Đầy hơi ở trẻ là hiện tượng dễ gặp nhưng cũng khiến cha mẹ hoang mang, lúng túng. Việc trị đầy hơi cho trẻ bằng những cách đơn giản, tại nhà luôn được phụ huynh ưu tiên bởi nó an toàn, tiện lợi, dễ thực hiện giúp bé giảm nhanh bứt rứt, khó chịu. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách trị đầy hơi cho trẻ tỉ mỉ, kĩ lưỡng và hiệu quả nhé.
Mục lục
Bé bị đầy hơi do đâu?
Đầy hơi ở trẻ là triệu chứng dễ gặp hơn người lớn bởi khi khóc hoặc bú sẽ dễ nuốt nhiều khí tạo thành hơi trong bụng. Khi bị đầy hơi bé sẽ cảm thấy khó chịu, bụng ậm ạch, chướng hơi, lửng dạ dễ quấy khóc và không muốn ăn uống. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Dưới đây là một số nguyên nhân phụ huynh nên biết để tránh đầy hơi cho trẻ:
Chế độ ăn uống
Phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, ăn dặm quá sớm, ăn những thức ăn mà hệ tiêu hóa trẻ chưa chưa tiêu hóa được gây ứ đọng trong đường ruột, lên men và sinh ra nhiều khí dẫn đến bụng chướng căng.
Cho trẻ ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Trẻ ăn quá nhanh, ăn uống không đúng cách, vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem ti vi có thể nuốt lượng khí lớn vào đường ruột gây đầy hơi
Dị ứng thực phẩm
- Một số loại thực như hành, rau cải (ví dụ cải bắp, bông cải xanh và súp lơ) khi ăn vào dễ gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý nếu theo dõi nếu bé dị ứng với loại thực phẩm nào cần loại bỏ ra ngoài danh sách thực đơn hằng ngày
- Khi trẻ bị dị ứng với một hoặc một số loại protein có trong trong sữa, ngoài triệu chứng tiêu chảy, nôn trớ trẻ còn bị đầy bụng, khó tiêu, khó thở
Thay đổi chế độ ăn đột ngột
Với trẻ nhỏ, những năm đầu đời hệ tiêu hóa non nớt chưa phát triển hoàn thiện, việc cha mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột, thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn khiến cơ thể không thích nghi kịp nên dễ tiêu chảy, táo bón, đầy bụng chướng hơi.
Do thuốc kháng sinh
Khi bé đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc trong thời gian dài, chúng đi vào đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh và lợi khuẩn, do đó làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra những bất ổn cho đường tiêu hóa khiến bé đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Đầy hơi là một triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, là kết quả của sự viêm nhiễm và kích thích hoạt động của vi khuẩn gây nhiễm trong đường tiêu hóa. Ngoài triệu chứng đầy hơi, còn có một số dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh và nôn mửa. Nếu thấy bé có dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải đến bệnh viện khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh lý đại tràng dạ dày
Bụng đầy hơi, khó tiêu kéo dài ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đại tràng như đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích, phình đại tràng bẩm sinh… ảnh hưởng đến khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
☛ Tham khảo thêm: Thông tin về đầy hơi, chướng bụng ở bé
Một số dấu hiệu đầy hơi ở trẻ
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận diện trẻ bị đầy hơi mà cha mẹ cần lưu ý:
- Bé không trung tiện như bình thường
- Sau khi ăn 1 – 2 giờ bụng bé vẫn căng tròn như vừa ăn no
- Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn
- Vỗ nhẹ bụng bé phát ra âm thanh như tiếng gõ trống
- Bé hay quấy khóc khi ăn
- Bé lười ăn, lười bú
- Bé đi ngoài hoặc táo bón
Một số cách trị đầy hơi cho trẻ tại nhà
Có nhiều cách trị đầy hơi cho trẻ hiệu quả tại nhà. Tùy theo từng độ tuổi, nguyên nhân, giai đoạn phát triển của trẻ mà bạn có thể lựa chọn các cách khác nhau. Dưới đây là một số cách trị đầy hơi cho trẻ tại nhà mà phụ huynh có thể lựa chọn.
1. Uống nước lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm giúp giải độc, giảm chướng bụng, đầy hơi khá hiệu quả. Từ xa xưa, mọi người đã tận dụng lá tía tô trong vườn nhà để trị chứng đầy hơi cho trẻ tiện lợi, an toàn mà đem lại hiệu quả nhanh. Bạn có thể sử dụng lá tía tô theo hướng dẫn dưới đây:
- Lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối pha loãng
- Giã lấy nước hoặc ép lấy nước cho bé uống
- Nếu muốn yên tâm nhất, bạn có thể lấy nước lá tía tô đem chưng cách thủy cho nóng rồi cho bé uống để đảm bảo an toàn hơn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
2. Uống nước vỏ quýt
Theo dân gian, vỏ quýt khô có tính ấm, vị cay, ngọt rất thích hợp để giảm ợ hơi, khó tiêu, cải thiện chướng bụng đầy hơi. Chính vì vậy, sử dụng vỏ quýt cũng là mẹo giúp giảm nhanh đầy hơi khó tiêu cho trẻ hiệu quả mà không lo gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian này nên dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Cách sử dụng vỏ quýt giảm đầy hơi như sau:
- Chọn lấy vỏ quýt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứa chất bảo quản đem phơi khô, cất lọ thủy tinh dùng dần.
- Lấy vài miếng vỏ quýt khô đem rửa sạch với nước ấm
- Thái thành sợ mỏng, cho vào bình hay ấm hãm với nước đun sôi như hãm trà khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy nước, gạn phần nước trong cho bé uống
- Nên uống khi nước còn ấm.
3. Dùng lá trầu không
Theo nghiên cứu, trong lá trầu không chứa tinh dầu thơm thuộc nhóm phenol gồm Eugenol và Chavicol và những hợp chất phenolic khác. Nhóm tinh dầu này có tính ấm giúp bảo vệ tá tràng trước sự tiến công của những gốc tự do và tống khí ra ngoài nhờ quy trình co thắt cơ vòng, đẩy lùi thực trạng đầy hơi chướng bụng. Bạn có thể sử dụng lá trầu không theo cách dưới đây:
Cách 1:
- Hơ nóng lá trầu không, dùng lá vuốt bụng cho trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng chừng 5 phút.
- Hoặc hơ 3 – 4 lá trầu không cho mềm và đắp vào rốn, lấy khăn sạch cố định và thắt chặt khoảng chừng 15 – 20 phút. Làm như vậy khoảng 3 ngày trẻ sẽ hết đầy hơi chướng bụng.
4. Uống nước gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm giúp giải độc và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Uống nước gừng giúp dạ dày của bé được làm trống nhanh hơn, khí di chuyển xuống ruột non và giảm nhanh chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Cách dùng gừng như sau:
Rửa sạch củ gừng tươi, thái lát mỏng, đập dập hãm cùng 1 cốc nước nóng khoảng vài phút, gạn lấy nước uống khi còn nóng.
Lưu ý: Vì gừng có tác dụng nhanh và mạnh nên các phụ huynh lưu ý chỉ sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, với những bé dưới 3 tháng tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
5. Chườm tỏi ấm
Theo nghiên cứu, trong củ tỏi có chứa hàm lượng allicin, các loại vitamin, glucogen có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn và virus gây bệnh, tăng đề kháng, sát trùng, kích thích tiêu hóa hiệu quả. Chính vì vậy, khi sử dụng tỏi chữa đầy bụng, chướng hơi cũng mang lại hiệu quả tốt không thua kém gì các loại thuốc tây. Để dùng tỏi, bạn hãy tham khảo cách dưới đây:
- Dùng 1 củ tỏi, nướng cho thơm lên, bọc qua 1 lớp vải mỏng chườm lên bụng bé.
- Sau vài phút, hơi nóng của tỏi sẽ giúp bé xì hơi, lượng khí trong bụng bé sẽ giảm, khi đó sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.
6. Chườm nóng
Sử dụng phương pháp chườm nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong ruột, giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi và các cơn đau bụng âm ỉ một cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách cách chườm nóng như sau:
- Dùng 2 chiếc khăn mặt nhúng vào nước nóng và vắt gần khô.
- Một chiếc gập gọn ấp lên bụng bé, một chiếc quấn quanh bụng để cố định
- Khi đó hơi nóng từ chiếc khắn sẽ giúp đẩy hơi thừa trong bụng trẻ ra ngoài dễ dàng hơn.
Chú ý: Hãy cảm nhận độ nóng phù hợp với bé để không làm bé bỏng rát.
7. Vỗ ợ hơi
Vỗ ợ hơi rất quan trọng nhất là với trẻ sơ sinh. Bởi khi bé bú mẹ hoặc bú bình rất dễ nuốt phải hơi gây chướng bụng, đầy hơi. Để thực hiện vỗ ợ hơi cho bé, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách dưới đây:
Cách 1: Vỗ ợ hơi theo kiểu ngồi
- Đặt bé ngồi vào lòng bạn
- Lấy 2 đầu ngón tay trỏ và tay cái tạo thành hình chữ V và đỡ dưới cằm trẻ.
- Khun tay lại và vố lưng cho bé.
Cách 2: Vỗ ợ hơi theo kiểu nằm
- Đặt bé nằm úp trên đùi bạn,
- Một tay bạn vòng dưới nách bé và giữ đầu cao hơn lưng.
- Tay còn lại khum tay và và vỗ lưng cho bé ợ hơi. Động tác này sẽ khiến áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng trẻ giúp ợ hơi hiệu quả.
Cách 3: Vỗ ợ hơi theo kiểu ngả vai mẹ
- Bế bé theo tư thế đứng sao cho đầu bé ngả vào vai mẹ
- Hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ
- Một tay mẹ ôm mông, tay kia xoa lưng, vỗ lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ.
8. Massage bụng bé
Massage bụng cho bé là phương pháp giúp bé giảm nhanh các vấn đề về tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, kích thích huyệt trung quản sẽ làm giảm cảm giác khó tiêu, đầy bụng hiệu quả. Để thực hiện cách massage bụng cho bé bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên.
- Chà nhẹ 2 bàn tay xung quanh rốn của bé theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn của trẻ ra bên ngoài trong khoảng 10 phút.
- Để giảm việc chà sát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, bạn có thể dùng thêm dầu massage, vừa giảm đau, vừa giúp bé thêm thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác khó chịu vì bị đầy bụng.
Lưu ý: Không nên massage bụng bé khi bé vừa ăn no, nên thực hiện massage bụng bé khi bé ăn sau khoảng 30 phút.
9. Giúp bé xì hơi
Giúp trẻ xì hơi được cũng là cách chữa chướng bụng đầy hơi. Để giúp trẻ xì hơi dễ dàng, mẹ có thể thực hiện động tác đi xe đạp dưới đây:
- Cho trẻ nằm ngửa rồi nắm chặt phần chân gần đầu gối,
- Bắt đầu nhẹ nhàng đẩy một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới. Cứ như vậy thao tác nhiều lần lặp đi lặp lại sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, trẻ không còn bị chướng bụng đầy hơi nữa.
☛ Tham khảo : 9 Cách trị đầy hơi chướng bụng ăn không tiêu
Những lưu ý khi trị đầy hơi cho bé tại nhà
Cho bé ăn cháo, súp giúp dễ tiêu hóa
Những mẹo trị đầy hơi cho bé bên trên khá lành tính, an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, để những mẹo trên trên đạt hiệu quả cao khi vận dụng, phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây:
Chọn lựa những thực đơn phù hợp để bé dễ tiêu hóa
Những bé đã ăn dặm, khi bị đầy hơi khó tiêu, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, cần tránh cho bé ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khô cứng bởi nó có thể khiến triệu chứng đầy hơi ngày càng gia tăng.
Không nên ép bé ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn cho bé, giúp đảm bảo dinh dưỡng, dạ dày bé có thời gian tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
Không tự ý dùng thuốc
Khi bé bị đầy hơi khó tiêu chưa rõ nguyên nhân, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc đầy hơi vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các mẹo trị đầy hơi, tắm nước ấm, massage, vỗ ợ hơi giúp các cơ thư giãn, giải phóng lượng khí thừa ra ngoài cũng là cách hiệu quả để giảm triệu chứng khó chịu.
Bổ sung men vi sinh phù hợp
Đầy hơi chướng bụng hoàn toàn có thể là tín hiệu báo hiệu tiêu hóa của trẻ đang gặp trục trặc. Bổ sung men vi sinh là cách tốt nhất giúp mẹ hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đẩy lùi triệu chứng chướng bụng đầy hơi.
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Để phòng tránh dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu cho bé yêu, phụ huynh cần chú ý:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng giờ để bé có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây đầy hơi như nước ngọt có ga, thực phẩm nhiều chiên rán, dầu mỡ
- Có thói quen vận động hằng ngày hợp lý cũng là cách giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, phòng tránh được triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ nhỏ, tránh tình trạng trẻ bị chướng bụng đầy hơi lâu ngày, đồng thời có thêm phương pháp tăng cường hệ tiêu hóa cho bé. Nếu còn băn khoăn gì về chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn