Những tháng đầu thai kì, cơ thể có nhiều thay đổi khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt là triệu chứng đau bụng đi ngoài ở những tháng đầu khi mang thai gây lo lắng và ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi. Vậy, đâu là nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu, nó có gây nguy hiểm gì không, cách giải quyết ra sao? Các bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để biết rõ hơn nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
Trong những tháng đầu, bà bầu có thể bị đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:
Thay đổi nội tiết:
Khi mang thai, lượng hormone Progesterone tăng cao, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng tác động lên hệ tiêu hóa, nhất là cơ trơn và nhu động ruột dẫn đến triệu chứng đau bụng đi ngoài, nôn ói.
Thay đổi chế độ ăn:
Bắt đầu thai kì, nhu cầu ăn uống của mẹ bầu thay đổi, có thể chỉ ăn một số thực phẩm nhất định như thèm đồ ngọt, thèm chua, thèm chát… khiến lượng đường nạp vào cơ thể tăng đột ngột, hệ tiêu hóa của mẹ bầu khi mới mang thai chưa kịp thích nghi dẫn đến tới tình trạng đau bụng đi ngoài.
Nhạy cảm với thức ăn lạ:
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài như mùi hương, món ăn,… Mẹ bầu dễ thèm ăn, ăn những thực phẩm mới mà trước đây chưa từng ăn. Cơ thể có thể chưa làm quen được với những sự thay đổi này nên đào thải ra ngoài, gây ra các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài.
Không dung nạp đường lactose trong sữa:
Khi mang thai, nhu cầu cung cấp canxi cho cơ thể của mẹ bầu cao hơn so với bình thường nên mẹ bầu thường chọn sữa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, một số chị em không dung nạp được đường lactose trong sữa nên dẫn tới tình trạng cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được dẫn tới triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Vitamin bổ sung:
Trong thai kì, vitamin là chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số loại vitamin cho bà bầu có khả năng làm dạ dày khó chịu, chướng bụng và gây đi ngoài.
Ngộ độc thực phẩm:
Bà bầu ăn những thực phẩm không hợp vệ sinh, nhiều chất bảo quản gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn, virus (rota, Cytomegalo), ký sinh trùng đường ruột cũng gây đau bụng đi ngoài.
Mắc bệnh lý đường ruột:
Bên cạnh những nguyên nhân trên, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu còn bắt nguồn từ:
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh viêm ruột,
- Viêm loét đại tràng,
- Bệnh Crohn,
- Celiac,…
Xem thêm: Đau bụng kèm tiêu chảy là bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu có sao không?
Thông thường, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu sẽ tự khỏi trong vài ngày và không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đau bụng đi ngoài kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Cơ thể người mẹ sẽ bị kiệt sức do bị mất nước và thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, khi phụ nữ có bầu bị đau bụng đi ngoài liên tục còn kích thích tử cung co bóp, dễ dẫn đến sinh non, thậm chí là sảy thai.
Vì vậy, chị em mang thai tháng đầu mà bị đau bụng đi ngoài cần chú ý thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Đi ngoài kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm,
- Đi ngoài phân lỏng có chất nhầy,có kèm máu,
- Có dấu hiệu sốt cao,
- Đau bụng dữ dội,
- Ít đi tiểu, môi khô, miệng khô,
- Hoa mắt chóng mặt.
Phương pháp giảm đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu mẹ bầu có thể thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh tại nhà theo gợi ý dưới đây:
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Để khắc phục đau bụng đi ngoài, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng: giúp tránh mất nước, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên chú ý:
- Giai đoạn bầu, chị em nên bổ sung đầy đủ nước, đặc biệt khi đau bụng đi ngoài, mẹ bầu có thể bổ sung nước và điện giải. Ngoài ra, có thể bổ sung nước lọc, các loại nước trái cây tăng cường vitamin, chất khoáng cho cơ thể.
- Tăng cường bổ sung các loại trái cây như dâu tây, cam, chuối, táo, nho,…
- Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt nạc, hạnh nhân, bánh mì, ngũ cốc, mộc nhĩ…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, axit folic, protein như yến mạch, các loại cây họ đậu, trứng, cá, sữa và các loại chế phẩm từ sữa,…
- Bà bầu nên ăn những thực phẩm lành mạnh như chuối, cơm, táo, bánh mì nướng, khoai tây, rau củ như cà rốt, thịt nạc heo, gà, sữa chua… sẽ giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và cung cấp dinh dưỡng.
- Tăng cường rau xanh, cân bằng sinh dưỡng, ăn uống đủ chất,
- Không ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc quá no dễ khiến dạ dày khó chịu, khiến đau bụng đi ngoài càng nặng hơn.
- Tránh xa các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các sản phẩm từ bơ sữa, thức uống có ga và nhiều caffeine, thực phẩm nhiều đường bởi nó có thể khiến tình trạng mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài dữ dội hơn.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh
Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chị em cũng nên có chế độ sinh hoạt khoa học giúp cơ thể nhanh phục hồi như:
- Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu khiến chị em mệt mỏi, choáng váng vì vậy các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng bình phục, tránh tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.
Sử dụng thuốc điều trị
Khi đau bụng đi ngoài ở những tháng đầu thai kì khiến chị em vô cùng lo lắng và muốn nhanh chóng điều trị chấm dứt triệu chứng. Tuy nhiên, bà bầu không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị đau bụng đi ngoài có thể gây ra biến chứng đối với mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, nếu bà bầu bị đau bụng đi ngoài không phải do nhiễm trùng thì sẽ tự hết sau khi lượng đồ ăn lạ, không tiêu được thải hết ra ngoài. Bạn chỉ cần chú ý bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Phòng ngừa đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
Như chia sẻ ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng đi ngoài khi chị em mới mang thai. Việc tìm ra nguyên nhân và có phương pháp phòng ngừa từ sớm là rất quan trọng, giúp chị em phòng tránh tối đa nguy cơ đau bụng đi ngoài. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài chị em có thể tham khảo:
- Chị em có hệ tiêu hóa nhạy cảm, nên sử dụng các thực phẩm được chế biến cẩn thận, sạch sẽ để giảm số lượng vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bổ sung lợi khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột, hạn chế vi khuẩn có hại tấn công gây tiêu chảy cho mẹ bầu.
- Tránh ăn các loại thực phẩm tái sống, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng.
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, ưu tiên ăn những đồ ăn mới nấu, không dùng thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh.
- Hạn chế việc ăn uống hàng quán, vỉa hè tránh mất an toàn vệ sinh thực phẩm .
- Tránh ăn nhiều hải sản, cua ốc hoặc những món trước đây khiến bạn đau bụng đi ngoài
- Tránh uống nước ngọt có ga, thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu, nước trà, cà phê, các loại nước uống tăng lực.
- Nên có thói quen thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để tăng sức đề kháng, hệ tiêu hóa được khỏe hơn.
Cường đã bình luận
0332922866 quan tâm ạ
Dược sĩ: Lê Huyền đã bình luận
Chào bạn!
Bạn để số điện thoại, chúng tôi sẽ sớm liên hệ tới bạn.