Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) là một trong những bệnh lý về tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Thực tế, bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng các triệu chứng “hành hạ” khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Điều trị càng sớm bệnh càng ít gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh lý này.
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích hay còn các tên gọi khác như đại tràng kích thích, đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng… gồm một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính và thường xuyên tái phát nhưng không có tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột. Bệnh lý này khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh là 15 – 20%, chủ yếu ở nhóm đối tượng từ 40 – 60 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như stress, ăn uống không điều độ, nhiễm trùng ruột…
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đại tràng kích thích là đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng, số lần đi đại tiện thay đổi, hình dạng phân thay đổi, tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, chóng mặt, đau ngực,…
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Cho tới nay nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng. Do đó, không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm như sau:
Liệu pháp tâm lý
Trong một số trường hợp, tâm lý lo lắng, hoảng sợ khiến hội chứng ruột kích thích xảy ra liên tục và trở nên trầm trọng hơn. Để người bệnh an tâm và tin tưởng vào điều trị, bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh lý này cũng như nắm được tình trạng bệnh của mình. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về:
- Thông tin chính xác, chi tiết về cơ chế bệnh sinh, đặc điểm của bệnh lý để hiểu rằng đây là bệnh lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm, triệu chứng sẽ khởi phát theo từng đợt.
- Giải thích giúp người bệnh hiểu được phương pháp điều trị là tập trung kiểm soát triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Việc điều trị không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bạn.
Thay đổi thói quen ăn uống
Một yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình điều trị bệnh chính là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn như sau:
- Tránh các loại đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa như bánh ngọt chứa nhiều bơ, hoa quả chứa nhiều đường, thực phẩm ăn sẵn bảo quản lâu, chất kích thích (rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt…).
- Loại bỏ các thực phẩm dễ gây đầy hơi như thức uống có ga, rau củ quả họ nhà cải, hành tỏi…
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… nhằm hạn chế kích thích lên đường tiêu hóa.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón. Hãy từ từ tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và đậu.
- Ăn uống điều độ bằng cách ăn đúng giờ và đủ bữa, có thể chia 3 bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để giảm tải cho hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, việc bổ sung đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà giúp bạn di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa nhanh hơn.
- Loại bỏ gluten: Một số người không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy và đau bụng khi sử dụng các thực phẩm này. Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen…
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người bị IBS
Thay đổi lối sống
- Thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh ngồi quá lâu một tư thế, hãy đi lại vận động sau 1 – 2 giờ để cơ thể cũng như đường ruột không bị đình trệ.
- Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng trước khi thức dậy.
- Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ luyện tập sao cho phù hợp với bản thân nhất.
- Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài… Nhiều người bệnh thấy triệu chứng trầm trọng hoặc dễ tái phát hơn trong những thời điểm bản thân có nhiều lo âu, căng thẳng.
Dùng thuốc
Khi thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh mà các triệu chứng vẫn không được cải thiện, người bệnh nên cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng nhằm hỗ trợ triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng… Tùy từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh:
1. Nhóm thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng khó chịu ngay tức thì cho người bệnh bao gồm:
- Chế phẩm sinh học: Probiotics là lợi khuẩn tốt cho đường ruột, có khả năng làm giảm đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Chúng được tìm thấy trong sữa chua hay một số loại thực phẩm chức năng.
- Thuốc trị tiêu chảy: Loại thuốc chứa loperamide hydrochloride hay diphenoxylate có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy cho người bệnh. Một số loại thuốc như Imodium, Diarsed, Questran.
- Thuốc chống táo bón (thuốc nhuận tràng): Một số các loại thuốc chống táo bón có chứa thành phần hoạt chất như magie hydroxit hoặc polyethylene glycol có thể giúp người bị hội chứng ruột kích thích đi ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm đau: Các thuốc trị ruột kích thích có tác dụng giảm đau thường chứa thành phần hoạt chất như pregabalin hoặc gabaoentin có tác dụng làm dịu cơn đau bụng dữ dội hoặc có tác dụng giảm đầy hơi.
2. Nhóm thuốc kê đơn
Nếu tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn thì bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cụ thể nhằm điều trị bệnh hiệu quả hơn. Các loại thuốc được kê có thể là:
- Alosetron: Đây là loại thuốc dùng chữa hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng được kê đơn nhằm giảm đau dạ dày, thư giãn ruột kết và làm chậm sự di chuyển của chất thải, từ đó làm giảm tiêu chảy. Alosetron được bác sĩ kê đơn trong trường hợp bệnh nặng, bị tiêu chảy nghiêm trọng và chủ yếu dùng cho phụ nữ khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tốt.
- Thuốc chứa hoạt chất Eluxadoline: Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau bụng, giảm tình trạng tiêu chảy bằng cách làm giảm co thắt và bài tiết chất lỏng trong ruột đồng thời tăng trương lực cơ ở trực tràng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng và táo bón nhẹ.
- Rifaximin: Là thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa tiêu chảy.
- Lubiprostone: Thuốc có tác dụng làm tăng tiết chất lỏng trong ruột non, thúc đẩy phân di chuyển dễ dàng hơn. Đây là thuốc điều trị chứng táo bón khi các phương pháp khác không hiệu quả.
- Linaclotide: Giúp cải thiện kết cấu phân, làm giảm đầy hơi, đau bụng, xua tan cảm giác đi tiêu không hết phân. Thuốc được dùng từ 30 – 60 phút trước bữa ăn, tác dụng phụ có thể gây tiêu chảy nhẹ.
- Thuốc chống trầm cảm: Nếu bị đau do hội chứng ruột kích thích quá mực hoặc người bệnh bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đi tiêu ra máu, tiêu chảy, nôn ói, nuốt khó… Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mờ mắt, khô miệng, chóng mặt.
- Thuốc chống co thắt: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau bụng do co thắt ruột, làm chậm quá trình đi tiêu, phù hợp với những người bị tiêu chảy từng cơn nhằm giúp việc đi vệ sinh bớt thường xuyên hơn. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón, khô miệng và mờ mắt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
Mẹo dân gian
Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết ra rất nhiều mẹo hay chữa hội chứng ruột kích thích an toàn mà tiết kiệm. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Sau đây là một số mẹo mà bạn nên tham khảo.
Lá ổi:
Nếu người bệnh gặp các triệu chứng tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích gây ra có thể sử dụng lá ổi để cầm tiêu chảy và giảm đau bụng. Lá ổi còn giúp đào thải độc tố rất hiệu quả nên giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Cách dùng như sau:
- Lá ổi non rửa sạch, đun cùng nước sôi trong 15 – 20 phút.
- Uống mỗi ngày giúp cầm tiêu chảy, giảm đau bụng và đào thải độc tố.
Quả sung:
Theo đông y, sung là loại quả có tính bình, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, thanh tràng… Sung rất tốt cho người mắc các bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích. Với y học hiện đại, sung giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, hỗ trợ sợ phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
Cách dùng sung cải thiện hội chứng ruột kích thích như sau:
- Đem 2 – 3 quả sung già nhưng chưa chín rửa sạch.
- Nướng trên than cho hơi cháy xém một chút.
- Hãm sung đã nướng với nước sôi như nước trà và để khoảng 20 phút.
- Uống như trà, có thể thêm chút mật ong hay đường phèn để dễ uống hơn.
Cây lược vàng:
Trong thành phần của cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất phải kể đến như flavonoid, steroid,… có tác dụng kháng viêm, giảm đau khá hiệu quả. Ngoài ra, nhiều tài liệu còn ghi loại cây này có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư, kích thích tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể dùng loại cây này nhằm giảm các cơn đau co thắt đại tràng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:
- Cách 1: Đập dập lá và thân cây đem thái thành khúc rồi phơi nắng cho khô. Sau đó, đem ngâm ngập trong rượu trắng chừng 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 chén nhằm cải thiện bệnh.
- Cách 2: Rửa sạch, cắt nhỏ cả thân và lá cây rồi hãm với nước sôi trong vòng nửa ngày để uống thay nước.
Nha đam:
Nha đam là loại cây khá quen thuộc với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc… Nha đam không chỉ được dùng để làm đẹp mà còn có thể sử dụng để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng co thắt.
Cách thực hiện như sau:
- Lọc phần thịt bên trong lá nha đam, xay nhuyễn, lọc lấy nước và trộn với mật ong.
- Uống hỗn hợp từ 1 – 2 lần/ngày để kháng khuẩn, tiêu viêm và cải thiện vấn đề về tiêu hóa.
Củ sen:
Củ sen rất có hiệu quả trong việc điều hòa nhu động ruột, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích. Dân gian dùng củ sen để cải thiện bệnh lý này như sau:
- Chuẩn bị 40g củ sen, 60g gạo tẻ, đậu ván vừa đủ.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, củ sen thái nhỏ.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn.
- Ăn ngày 2 – 3 lần, thực hiện liên tục sẽ thấy hiệu quả.
Nghệ:
Trong nghệ rất giàu curcumin có tác dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Từ xa xưa, dân gian đã biết dùng nghệ trong nhiều bài thuốc chữa bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. Các bước áp dụng như sau:
- 50g nghệ tươi rửa sạch và cạo vỏ.
- Đem xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt.
- Thêm vào 3 thìa mật ong hòa với nước nghệ cho dễ uống.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
Nhìn chung, bất cứ phương pháp nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người có chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý kết hợp sử dụng thêm các loại TPBVSK có nguồn gốc thảo mộc để hỗ trợ giảm triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp chuyên biệt cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Nếu đạng đang lo lắng hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng tới cuộc sống thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như bạch truật, bạch phục linh và chế phẩm sinh học Immune Gamma, 5 – HTP, đem lại công dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tăng sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng, sôi bụng, chướng bụng…
- Khắc phục hiện tượng đi ngoài chướng hơi, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát, đau bụng không đi ngoài…
Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định thần kinh đại tràng theo đúng cơ chế gây bệnh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc.
Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước
1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn