc trị chứng ợ chua, ợ nóng (thuốc ức chế bơm proton).
- Thuốc nhuận tràng.
- Thuốc điều trị ung thư.
- Thuốc kháng acid có chứa Magie.
Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày và gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt cũng như công việc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác giúp giảm thiểu tình trạng này.
Không dung nạp thức ăn
☛ Không dung nạp lactose
Nguyên nhân của bệnh này là do cơ thể không sản xuất đủ enzym lactase tham gia vào quá trình phân giải đường lactose. Thiếu hụt enzym lactase, đường lactose sẽ được phân giải thành các khí Hydro, Metan,… và acid béo. Chính vì thế, sau khi ăn các thực phẩm chứa lactose khoảng 30 phút đến 2 giờ, người bệnh thường bị đau bụng, tiêu chảy kèm theo đầy hơi, chướng bụng.
☛ Không dung nạp gluten (Bệnh Celiac)
Gluten là một loại protein có trong lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và hàng loạt sản phẩm tạo thành từ các loại ngũ cốc này như bia, bánh mì, bánh quy, ngũ cốc tổng hợp,…
Đa phần nguyên nhân gây bệnh không dung nạp Gluten là do yếu tố di truyền. Khi bạn bổ sung các thực phẩm chứa Gluten vào cơ thể, hệ thống miễn dịch tấn công và gây tổn thương niêm mạch ruột non.
Các triệu chứng của bệnh có sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Trẻ em thường gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phân có mùi hôi bất thường. Khác với trẻ em, người lớn thường có các biểu hiện như mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đau cơ, xương khớp, lo lắng, cáu gắt,…
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng co cứng,…) là một trong những hội chứng gây rối loạn tiêu hóa kéo dài và dai dẳng.
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác mắc hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các yếu tố sau có thể có liên quan:
- Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Sự co bóp bất thường của đại tràng.
- Yếu tố di truyền.
- Yếu tố nội tiết.
- Trạng thái căng thẳng, lo âu.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến mà hầu hết người mắc hội chứng ruột kích thích đều gặp phải. Người bệnh thường đau ở vị trí hố chậu phải, vùng trên rốn.
Tiêu chảy: Người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày (3 – 5 lần/ngày). Phân lỏng, nát, không thành khuôn và có lẫn chất nhầy nhưng tuyệt đối không bao giờ lẫn máu.
Táo bón: Phân rắn, lượng ít, vón cục, số lần đi đại tiện ít hơn bình thường. Đôi khi tình trạng táo bón có thể xen kẽ với tiêu chảy.
Chướng bụng, đầy hơi: Đây là những triệu chứng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng thường biến mất sau khi đi tiêu.
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Biện pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mạn tính nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, không được tự ý dừng điều trị khi thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là căn bệnh ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. Bệnh gây ra bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại làm tổn thương niêm mạc đại tràng.
Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Ngộ độc thức ăn do sử dụng thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh hoặc có chứa các vi khuẩn gây bệnh.
- Nhạy cảm, dị ứng với thực phẩm.
- Áp lực, căng thẳng, lo âu.
- Sử dụng kháng sinh kéo dài.
- Một số bệnh lý: Crohn, lao,…
Viêm đại tràng được chia thành cấp tính và mãn tính với các triệu chứng như:
Viêm đại tràng cấp tính: Đặc trưng bởi tình trạng khởi phát đột ngột. Đau bụng liên tục, đau ở vùng bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có chất nhầy đôi khi còn dính máu.
Viêm đại tràng mãn tính: Đau bụng âm ỉ, kéo dài. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày (4 – 5 lần/ngày), có thể gặp tình trạng táo bón xen kẽ tiêu chảy, phân lúc lỏng lúc táo, mùi hôi tanh, lẫn máu hoặc dịch nhầy. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, cảm giác mót rặn, đi ngoài chưa hết,…
Giống như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cũng chưa có biện pháp điều trị dứt điểm và không tái phát. Vì vậy, bạn cần có biện pháp sống chung lâu dài với bệnh như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện sức khỏe, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời,…
Trong trường hợp xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày đồng nghĩa với việc lượng nước và điện giải mất đi cũng tăng lên. Nếu không bổ sung nước và điện giải kịp thời, người bệnh có thể gặp tình trạng tim đập nhanh, co giật, sốc, các biến chứng thần kinh không hồi phục, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, tiêu chảy nhiều lần có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất. Kết quả là, người bệnh bị suy dinh dưỡng và sụt cân nhanh chóng.
Thêm vào đó, bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì các bệnh lý đó có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiêu chảy có máu: Nhận diện dấu hiệu nguy hiểm!
Tiêu chảy ở mức độ nào thì phải đi khám bác sĩ?
Đại đa số trường hợp tiêu chảy thường nhẹ, có thể điều trị tại nhà hoặc tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày kèm theo các triệu chứng sau thì bạn không nên lơ là mà cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Sốt cao hơn 38oC và kéo dài.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy nhiều lần, kéo dài hơn 2 ngày.
- Các biểu hiện mất nước như đi tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu đậm, khô miệng, chóng mặt.
- Phân có lẫn máu, nhày hoặc có màu xám, đen.
- Bị nôn mửa nhiều lần.
- Sút cân nhanh chóng.
Điều trị tiêu chảy nhiều lần trong ngày như thế nào?
Điều trị tại nhà
Bạn có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy ngay tại nhà bằng một số mẹo đơn giản sau:
Bổ sung nước cho cơ thể: Khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mất nước và điện giải là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, bạn cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây như táo, mận,… hoặc các loại trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà,…
Bổ sung điện giải cho cơ thể: Uống oresol hoặc các loại nước khoáng, nước thể thao, nước dừa,…
Tránh một số loại thức ăn và đồ uống: Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên tồi tệ hơn như sữa, rượu, đồ uống chứa cafein, đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng,…
Sử dụng thực phẩm giàu tinh bột: Đây là biện pháp làm giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa khi bạn bị tiêu chảy. Gạo, bột sắn, ngũ cốc,… là sự lựa chọn tối ưu khi bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Bạn cần lưu ý không nên ăn bột yến mạch vì đường ruột khó có thể hấp thu được chất dinh dưỡng trong thực phẩm này.
Sữa chua: Khi bị tiêu chảy, sữa chua được coi là thực phẩm “cứu cánh” dành cho bạn. Chính thành phần acid lactic trong sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn giúp bổ sung số lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Bạn tham khảo thêm những lưu ý khi bị tiêu chảy trong video dưới đây:
Điều trị tại cơ sở y tế
Khi đã thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:
➤ Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu các thuốc kháng sinh được kê trước đó khiến bạn bị tiêu chảy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp thay thế phù hợp.
➤ Truyền dịch: Truyền dịch qua đường tĩnh mạch giúp bạn bổ sung lượng nước và chất điện giải đã mất và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
➤ Các loại thuốc khác: Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy nhiều lần do các bệnh lý mạn tính như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, không dung nạp lactose, gluten,… bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bạn kiểm soát được tình trạng tiêu chảy.
☛ Có thể bạn quan tâm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy là bệnh gì?
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng tiêu chảy?
Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạn nên:
✔ Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh cá nhân
- Rửa tay 5 bước theo khuyến cáo của bộ y tế trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi xử lí các chất bẩn.
- Khử trùng những chỗ ẩm thấp, bám bụi lâu ngày quanh khu vực nhà ở, sinh hoạt.
✔ Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, cẩn thận trong ăn uống thực phẩm
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
- Khi đi du lịch đến địa phương khác, bạn nên ăn các thực phẩm đã nấu chín và hạn chế uống nước ở suối, sông.
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm sống, tái, rượu, bia, nước có gas,…
- Không nên ăn những thức ăn được cho là kị nhau khi dùng chung.
Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm từ thảo dược – Tràng Phục Linh PLUS là một trong những biện pháp phòng ngừa tiêu chảy nhiều lần khá hữu hiệu.
Tràng Phục Linh PLUS được tạo nên từ các thành phần: ImmuneGamma, 5-HTP, Bạch Phục Linh, Hoàng Bá, Bạch Truật,…
ImmuneGamma giúp tăng sinh họ vi khuẩn lành tính Lactobacillus, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi tốt trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.
Hoàng bá chứa một lượng không nhỏ berberin. Berberin có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Điểm ưu việt của Berberin so với các loại thuốc kháng sinh đó là vừa có khả năng diệt khuẩn tốt vừa không gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:
- Cải thiện tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, tiếp thêm lợi khuẩn và loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời tăng sức đề kháng đường ruột.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, tiêu chảy, phân sống, phân lỏng.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/how-long-does-diarrhea-last#causes
- https://medlineplus.gov/diarrhea.html
- https://suckhoedoisong.vn/8-chieu-thuc-tri-tieu-chay-tai-nha-cuc-don-gian-n104454.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn