Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, được đánh giá là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của tế bào. Do vậy, khi đang bị đau bụng đi ngoài, nhiều người muốn uống sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Một số người lại cho rằng, uống sữa sẽ làm đau bụng tiêu chảy nặng hơn. Vậy, đau bụng đi ngoài có uống sữa được không? Chế độ ăn nào phù hợp cho người đau bụng đi ngoài? Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tác động của sữa với hệ tiêu hóa
Hiện nay, có hai dòng sữa chính được sử dụng rộng rãi trên thị trường:
- Sữa động vật: Có nguồn gốc từ động vật có vú như sữa bò, sữa dê…
- Sữa thực vật: Sữa có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại hạt như sữa bắp, sữa gạo, sữa đậu nành…
- Sữa chua: Là sản phẩm lên men từ sữa tươi.
Từ thời xa xưa, sữa đã được dùng để cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cả cơ thể. Cụ thể, nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong 250ml sữa bò tươi cho thấy, chúng có chứa:
- 28% (276 mcg) lượng canxi cần hấp thụ hằng ngày.
- Giàu nguyên tố vi lượng: 205 mcg phốt pho, 322 mcg kali, 0,9 mcg kẽm…
- Các vitamin cần thiết: 112 mcg vitamin A, 1,10 mcg vitamin B-12, Vitamin K, Vitamin D…
Giàu dinh dưỡng là thế nhưng không phải ai cũng có thể tiêu hóa sữa, đặc biệt là sữa động vật như sữa bò. Nguyên nhân là do trong sữa bò có chứa nhiều đường lactose. Cơ thể cần sản xuất men lactase để có thể phân giải và hấp thụ loại đường này.
Nếu trong ruột non không có loại men này (như trong bệnh lý Hội chứng không dung nạp Lactose), cơ thể sẽ không thể phân giải và hấp thu đường trong sữa. Cơ thể sẽ nhận diện đây là chất lạ và tống chúng ra ngoài ngay qua phản ứng đau bụng, tiêu chảy, đầy chướng bụng… Mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và hàm lượng sữa đã nạp vào cơ thể.
HA: Uớc tính có khoảng 75% dân số thế giới không dung nạp đường lactose ở mức độ nào đó
Khác với sữa động vật, sữa có nguồn gốc từ thực vật thường lành tính hơn, hầu hết mọi người đều có thể dùng được mà không lo về vấn đề không dung nạp sữa.
Đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
Đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến, là dấu hiệu cảnh báo đang xảy ra một rối loạn nào đó tại đường tiêu hóa như: ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hay là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng.
Lúc này, đường tiêu hóa khá suy yếu, nên khả năng hoạt động cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa cũng giảm đi đáng kể. Nhất là khi sử dụng các loại sữa động vật có chứa nhiều chất béo và lactose – một loại đường rất khó tiêu hóa. Chúng sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của người bệnh, khiến các triệu chứng đau bụng đi ngoài càng nghiêm trọng hơn. Phản ứng này xảy ra cả với những người trước đó không bị hội chứng không dung nạp Lactose.
Không chỉ vậy, việc uống sữa bò còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây mệt mỏi, căng thẳng, stress… và các dấu hiệu khác như hoa mắt, chóng mặt…
Tuy nhiên, sữa bò là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất, canxi cho cơ thể. Nếu loại bỏ chúng khỏi thực đơn hằng ngày có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do vậy, khi đang bị đau bụng đi ngoài, bạn nên hạn chế uống các loại sữa động vật chứa đường lactose. Thay vào đó, bạn có thể thay thế sữa động vật bằng một số loại sữa bổ dưỡng khác dưới đây.
Đau bụng đi ngoài nên uống sữa gì?
Ngoài các loại sữa có nguồn gốc từ động vật có thể khiến đau bụng đi ngoài nặng hơn, bạn có thể sử dụng một số sữa có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc sữa chua có nhiều tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Cụ thể:
Sữa chua
Sữa chua là loại sữa lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng Tương tự như sữa tươi như:
- Giàu vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin B6, vitamin B12…
- Hàm lượng protein, canxi, kali, kẽm, sắt… khá cao.
- Giàu các lợi khuẩn probiotics.
Trong sữa chua, đường lactose đã bị các vi khuẩn lên men phân giải, chuyển hóa thành axit lactic. Vì thế, sữa chua có thể sử dụng cho người không dung nạp lactose mà không lo phản ứng phụ. Đồng thời, sữa chua có vị chua nhẹ của acid lactic nên kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp bạn ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều lợi khuẩn có khả năng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường ruột tốt hơn, nhờ đó hỗ trợ đẩy lùi chứng đau bụng đi ngoài.
Do vậy, khi bị đau bụng đi ngoài, bạn có thể ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa.
Sữa có nguồn gốc thực vật
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật thường không chứa đường lactose, đồng thời có cùng lượng protein và dinh dưỡng tương tự như sữa bò nên thường được sử dụng để thay thế cho sữa bò trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài ra, sữa có nguồn gốc thực vật không chứa cholesterol và có ít chất béo bão hòa, vì vậy khả năng dung nạp tốt hơn, thích hợp cho người bệnh đang bị đau bụng đi ngoài.
Một số loại sữa có nguồn gốc thực vật bạn có thể uống là: sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch… Trong đó, sữa gạo là loại sữa giàu canxi và ít gây dị ứng nhất.
Lưu ý khi uống sữa
Các loại sữa kể trên mặc dù tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn.
Do vậy, khi uống sữa, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nên dùng sữa thực vật với lượng vừa đủ, khoảng 500ml mỗi ngày. Đối với sữa chua chỉ nên uống khoảng 250 ml mỗi ngày.
- Nên uống các loại sữa nguyên chất, không thêm đường vì các chất ngọt có trong sữa có thể làm tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn, kích hoạt các phản ứng viêm ở hệ tiêu hóa.
- Bạn nên uống sữa khi còn ấm, tránh làm lạnh hoặc uống cùng với đá để hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc đại tràng hay gây lạnh bụng.
- Nên uống sữa vào buổi sáng sau khi ăn sáng khoảng 30 phút để cung cấp thêm dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Tuyệt đối không uống sữa khi đang đói.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài có uống mật ong được không?
Chế độ ăn uống hợp lý khi bị đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang bị rối loạn. Vì thế, người bệnh cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng này, hạn chế nguy cơ bùng phát các triệu chứng.
Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, không nên kiêng khem quá đà, gây tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn và nên kiêng, bạn có thể tham khảo:
Thực phẩm nên ăn
Bổ sung đủ nước
Khi bị đau bụng đi ngoài, cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất, tăng cường hoạt động cho tế bào và khiến hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Bạn cũng có thể bù nước bằng cách uống dung dịch bù nước Oresol hoặc uống các loại nước ép trái cây.
Chất béo không bão hòa
Một số loại thực phẩm cung cấp các chất béo không bão hòa sẽ thích hợp cho người bệnh đau bụng đi ngoài như: cá hồi, quả bơ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân…
Các thực phẩm này giúp cung cấp chất béo cho cơ thể một cách lành mạnh nhất. Đồng thời các chất béo không bão hòa còn có tác dụng giảm viêm, giảm các triệu chứng đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn.
Chất xơ
Khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên ăn các thực phẩm có chứa chất xơ từ các loại rau họ bí như bí ngô, bí đỏ, bí xanh, bí đao, hay rau xanh như rau chân vịt, đỗ, súp lơ xanh. Các loại rau quả này có chứa chất xơ hòa tan nên dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, chúng còn rất giàu các vitamin, giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
Bạn nên chế biến chúng dưới dạng canh, súp, luộc, hấp mềm để dễ nuốt hơn.
Vitamin
Vitamin là dưỡng chất không thể thiếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Do vậy, khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên cung cấp vitamin bằng các loại trái cây, hoa quả tươi như chuối, táo, trái cây có mũi như cam, chanh, bưởi…
Thịt nạc
Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cần tăng cường lượng protein nạp vào cơ thể để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, chữa lành tổn thương. Trong đó, bạn nên ưu tiên protein từ các loại thịt nạc như thịt lợn thăn, thịt bò thăn, thịt gà trắng, thịt cá… Chúng có chứa nhiều protein nhưng lại ít chất béo có hại cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trứng
Trứng cung cấp rất nhiều protein tốt cho cơ thể và rất dễ tiêu hóa, dung nạp tốt khi bị đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, trứng cũng rất giàu vitamin nhóm B, là các loại vitamin giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp!
Thực phẩm nên kiêng
Ngoài các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa trên đây, bạn cũng cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm có thể khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn như là:
- Thực phẩm có nhiều đường lactose như sữa bò, chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa…
- Thực phẩm nhiều đường như quả ngọt, mật ong, bánh ngọt, kẹo… dễ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên, xào làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khó hấp thu.
- Thực phẩm cay, nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế dễ gây kích thích niêm mạc đại tràng, tăng phản xạ nhu động ruột, tăng tình trạng đau bụng đi ngoài.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đại tràng.
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn sống, tái như rau sống, gỏi, nem chua, sushi… do chứa nhiều vi sinh vật sống gây hại cho cơ thể, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, làm tình trạng đau bụng đi ngoài tiến triển nặng hơn.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài uống nước gừng có được không?
Lưu ý khi ăn uống
- Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Tuyệt đối không bỏ bữa, không ăn các món ăn lạ.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, chế biến món ăn mềm, dễ nuốt.
- Nên ăn thực phẩm dưới dạng hấp, luộc, hầm như. Hạn chế các món ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ.
Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng và đại tràng co thắt
Nhìn chung, để tránh tình trạng đau bụng đi ngoài tái phát, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các loại sữa có nguồn gốc động vật như sữa bò, sữa dê mà nên dùng các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa mua sữa chua, sữa có nguồn gốc từ thực vật.
Bên cạnh việc sử dụng sữa, để kiểm soát các triệu chứng đau bụng đi ngoài do bệnh viêm đại tràng hoặc đại tràng co thắt, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên biệt cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
- https://dantri.com.vn/doi-song/nhung-loi-ich-va-tac-hai-cua-sua-bo-20190410142713674.htm
- https://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/is-it-ok-to-drink-milk-if-you-have-diarrhoea-query-b0516-400931/
- https://www.everydayhealth.com/digestive-health/diet/what-to-eat-when-you-have-diarrhea/
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn