Bạn không khỏi hoảng loạn, thậm chí sợ hãi khi mỗi lần đi ngoài lại thấy máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong nhiều trường hợp chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách chữa đi ngoài ra máu tại nhà hiệu quả ngay sau đây nhé.
Mục lục
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng có lẫn máu kèm khi đi ngoài. Máu có thể lẫn với phân, chảy thành giọt, thành tia hoặc dính trên giấy vệ sinh,… Khi phát hiện bị đi ngoài ra máu, bạn không nên chủ quan coi thường bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không tự dưng mà bạn bị đi ngoài ra máu, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng đại tiện ra máu bạn nên biết:
- Nứt kẽ hậu môn
- Rò ống tiêu hóa
- Bệnh kiết lỵ
- Viêm túi thừa
- Viêm đại trực tràng
- Bệnh trĩ
- Viêm dạ dày ruột
- Polyp đại trực tràng
- Ung thư đại – trực tràng
Bệnh lý về đại tràng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, đại tiện ra máu còn có thể do các nguyên nhân khác như:
- Xuất huyết tiêu hóa
- Sa trực tràng
- Nhồi máu do tắc mạch treo…
☛ Tham khảo thêm: Đi cầu ra máu ở nam giới do đâu?
Cách chữa trị đi cầu ra máu từ bài thuốc dân gian
Đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu thấy bệnh không thuyên giảm và tự khỏi sau 1 – 2 tuần bạn nên chủ động đi thăm khám sức khỏe tại những cơ sở y tế uy tín để biết chính xác triệu chứng đại tiện ra máu do bệnh nào gây ra. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị bệnh phù hợp tùy theo mức độ bệnh.
Trong trường hợp đi cầu ra máu tươi không do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra, bạn có thể tham khảo một số cách chữa đi ngoài ra máu tại nhà như:
Cỏ nhọ nồi
Cây cỏ nhọ nồi hay còn có tên gọi khác là cỏ mực, cây rau mực. Đây là cây thuốc nam có vị ngọt, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng tấy, chống xuất huyết tiêu hóa và có tác dụng cầm máu tốt, đặc biệt là cầm máu nhanh chóng ở vết thương ngoài.
Cỏ nhọ nồi chữa đi ngoài ra máu là phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu. Bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi để chữa đi cầu ra máu bằng cách sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị 300g cỏ mực tươi, chỉ lấy thân và lá, bỏ rễ.
- Rửa sạch cây cỏ mực, để ráo nước.
- Tiến hành nướng cỏ mực trên một viên ngói hoặc tấm kính thủy tinh (dày tối thiểu 1cm) cho tới khi cỏ mực khô giòn.
- Tán cỏ mực thành bột, mỗi ngày dùng 8g bột cỏ mực pha với nước ấm uống trực tiếp.
Cách 2:
Lấy 1 nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ, rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước, bã đem đắp ngoài hậu môn.
Cây ngải cứu
Ngải cứu hay còn được gọi là cây thuốc cứu, cây ngải diệp, là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng chữa nhiều bệnh lý. Theo đông ý, ngải cứu có vị đắng, tính hơi ấm có tác dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng…Đặc biệt, ngải cứu còn được dùng trong sơ cứu vết thương và chữa trị đi ngoài ra máu thông thường. Dùng ngải cứu chữa đi ngoài ra máu theo cách sau:
Cách 1:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để được đảm bảo.
- Giã nát hoặc xay nhuyễn lá ngải cứu, sau đó đắp vào vùng hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm.
- Kiên trì thực hiện trong một thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cao.
Cách 2: Ngải cứu và cỏ mực
- Chuẩn bị lá ngải cứu, cỏ mực, trắc bá và lá sen (đều là loại tươi) mỗi loại 40g.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, ngâm lại bằng nước muối pha loãng từ 20 – 30 phút.
- Vớt ra. để ráo nước, cho các nguyên liệu vào giã nát.
- Lấy miếng vải sạch vắt lấy nước cốt và chia uống 2 lần/ngày, nên uống trước bữa ăn 30 phút.
Cách 3: Lá ngải cứu với trứng
Lá ngải rửa sạch, thái nhỏ kết hợp với trứng rồi rán lên ăn cùng với cơm tạo thành món ăn vừa thơm ngon lại có tác dụng cải thiện đi ngoài ra máu.
Rau sam
Rau sam có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giải độc gan, kích thích lưu thông máu, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi tiểu… Loại thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng, bao gồm cả chứng đi ngoài ra máu.
Cách chữa đi ngoài ra máu từ rau sam như sau:
- Rau sam rửa sạch, giã và chắt lấy nước.
- Pha thêm chút đường hay mật ong vừa đủ, uống khi đói.
- Ngày uống 1 lần cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.
Hoa hòe
Hoa hòe có chứa nhiều hoạt chất quý như rutin, quercetin, glucosit… có tác dụng đặc biệt trong việc củng cố độ bền cho các thành mạch, tự đó hạn chế chảy máu, giúp điều trị đi ngoài ra máu khá hiệu quả. Để tăng tác dụng điều trị người ta kết hợp hoa hòe với một số vị thuốc khác. Dưới đây là một số cách dùng hoa hòe làm thuốc chữa đi ngoài ra máu:
Cách 1: Uống nước sắc hoa hòe
- Nụ hòe khô 25g + 10g địa du đã sao đen + 15g rau diếp cá tươi.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào ấm sắc với 500ml nước cho tới khi còn 1 nửa thì chắt ra.
- Sắc thuốc lần 2 và lần 3 như lần đầu tiên.
- Trộn đều 3 lần nước thuốc sắc vào với nhau, dùng uống làm 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn.
Cách 2: Hoa hòe nấu canh
- Chuẩn bị hoa hòe tươi 20g và 250g lòng non lợn.
- Làm sạch lòng non lợn, thái khúc và đem phi vàng với hành khô để tạo mùi thơm, nêm gia vị cho đậm đà.
- Bắc nồi canh đun với khoảng 1,5 lít nước lọc.
- Cho hoa hòe và lòng non lợn vào nồi canh đun sủi, thêm gia vị và vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
- Có thể thực hiện món ăn 3 – 4 lần/tuần.
Lá mơ lông
Lá mơ có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các hợp chất hữu cơ hoạt tính sinh lý cao với cơ thể là paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như thuốc kháng sinh. Do đó, lá mơ được dùng để điều trị các bệnh đi ngoài ra máu và bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa.
Dùng lá mơ để cải thiện chứng đi ngoài ra máu theo các sau đây:
- Chuẩn bị lá mơ lông tươi, 1 quả trứng gà ta và lá chuối tươi.
- Đập trứng vào bát, rửa sạch lá mơ, thái nhỏ và cho vào bát trứng đánh đều, cho gia vị vừa vặn.
- Đặt lá chuối lên bếp trên lòng chảo chống dính, đổ trứng gà lá mơ vào lớp lá chuối và đun nhỏ lửa cho tới khi trứng chín.
- Cho ra đĩa dùng trực tiếp hoặc ăn với cơm, ngày ăn 2 lần và áp dụng từ 10 – 15 ngày sẽ thấy triệu chứng đi ngoài ra máu thuyên giảm.
Rau diếp cá
Dùng rau diếp cá chữa đi ngoài ra máu là cách dân gian khá đơn giản, tiết kiếm, dễ tìm kiếm và mang lại công dụng cao. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Dùng bài thuốc từ rau diếp cá rất tốt đối với người bị đi ngoài ra máu do táo bón, trĩ hoặc do dùng nhiều rượu bia. Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
Cách 1: Hái lá diếp cá, rửa sạch và ăn sống thay cho những loại rau khác trong bữa ăn.
Cách 2: Lấy 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch và cho ít nước vào xay thành ly nước uống. Uống trước khi ăn khoảng 1 giờ, uống 3 ngày liên tiếp để cải thiện chứng đại tiện ra máu.
Cách 3: Lá diếp cá khô rửa sạch rồi cho vào nồi đun 15 phút và đem ra xông vùng vết thương dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm thì lấy bã rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.
Vỏ cây hồng
Một trong những bài thuốc được nhiều người áp dụng để cải thiện đi ngoài ra máu là từ vỏ cây hồng. Cách dùng như sau:
- Phơi khô 120g vỏ cây hồng rồi sấy chín.
- Giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này uống cùng nước gạo.
- Ngày dùng 1 lần, sử dụng đều đặn trong vòng 2 tuần giúp thuyên giảm triệu chứng đi ngoài ra máu.
☛ Thông tin xem thêm: Táo bón ra máu phải làm sao?
Chữa đi ngoài ra máu bằng thuốc Tây y
Ngoài các mẹo dân gian, để cải thiện đi ngoài ra máu bạn có thể dùng thuốc tây và kết hợp thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, một số người bị chứng đi ngoài ra máu vẫn còn do dự không sử dụng thuốc tây. Bởi thực tế loại thuốc nào có thể gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu:
- Thuốc Bisacodyl: Là dẫn chất của diphenylmethan có tác dụng kích thích thành ruột, nhuận tràng làm tăng chuyển động của ruột giúp đẩy phân ra khoài. Thuốc còn được sử dụng làm sạch ruột trước khi khá hay phẫu thuật ruột.
- Thuốc Miralax: hay còn gọi Polyethylene glycol 3350), là thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để điều trị đi cầu ra máu tươi do táo bón lâu ngày.
- Thuốc Glycerin: Có tác dụng nhuận tràng giúp ruột giữ nhiều nước hơn, làm mềm phân điều trị táo bón. Do đó, bạn sẽ dễ đi đại tiện hơn, đi ngoài ra máu được cải thiện.
- Thuốc Dulcolax: Được dùng để điều trị táo bón, làm trống ruột trước khi tiến hành phẫu thuật, nội soi đại tràng và một số thủ tục khác.
Làm sao để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu?
Để giảm bớt đi ngoài ra máu, người bệnh cũng cần tự thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình như:
Xây dựng thói quen đại tiện khoa học: Tập thói quen đại tiện là thói quen tốt mà người bệnh nên thực hiện. Hãy lựa chọn vào thời điểm thích hợp trong ngày, cố gắng không rặn và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
Dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đi ngoài ra máu . Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có tính nhuận tràng như các loại rau xanh, trái cây, củ cải, ngó sen, lòng đỏ trứng… Đặc biệt, nên hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh…
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Đi ngoài ra máu khiến hậu môn dễ viêm nhiễm. Do đó, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Lối sống lành mạnh: Một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tác động tốt tới quá trình hồi phục bệnh.
☛ Đọc thêm thông tin: Một số biện pháp cải thiện đi ngoài ra máu ở nữ giới
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn