Nếu thấy cơ thể đang gặp tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu thì bạn cần hết sức cẩn trọng. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Xem chi tiết bài viết dưới đây để tìm hiểu các bệnh lý có thể gây đau bụng đi ngoài ra máu và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Mục lục
Đau bụng đi ngoài ra máu cảnh báo bệnh lý nào?
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc đại tràng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh hoặc do sử dụng thuốc.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến khi bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường tập trung ở vùng bụng trên rốn hay còn gọi là vùng thượng vị. Nếu viêm loét tá tràng thì cơn đau sẽ xuất hiện khi bạn đói hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng, đau lúc nửa đêm về sáng. Cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn, đau lan ra sau lưng. Còn với trường hợp viêm loét dạ dày, bạn có thể cảm nhận được cơn đau khi ăn no do thức ăn cọ xát vào niêm mạc đại tràng gây đau.
Tình trạng viêm loét mức độ nặng có thể làm cho niêm mạc dạ dày, tá tràng bị chảy máu, gây hiện tượng đi ngoài ra máu. Do nằm ở vị trí đầu của đường tiêu hóa nên khi đi ngoài, bạn có thể quan sát thấy phân trong máu bị khô, chuyển sang màu đen hoặc đỏ sẫm
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng khác như:
- Đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, ợ chua.
- Buồn nôn và nôn.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Trong thời kỳ bệnh vừa khởi phát, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Đồng thời, bạn cũng nên đến phòng khám gần nhất để được chẩn đoán, có biện pháp điều trị thích hợp. Tránh tâm lý chủ quan, ngại đi thăm khám để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị dứt điểm.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra do sự tăng sinh và biệt hóa bất thường của các tế bào trong dạ dày, phát triển dần dần hình thành các khối u.
Các triệu chứng của bệnh tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, ợ chua, đầy hơi, chán ăn.
- Đau bụng: Các cơn đau thường tập trung ở vùng dưới xương ức, trên rốn. Cơn đau có tính chất âm ỉ không theo chu kỳ, đau nhiều hơn khi đói, đau dữ dội sau khi ăn.
- Chảy máu: Tổn thương thành dạ dày gây hiện tượng chảy máu, đi ngoài có phân lẫn máu hoặc phân màu đen, cơ thể mệt mỏi suy nhược.
- Rối loạn dinh dưỡng: Bệnh nhân sụt cân đột ngột không rõ lý do, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Ung thư dạ dày rất khó chẩn đoán do không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Do vậy khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến ngay các bệnh viện lớn để kiểm tra và thăm khám.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng các túi thừa bị viêm, sưng đỏ. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở đối tượng người cao tuổi, người bị béo phì do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống nhiều rượu, bia…
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Rối loạn đi ngoài, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Đau bụng đi ngoài ra máu.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Một số bệnh nhân có thể bị sốt.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trong trường hợp viêm túi thừa ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống mềm, lỏng, bổ sung thêm nước và chất xơ. Nhưng với những trường hợp nặng, hoặc xảy ra những biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần túi thừa bị viêm để điều trị bệnh.
Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột do các vi khuẩn gây hại như Salmonella, Shigella… Bệnh chủ yếu gặp ở đối tượng trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non, do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, ăn thực phẩm mất vệ sinh, hoặc lây do gia đình có người bị bệnh.
Bệnh gây nhiều biểu hiện như:
- Đau bụng đi ngoài ra máu, cơn đau tập trung ở manh tràng hoặc dọc theo khung đại tràng.
- Khó khăn khi đi đại tiện, gây đau rát hậu môn.
- Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần (5 – 10 lần trong ngày).
- Sốt, mất nước.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong khoảng một tuần. Khi mắc bệnh lý này, bạn nên điều trị sớm để phòng tránh nhiều biến chứng trầm trọng như: mất nước, trụy tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến việc vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm để giúp bệnh nhanh khỏi hơn, giảm nguy cơ tái phát.
Bệnh lồng ruột
Lồng ruột là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu trong đường ruột.
Bệnh có nhiều biểu hiện như:
- Trẻ nhỏ đột ngột quấy khóc, đau bụng dữ dội.
- Nôn mửa thức ăn hoặc dịch màu vàng hoặc xanh.
- Bụng căng chướng.
- Do tái, môi khô, mạch đập nhanh.
- Đi ngoài có lẫn máu trong phân.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc.
Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Táo bón
Táo bón cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón như:
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
- Nhiễm khuẩn.
- Rối loạn nội tiết.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài đau bụng đi ngoài ra máu, bệnh còn có một số triệu chứng khác như:
- Khó đại tiện, cơ thể mệt mỏi.
- Phân cứng màu đen, vón cục.
- Có cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đại tiện xong.
- Bụng căng trướng, khi sờ thấy nổi cục cứng.
Điều trị táo bón thường khá đơn giản, bạn chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh là sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Mặc dù táo bón không quá nguy hiểm, nhưng nếu bạn để tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới nhiều bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng… gây hại cho sức khỏe.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm do vi khuẩn hoặc thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh gây nên. Đau bụng đi ngoài ra máu là triệu chứng phổ biến của bệnh lý này do khi đại tràng bị viêm, các vết loét lan rộng gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới hiện tượng chảy máu.
Nếu tổn thương ở đoạn đầu của đại tràng, bạn sẽ thấy phân có màu đỏ thẫm hoặc đen do máu bị oxy hóa trong quá trình di chuyển ở đường ruột. Nếu chảy máu ở phần cuối đại tràng thì phân lại dính máu có màu đỏ tươi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết loét mà lượng máu có thể ít hay nhiều.
Ngoài ra viêm đại tràng còn gây một số triệu chứng khác như:
- Đau bụng âm ỉ, có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn bụng.
- Rối loạn đại tiện, bệnh nhân có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy (4 – 5 lần trên ngày, thậm chí nhiều hơn), đôi khi là cả hai.
- Khi đi ngoài, phân nát, lỏng không thành khuôn, có lẫn máu hoặc chất nhầy, có mùi hôi tanh.
- có thể sốt hoặc mất nước.
- Đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, cơ thể gầy sút cân.
Nếu không được chữa trị dứt điểm, viêm đại tràng cấp tính có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, ung thư đại tràng, phình đại tràng…
Do vậy, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng và mức độ viêm đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp như sử dụng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng… Bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện tình trạng này cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?
Ung thư đại tràng
Khi bị ung thư đại tràng, trong ống tiêu hóa xuất hiện những khối u chèn ép đường đi của phân. Bệnh không chỉ khiến cơ thể khó chịu mà còn xuất hiện những tổn thương gây tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu.
Trong giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh tương đối thầm lặng. Nhiều trường hợp bệnh nhân đau bụng đi ngoài ra máu kéo dài nhưng lại chủ quan nghĩ rằng đây là do táo bón hoặc bệnh trĩ gây nên.
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng bao gồm:
- Chán ăn, ăn không ngon, cân nặng giảm bất thường.
- Căng thẳng, mệt mỏi.
- Rối loạn đại tiện, khi đi phân nhỏ hẹp giống như bút chì.
- Đau bụng đi ngoài ra máu.
Ung thư đại tràng được đánh giá là bệnh lý tương đối nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư đại tràng có thể lên tới 90%. Do vậy, những người trên 45 tuổi nên tiến hành tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Những bệnh lý gây đi ngoài ra máu bạn nên biết
Khi nào bạn cần đi thăm khám gấp?
Đau bụng đi ngoài ra máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều là tình trạng không bình thường, cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Do vậy, bạn không nên chủ quan mà cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể.
Nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên, lượng máu ít và không kèm thêm bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào khác, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên, việc đi thăm khám sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra máu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân.
Đặc biệt, trong một số trường hợp khẩn cấp sau đây, bạn cần đến trung tâm y tế ngay lập tức:
- Chóng mặt, đau ngực, rất xỉu, suy nhược cơ thể, khó thở do mất quá nhiều máu.
- Đau bụng dữ dội kèm theo đi ngoài ra máu với số lượng nhiều.
- Đi ngoài phân có màu đen.
- Đau bụng đi ngoài ra máu kèm sụt cân nghiêm trọng không rõ nguyên do.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở người lớn là bệnh gì? Cách khắc phục?
Cách cải thiện đau bụng đi ngoài ra máu tại nhà
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đau bụng đi ngoài ra máu. Do vậy, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng hết sức lưu ý đến việc ăn uống hằng ngày. Cụ thể:
Bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại cá và thịt trắng như thịt gà, thịt ngan… vừa dễ tiêu hóa, vừa cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Nên ăn các loại sữa chua, men vi sinh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, không ăn thực phẩm đã ôi thiu hay thức ăn được chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm tái, sống như tiết canh, gỏi cá, thịt sống, các loại rau sống cần được rửa kỹ và tiệt trùng trước khi ăn.
- Hạn chế tối đa ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm giàu chất béo hay các chất kích thích như bia, rượu…
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, một lối sống lành mạnh, tích cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa.
Trước tiên, người bệnh nên hạn chế căng thẳng, tránh các công việc gây nhiều áp lực hay làm việc quá sức. Bạn nên dành một khoảng thời gian hợp lý để thư giãn trong ngày giúp giảm căng thẳng, stress. Bạn có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.
Ngoài ra bạn cũng nên tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp hỗ kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng, đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga…
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài uống nước gừng có được không?
Tràng Phục Linh PLUS – Cải thiện viêm đại tràng an toàn, hiệu quả!
Đau bụng đi ngoài ra máu vừa gây khó chịu, vừa mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh bị viêm đại tràng. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Tràng phục linh PLUS giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma.
Hoạt chất Immune Gamma được chiết suất từ vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus, có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, phục hồi những tổn thương do viêm đại tràng gây ra. Đây cũng là hoạt chất có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
Nhờ đó, sản phẩm Tràng phục linh PLUS đem lại những tác dụng:
- Bảo vệ và tái tạo niêm mạc đại tràng, từ đó nâng cao sức khỏe đường ruột.
- Làm giảm các triệu chứng trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu hồng…
Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp:
- Người mắc viêm đại tràng.
- Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài ra máu, đầy hơi, sôi bụng.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần.
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn nên tới trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể và có phương án điều trị thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-tri-khi-di-ngoai-ra-mau-169164569.htm
- https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics
- https://www.healthline.com/health/blood-when-i-wipe
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn