Trẻ bị đau bụng đi ngoài khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em nên uống gì để tránh tình trạng mất nước và mau chóng hồi phục là thắc mắc của rất nhiều người. Mời phụ huynh tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài
Phần lớn các trường hợp trẻ bị đau bụng đi ngoài thường là triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu trẻ bị đau bụng đi ngoài nên uống gì, cha mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ra nó là gì. Sau đây là một số nguyên nhân bạn nên biết:
- Viêm ruột thừa.
- Lồng ruột.
- Thoát vị bị nghẽn.
- Tắc ruột.
- Ngộ độc thức ăn.
- Do nhiễm trùng.
- Do giun
- Chứng khó tiêu, không dung nạp một số loại món ăn.
- Dị ứng hoặc phản ứng khác của hệ miễn dịch.
- Phản ứng với thuốc.
- Bệnh lý đường ruột như viêm ruột.
- Rối loạn hoạt động của dạ dày và ruột như hội chứng ruột kích thích.
- Phẫu thuật dạ dày hoặc túi mật.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài vào sáng sớm là bệnh gì?
Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì?
Những gợi ý sau đây giúp cha mẹ nắm được trẻ bị đau bụng đi ngoài uống gì. Tuy nhiên, trước khi áp dụng công thức sau đây, cha mẹ cần xem xét tới độ tuổi, thể trạng sức khỏe thể chất của bé có phù hợp để áp dụng hay không nhé.
Uống đủ nước
Điều đầu tiên các mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị đi ngoài nhiều, ưu tiên số một là bù nước. Trẻ bị đau bụng đi ngoài rất dễ mất nước, nên cho trẻ uống nước là vô cùng quan trọng. Loại nước thích hợp cho bé khi đang bị đi ngoài là nước cháo loãng, nước lọc.
Mẹ cũng có thể bù nước và các chất điện giải cho bé bằng dung dịch oresol. Mẹ cần lưu ý, pha hỗn hợp oresol theo đúng chỉ dẫn trên bao bì và cho bé uống dần.
Lưu ý, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không uống được nước. Do đó, để con không bị mất nước, mẹ nhớ tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nhé. Cha mẹ cũng không sử dụng thuốc làm chậm tiêu chảy mà không nói trước với bác sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào dùng cho bé.
Dung dịch muối đường
Khi cơ thể bị mất nước, đi ngoài cũng khiến trẻ bị hao hụt muối và đường. Nhằm giúp cơ thể mau hồi phục, dung dịch muối đường sẽ là giải pháp tốt cho câu hỏi uống khi khi bé bị đau bụng đi ngoài. Cách pha như sau:
- Đun sôi 1 lít nước và để nguội.
- Lấy 1 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê đường.
- Trộn đều để muối và đường tan hết trong nước.
Dung dịch này được coi là giải pháp tốt để ngăn ngừa tình trạng mất nước khi bị đi ngoài nhiều lần. Để thơm ngon hơn, cha mẹ cũng có thể vắt thêm nửa quả chanh vào dung dịch trên. Thêm chanh cũng sẽ đảm bảo rằng con sẽ được bổ sung kali cùng với muối, đường.
Nước cháo muối
Để bù nước cho bé yêu hiệu quả, bạn có thể nấu nước cháo muối cho bé uống hàng ngày. Cha mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 50g gạo, một nhúm muối (3,5g) và sáu bát nước.
- Đun sôi cho tới khi hạt gạo nở tung ra (khoảng 15 phút).
- Chắt ra được 1 lít nước cháo cho bé uống.
- Cháo đã pha chỉ dùng trong ngày, tốt nhất là 6 giờ.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi nên cho uống từng thìa, còn trẻ lớn hơn uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bát. Nếu trẻ nôn dùng lại đợi 5 – 10 phút sau lại tiếp tục cho uống.
Nước hồng xiêm
Theo đông y, hồng xiêm có tính mát, vị ngọt, dùng hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng, sinh tân dịch. Bên cạnh đó, loại quả này còn có chứa một chất (tanin) có tác dụng trị tiêu chảy khá hiệu quả. Vì thế, khi bé bị đau bụng đi ngoài mẹ hãy lấy 1 quả hồng xiêm, cắt thành các lát mỏng, đem phơi khô rồi sao vàng.
Mỗi lần dùng, lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước vừa phải để ngập hồng xiêm. Sau đó, đổ ra lấy nước cho bé uống ngày 2 lần, nhớ là không để nước quá đặc.
Nước gạo rang
Nước gạo rang được coi là giải pháp tuyệt vời cho thắc mắc bé bị đau bụng đi ngoài uống gì. Đây là loại đồ uống giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do đi ngoài nhiều mà còn giúp đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy.
Cách thực hiện như sau: Dùng 100g gạo lứt rang rang vàng cho tới khi thấy thơm thì tắt lửa, để vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy gạo lứt rang đun sôi với 2 lít nước, cho chút muối tới khi gạo chín mềm thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia thành các lần uống trong ngày cho bé.
Nước gừng
Gừng có đặc tính kháng khuẩn giúp chữa lành các vết nhiễm trùng bên trong. Do đó, gừng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Lấy miếng gừng nhỏ đem rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi.
- Cho hỗn hợp này vào 500ml nước và đun sôi.
- Tieeos theo, xả nước ra và để nguội.
- Cho bé uống vài ngụm nước gừng trong ngày.
- Để dễ uống có thể cho thêm vài giọt mật ong.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài uống nước gừng có được không?
Súp cà rốt
Cà rốt có chứa một lượng lớn chất pectin, khi vào đường ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột nên nhanh chóng hạn chế tiêu chảy ở bé. Bên cạnh đó, chất này còn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át sự lên men thối của vi khuẩn ở ruột già và kích thích niêm mạc ruột mau phục hồi. Cà rốt còn chứa nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi do tiêu chảy.
Cách thực hiện như sau:
- Gọt vỏ và rửa sạch 500g cà rốt.
- Thái lát mỏng, sau đó đun nhỏ lửa cùng 2 lít nước cho tới khi cạn chỉ còn 1 lít thì vớt cà rốt ra nghiền nát, lọc qua rây và bỏ bã.
- Tiếp tục thêm 3g muối đun sôi cho bé ăn mỗi ngày.
Cỏ sữa
Để cầm tiêu chảy nhanh cho bé, các mẹ không nên bỏ qua mẹo này. Cách giảm đau bụng đi ngoài ở bé bằng cỏ sữa như sau:
- Chuẩn bị 5 tai nấm mèo, 2 nắm cỏ sữa, 50g đậu đen xanh lòng.
- Cho tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, thái dài và mỏng.
- Cho riêng các nguyên liệu cỏ sữa, đậu đen, nấm mèo vào bếp và sao vàng.
- Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn nửa bát thì chắt lấy nước cho bé uống trong ngày. Không để sang ngày hôm sau.
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc được biết đến giúp làm dịu các triệu chứng của đi ngoài nhiều lần ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích hương vị của loại trà này. Đặc biệt là loại trà hoa cúc có đặc tính chống viêm giúp cải thiện chứng tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn khác gây ra. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một ít trà thảo mộc đun sôi với 500ml nước.
- Lọc lấy nước và thêm vài giọt mật ong.
- Cho bé uống ngày 2 lần cho tới khi các triệu chứng hết hẳn.
Nước búp ổi non
Lá ổi có tính đắng, vị ấm, chứa nhiều tinh dầu, hàm lượng lavonoid kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột rất tốt. Các thành phần có trong lá ổi còn có tác dụng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc, giảm dịch tiết tại ruột nên có thể dùng để cải thiện chứng đau bụng đi ngoài ở bé.
Cách thực hiện như sau: Lấy 20g gừng tươi, búp ổi nôn 20g, vỏ quýt khô 10g đem sắc cùng 2 lít nước cho tới khi còn 500ml thì chắt ra, cho trẻ uống ngày 2 lần.
Men vi sinh
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên bổ sung thêm men vi sinh cho bé giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Nhờ bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn cho đường tiêu hóa giúp ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, giúp lên men thức ăn, sản xuất lactic, tăng tốc độ chuyển hóa và bài tiết chất độc, khắc phục rối loạn khuẩn, giúp hệ tiêu hóa đường ruột tăng cường.
Uống sữa
Bên cạnh chữa đau bụng đi ngoài, cần cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ, thậm chí tăng số lần bú. Nhờ sự kết hợp của các thành phần tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé nên sữa mẹ được dung nạp tốt ngay cả khi bé bị đau bụng đi ngoài. Bú mẹ giúp giảm thiểu tiêu chảy, giúp tình trạng này mau cải thiện đồng thời bổ sung lượng nước đã mất do tiêu chảy gây ra. Một số mẹ có quan điểm, nên ăn cơm với muối để giúp tiêu chảy của bé mau lành. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi chế độ ăn nghèo nàn khiến sữa ít dinh dưỡng, cơ thể bé không được cung cấp đủ những chất cần thiết sẽ lâu hồi phục hơn.
Nếu bé đang uống sữa công thức, tiếp tục cho bé uống, nhưng cần chú ý cho ăn từng ít một và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Nếu trẻ bú bình, cần pha loãng hơn. Về khoảng cách giữa các bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần.
☛ Tham khảo thêm: Khi bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
Trẻ em đau bụng đi ngoài nên tránh ăn uống gì?
Khi bị đau bụng đi ngoài, trẻ nên uống một số loại sau đây:
- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua): Loại đồ uống này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đi ngoài, gây đầy bụng hoặc chướng bụng.
- Một số loại nước ép trái cây: Cơ thể bé chưa có khả năng tiêu hóa được các loại đường trong trái cây và các loại đường này có thể khiến bé thấy khó chịu. Bạn nên hạn chế một số loại nước ép như nước ép táo, lê, đào…
- Thức uống có caffein và đồ uống có ga: Không nên cho bé uống các loại đồ uống này bởi chúng khiến trẻ khó chịu, dễ bị no bụng nên ăn uống kém hơn.
- Đồ uống chứa chất ngọt nhân tạo: Các loại đường khi vào đại tràng có thể làm gián đoạn các loại vi khuẩn vốn đã nhạy cảm ở đó, tăng thẩm thấu nước gây tiêu chảy nhiều hơn.
Đồ uống có ga, chất ngọt nhân tạo có thể khiến đau bụng đi ngoài ở bé tồi tệ hơn.
Khi nào gặp bác sĩ?
Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau đây:
- Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, không có nước mắt, lõm thóp ở trẻ dưới 18 tháng, không đi tiểu tiện trong 4 – 6 giờ, đòi uống nước thường xuyên…
- Sốt cao không thuyên giảm, co giật, li bì.
- Ăn bú kém.
- Nôn nhiều.
- Đi ngoài có máu.
- Tiêu chảy dạng kiết lỵ.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở bé cha mẹ có nên lo lắng?
Cách ngăn ngừa trẻ em đau bụng đi ngoài
Bên cạnh thông tin cần biết về đau bụng đi ngoài trẻ nên uống gì, cha mẹ cũng cần bổ sung kiến thức để phòng tránh đau bụng tiêu chảy cho bé. Bởi thường xuyên mắc chứng bệnh này không chỉ khiến bé yêu mệt mỏi, cản trở hoạt động hàng ngày của con mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Sau đây là một vài gợi ý cho cha mẹ:
- Rửa tay sạch sẽ nhằm giảm sự lây lan của vi khuẩn gây ra đau bụng đi ngoài.
- Không uống sữa chưa tiệt trùng.
- Không ăn các loại trái cây và rau sống trừ khi bạn tự rửa hoặc gọt vỏ.
- Không ăn đồ ăn sẵn hoặc bày bán ở vỉa hè.
- Giữ vệ sinh ăn uống và cá nhân cho bé.
- Nên cho bé yêu ăn đồ tươi đã nấu chín, tránh mua đồ ăn bán sẵn ở ngoài đường không hợp vệ sinh.
- Thức ăn thừa của bữa trước không để lại bữa sau.
- Vắc xin vi rút rota có thể ngăn ngừa tiêu chảy do vi rút rota gây ra.
Cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ, hạn chế ngộ độc thực phẩm gây đau bụng đi ngoài.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn