Thỉnh thoảng bụng sẽ phát ra những tiếng kêu sau khi ăn và bạn không mấy quan tâm về chuyện này. Thế nhưng, khi những tiếng bụng kêu sau khi ăn xuất hiện với tần suất nhiều hơn mỗi ngày đi kèm với những cơn đau liệu có bình thường hay không? Nếu không thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và làm cách nào để cải thiện?

Mục lục
Bụng kêu sau khi ăn là bình thường hay bất thường?
Các nhà khoa học gọi hiện tượng bụng kêu sau khi ăn là Borborygmi. Đây là một tác dụng phụ tự nhiên của quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày do ruột tạo ra.
Để tiêu hóa thức ăn, dạ dày sẽ tạo ra những cơn co thắt cơ, hình thành khí và vận chuyển thức ăn, chất lỏng qua ruột. Khi thức ăn thoát ra khỏi dạ dày và đi vào ruột non, trong quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, ruột sẽ tạo ra các bong bóng khí khiến bụng liên tục phát ra những tiếng kêu.
Nếu bụng chỉ phát ra tiếng kêu mà không đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bụng kêu sau khi ăn đi kèm với những cơn đau thắt, khí thừa, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng,… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa trong cơ thể đang gặp vấn đề.
Đọc thêm: Sôi bụng về đêm là tại sao?
Bụng kêu sau khi ăn kèm triệu chứng là dấu hiệu bệnh gì?
Nếu bụng bạn liên tục “kêu réo” sau bữa ăn đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu ở bụng và suy nhược cơ thể, rất có thể hệ tiêu hóa đang phải đối mặt với những vấn đề sau đây:
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một nguyên nhân phổ biến khiến bụng kêu sau khi ăn. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do một trong hai nguyên nhân: Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoặc ký sinh trùng, nấm mốc tự phát do quá trình bảo quản không đúng cách.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ngoài tiếng bụng kêu, ngộ độc thực phẩm còn có thể khiến bạn đau dạ dày và chuột rút, buồn nôn, ói mửa, khó tiêu, sốt, ớn lạnh, mất nước, chóng mặt. Nếu các triệu chứng này trở nặng, đồng thời xuất hiện máu trong chuyển động ruột hoặc tiêu chảy thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm nhưng những nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm: Trẻ nhỏ, những người có hệ thống miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai và những người trong độ tuổi trung niên.

Không dung nạp thực phẩm
Bụng kêu sau khi ăn đôi khi có thể là dấu hiệu nhận biết chứng không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như không dung nạp đường lactose – một loại đường tự nhiên trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Không dung nạp lactose có thể xảy ra ở những người mà cơ thể không sản xuất đủ lactase, một loại enzyme chịu trách nhiệm phân hủy lactose. Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến là bụng kêu và sôi sùng sục, đầy hơi, chuột rút, đau dạ dày, tiêu chảy, phân có mùi hôi, buồn nôn.
Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng không dung nạp lactose chính là thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng, tránh các sản phẩm từ sữa và thực phẩm có chứa lactose.
Bệnh Celiac
Những người bị bệnh Celiac có thể gặp phải các triệu chứng tiêu hóa sau khi ăn thực phẩm có chứa gluten, một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mạch đen, lúa mì.
Khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với sự hiện diện của gluten trong cơ thể và bắt đầu tấn công niêm mạc ruột non, tình trạng bụng kêu sẽ xuất hiện đi kèm với các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy dai dẳng hoặc táo bón, đau nhức xương khớp,…
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như tê hoặc ngứa ran ở chân, lú lẫn và mệt mỏi, lở miệng, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và thực hiện các phương pháp chữa trị phù hợp.
Viêm dạ dày ruột do virus
Bụng kêu sau khi ăn đi kèm với những cơn đau quặn thắt, chuột rút, tiêu chảy, sốt, buồn nôn hoặc ói mửa rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm dạ dày ruột – một bệnh lý của nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Viêm dạ dày ruột còn được gọi là “bệnh cúm dạ dày” do virus gây ra. Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày ruột do virus ở người lớn, ở trẻ em, virus này có tên gọi là Rotavirus.
Viêm dạ dày ruột do virus thường không nghiêm trọng, cũng không gây tử vong. Tuy nhiên, tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên đi kèm với những cơn đau quặn thắt có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, thiếu dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn được gọi là đại tràng co cứng, đại tràng kích thích hoặc viêm đại tràng nhầy. Các triệu chứng của IBS thường xảy ra cùng nhau, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người.
Đau dữ dội ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng là triệu chứng phổ biến của IBS và sẽ thuyên giảm sau khi bạn đi tiêu. Ngoài ra, tiêu chảy, táo bón, vừa tiêu chảy vừa táo bón, đầy hơi, bụng kêu liên tục và chướng bụng cũng là những biểu hiện thường thấy khi bị IBS.
Nguyên nhân gây ra hội chứng IBS vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên một số chuyên gia đã nhận định sự tăng nhạy cảm của ruột đã gây ra hiện tượng này. Các yếu tố tăng nhạy cảm của ruột bao gồm:
- Co thắt cơ trong ruột: Thành ruột được lót bằng các lớp cơ và sẽ co lại khi chúng di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa. Các cơn co thắt cơ mạnh kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích.
- Sự bất thường của hệ thần kinh: Các tín hiệu phối hợp kém giữa não và ruột có thể khiến cơ thể phản ứng quá mức với những thay đổi thường xuyên xảy ra trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nhiễm trùng nặng: IBS có thể phát triển sau một đợt tiêu chảy nghiêm trọng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
- Sự căng thẳng: Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng có nguy cơ phát triển các triệu chứng của IBS nhiều hơn.
- Những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột: Những thay đổi của vi khuẩn, nấm và virus cư trú trong ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.
Các triệu chứng khi bị IBS tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, thiếu sức sống, chất lượng cuộc sống cũng suy giảm nghiêm trọng.
Tiêu hóa kém
Đau dạ dày, đầy hơi với âm thanh ùng ục phát ra từ bụng có thể gây khó chịu và xấu hổ. Nhưng đừng xem nhẹ, vìđây có thể là những dấu hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang hoạt động không tốt.
Tình trạng tiêu hóa kém có thể xuất hiện nếu bạn hút thuốc, ăn hoặc uống quá nhiều một cách nhanh chóng, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chua hoặc cay, uống đồ uống có ga, đồ uống chứa caffeine quá thường xuyên.
Khó tiêu tái diễn có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm túi mật.
Tắc ruột
Tắc ruột là sự tắc nghẽn bên trong ruột già hoặc ruột non, ngăn không cho thức ăn đã tiêu hóa và các chất thải trong đường tiêu hóa đi qua. Các tình trạng có thể gây tắc ruột bao gồm khối u, thoát vị hoặc mô sẹo do phẫu thuật ruột.
Khi bị tắc ruột, bạn có thể gặp các triệu chứng như bụng sôi và kêu ùng ục, đau bụng từng cơn, buồn nôn và ói mửa. Nếu có các triệu chứng của tắc ruột, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức vì căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm đại tràng
Nếu bụng phát ra những tiếng kêu đi kèm với triệu chứng như sốt, ớn lạnh, viêm mắt, viêm da, thậm chí là máu lẫn trong phân thì đừng nên xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị viêm đại tràng.
Viêm đại tràng là một bệnh viêm ruột (IBD) ảnh hưởng đến lớp niêm mạch trong cùng của ruột già và trực tràng. Dựa theo vị trí xuất hiện, viêm đại tràng có thể chia thành các loại như sau:
- Viêm loét trực tràng: Thường xuất hiện ở khu vực gần hậu môn (trực tràng). Chảy máu trực tràng là một dấu hiệu điển hình của bệnh này.
- Viêm tuyến tiền liệt: Thường xuất hiện ở trực tràng và đại tràng sigma (phần cuối của đại tràng). Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, đau quặn bụng.
- Viêm đại tràng trái: Đây là tình trạng viêm kéo dài từ trực tràng tới đại tràng sigma. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, đau quặn bụng, đặc biệt là phía bên trái và đi đại tiện gấp.
Viêm đại tràng có thể xuất hiện do nhiễm trùng đường ruột, thiếu máu cục bộ, các bệnh viêm ruột, phản ứng dị ứng hoặc do sự xâm lấn thành ruột kết bởi các tế bào bạch cầu lymphocytic hoặc collagen.
Các triệu chứng thường phát triển theo thời gian. Ban đầu chỉ là những triệu chứng nhẹ như sốt, ớn lạnh, đau bụng hoặc chuột rút, đầy hơi, bụng kêu, tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu nghiêm trọng.
Nếu không được chữa trị kịp thời có thể phát triển thành các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng như đại tràng đục lỗ, mất nước, loãng xương, ung thư ruột kết và đông máu trong tĩnh mạch, động mạch.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng bụng kêu sau khi ăn?
Bụng kêu sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong trường hợp bụng kêu đi kèm với những triệu chứng nhẹ bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để cải thiện tình hình.
Gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị
Nếu tình trạng bụng kêu sau khi ăn diễn ra liên tục đi kèm với những cơn đau quặn thắt hoặc các triệu chứng khác, cách điều trị đầu tiên mà bạn nên nghĩ tới chính là đến gặp bác sĩ, chuyên gia y tế để chẩn đoán bệnh.
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tiếng kêu và những cơn đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn cho bạn những cách điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng, đồng thời hạn chế khả năng tái phát.
Bên cạnh việc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, hình thành và duy trì một số thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt cũng giúp bạn cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống là một điều rất quan trọng giúp bạn cải thiện tình trạng bụng kêu sau khi ăn cũng như giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý có liên quan ở mức thấp nhất.
Trong khi ăn, bạn hãy cố gắng nhai thức ăn một cách chậm rãi và kỹ lưỡng. Bằng cách nghiền nát hoàn toàn từng miếng ăn, dạ dày cũng sẽ hoạt động một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, ăn chậm nhai kỹ còn giúp hạn chế tối đa những “lỗ hổng khí” khi nuốt thức ăn, từ đó ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy hơi hiệu quả.
Chia nhỏ khẩu phần ăn cũng là một cách hay bạn nên thử. Thay vì chỉ ăn ba bữa chính, bạn có thể chia thành bốn đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Chế độ ăn này sẽ giúp bạn cải thiện quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, giảm tình trạng bụng kêu sau khi ăn và đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng cho các hoạt động.

Lựa chọn thực phẩm “thông minh”
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng khí đường ruột và tình trạng bụng kêu sau khi ăn. Bạn nên cố gắng xác định những loại thực phẩm khiến dạ dày và ruột phát ra tiếng kêu, đồng thời hạn chế sử dụng chúng.
Để cải thiện tình trạng bụng kêu sau khi ăn, bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu, thức ăn nhiều đường và thức ăn có tính axit. Dưới đây là những thực phẩm cụ thể mà bạn nên hạn chế.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose, có thể gây đầy hơi, bụng phát ra tiếng kêu và tiêu chảy ở những người không dung nạp lactose.
- Đậu: Đậu có chứa một lượng lớn carbohydrate có thể gây tiêu hóa kém ở một số người. Ngâm đậu trong vài giờ trước khi nấu có thể giúp giảm thiểu vấn đề này.
- Các loại rau họ cải: Hàm lượng cao chất xơ và lưu huỳnh trong các loại rau này có thể góp phần tạo ra khí dư thừa, khiến bụng kêu sau khi ăn. Cải Brussels, bông cải xanh, cải xoăn và bắp cải là những ví dụ điển hình.
- Đồ uống có ga: Sử dụng nhiều đồ uống có ga trong bữa ăn có thể dẫn đến tình trạng bụng kêu sau khi ăn và chướng bụng.
- Fructose và Sorbitol: 2 loại đường này được tìm thấy nhiều trong một số loại trái cây, rau, lúa mì, đồ uống có đường và thực phẩm chế biến. Theo Quỹ Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa (IFFGD), ăn nhiều thực phẩm chứa một trong hai loại đường này có thể là nguyên nhân khiến bụng kêu sau khi ăn.
- Giảm thực phẩm có tính axit: Cam quýt, cà chua và một số loại nước ngọt có nồng độ axit cao cũng góp phần gây ra tiếng kêu sau khi ăn, do đó bạn nên giảm bớt chúng trong chế độ ăn uống.
Đi bộ sau khi ăn
Đi bộ sau bữa ăn giúp di chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột một cách hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ ngay sau bữa ăn có thể làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày một cách đáng kể.
Hãy nhớ rằng điều này không áp dụng cho các bài tập cường độ cao hoặc tác động mạnh liên tục ngay sau bữa ăn. Bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng cách bữa ăn khoảng 5 – 10 phút sau đó là được.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Lo lắng hoặc căng thẳng quá độ có thể khiến quá trình tiêu hóa của dạ dày diễn ra chậm hơn, bụng cũng phát ra những tiếng kêu liên tục. Do đó, bạn hãy cố gắng hạn chế căng thẳng hết mức có thể, đồng thời tìm những cách giải quyết căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga, gặp gỡ bạn bè và chia sẻ với người thân.
Sử dụng thảo mộc làm dịu cơn đau
Một số loại thảo mộc có tác dụng làm dịu các cơ của đường tiêu hóa, từ đó làm dịu đường ruột. Gừng, bạc hà, thì là, quế hay rễ thục quỳ là những loại thảo mộc có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng bụng kêu sau khi ăn.
Đọc thêm: Tìm hiểu các loại thuốc điều trị sôi bụng
Sử dụng TPBVSK Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Để cải thiện tình trạng bụng kêu sau khi ăn, bạn cũng có thể lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK). Tràng Phục Linh PLUS được đánh giá là một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả hiện nay.

Tràng Phục Linh PLUS là kết quả của sự kết hợp nguồn nguyên liệu thảo dược tự nhiên và tiến bộ y học phương Tây. Các thành phần chính của sản phẩm này gồm có Immunegamma, cao Bạch Truật, cao Bạch Phục Linh, cao Bạch Thược, cao Hoàng Bá và 5-HTP.
Với công thức tối ưu từ những thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa, TPBVSK Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa góp phần duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ điều trị bệnh Đại tràng, Hội chứng ruột kích thích:
Tình trạng bụng kêu sau khi ăn là một hiện tượng bình thường của dạ dày và ruột khi tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu này đi kèm với những cơn đau và cảm giác khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện liệu pháp chữa trị tự nhiên. Đồng thời, đừng quên kết hợp với việc sử dụng đều đặn TPBVSK Tràng Phục Linh PLUS mỗi ngày để tăng cường và duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3460328/
- https://www.healthline.com/health/how-to-stop-stomach-growling
- https://www.biohmhealth.com/blogs/health/stomach-noises-and-pain-what-your-gut-is-telling-you
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn