Đau bụng đi ngoài sốt không phải tình trạng đặc biệt nguy hiểm. Nhưng do thiếu kiến thức cũng như tâm lý chủ quan, coi thường, nhiều người bệnh đã không xử lý đúng cách gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy dành ít phút cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nguyên nhân nào gây đau bụng đi ngoài sốt?
Đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo sốt đều là những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề xảy ra tại đường tiêu hóa. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
Phần lớn các trường hợp đau bụng đi ngoài sốt đều xảy ra do nguyên nhân ăn nhầm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus hay các loại ký sinh trùng như là:
- Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Shigella, Samonella, E.coli…
- Virus gây viêm ruột như: Calisivirus, Adenovirus, Astrovirus, Rotavirus…
Các tác nhân này xâm nhập làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa như là:
- Đau bụng quặn từng cơn.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống, lỏng nát, có dịch nhầy và kèm theo đau rát hậu môn.
- Các triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, khô họng, mất nước…
Ngộ độc thực phẩm
Hiện tượng đau bụng đi ngoài sốt còn có thể xảy ra do nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay, xảy ra khi người bệnh:
- Ăn các loại các thức ăn lạ, đặc biệt là các loại hải sản chứa rất nhiều protein lạ hay thực phẩm nhiễm các chất độc hại.
- Người bệnh mắc các bệnh dị ứng thực phẩm như: bệnh Celiac, không dung nạp Fructose hay Gluten… ăn nhầm các loại thực phẩm chứa các chất này.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể gặp một số triệu chứng với các mức độ khác nhau như là:
- Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày, đại tiện bất thường.
- Đầy hơi, chướng bụng, đặc biệt sau khi ăn xong, ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt nhẹ.
Lồng ruột
Lồng ruột là một bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ từ 5 – 9 tháng tuổi, xảy ra do một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng lồng ruột.
Khi gặp tình trạng này, trẻ thường có biểu hiện ban đầu:
- Khóc thét vì đau bụng dữ dội, nôn mửa, bỏ bú.
- Đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi, bụng căng trướng.
Sau đó, các triệu chứng này giảm bớt rồi bùng phát lại mạnh hơn:
- Trẻ khóc thét từng cơn.
- Người mệt lả, xanh xao, lờ đờ, hôn mê.
- Sốt cao.
- Mất nước nặng dẫn tới sốc do mất nước hoặc nhiễm khuẩn.
Đây được đánh giá là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Vì thế, khi thấy trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ cần cho trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở một số đối tượng:
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng.
- Người có chế độ ăn uống kém lành mạnh.
- Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hóa như:
- Đau bụng: Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ từng cơn. Đau tăng khi người bệnh ăn no, ăn đồ lạ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các chất kích thích…
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh đi đại tiện lúc táo, lúc lỏng, có khi là cả hai. Phân sống, nát không thành khuôn, đồng thời đi kèm cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy.
- Bụng kêu ọc ọc, chướng hơi, đầy bụng.
- Chán ăn, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ.
Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi thăm khám sớm. Trong giai đoạn đầu, mức độ viêm nhiễm còn nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện nhờ việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với việc dùng thuốc để kiểm soát tốt các triệu chứng.
Bệnh đại tràng co thắt
Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra bất kỳ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt, tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh là:
- Thói quen ăn uống không khoa học.
- Sự xâm nhập và gây hại của các vi sinh vật gây bệnh.
- Tác dụng phụ có hại do thuốc gây ra.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau bụng quặn: Đau bụng là biểu hiện đặc trưng của bệnh, cơn đau khu trú dọc theo khung đại tràng, có lúc đau âm ỉ, có lúc quặn thắt thành từng cơn. Cơn đau xuất hiện bất thường không theo quy luật.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị tiêu chảy hay táo bón, có khi là cả hai. Khi đi ngoài thấy phân đầu rắn đuôi nát, hình dạng bất thường, có lẫn nhiều mủ nhầy, tuy nhiên không lẫn máu.
- Sôi bụng, chướng bụng.
- Mệt mỏi, kém ăn, căng thẳng, suy nhược cơ thể, có thể bị sốt nhẹ.
Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh bùng phát trở lại.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài ngất xỉu – Nguyên nhân và cách xử trí!
Đau bụng đi ngoài kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Đau bụng đi ngoài kèm theo sốt không phải là tình trạng đặc biệt nguy hiểm. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng này sẽ được kiểm soát rất nhanh và có thể tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu như đau bụng tiêu chảy sốt kéo dài không được điều trị đúng cách rất dễ dẫn tới tình trạng mất nước và các chất điện giải. Lượng nước không được bổ sung kịp thời có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều hệ lụy với sức khỏe như:
- Mất nước nhẹ: Khát, khô miệng, môi khô, niêm mạc nhợt.
- Mất nước trung bình đến nghiêm trọng: Hạ huyết áp, có thể gây ngất xỉu, sốc mất nước thậm chí là hôn mê sâu, trụy tim mạch và tử vong.
Ngoài ra, bạn cũng cần cảnh giác nếu thấy triệu chứng đau bụng đi ngoài sốt tái phát nhiều lần vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa mắc một số bệnh lý mãn tính như hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng. Bạn nên đi thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn hay gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách xử trí khi bị đau bụng đi ngoài kèm theo sốt
Khi gặp tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo sốt, bạn có thể áp dụng các giải pháp dưới đây để kiểm soát tình trạng này:
Bù nước và điện giải
Đau bụng đi ngoài hay sốt đều là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất nước và chất điện giải, khiến người bệnh rơi vào tình trạng tụt huyết áp, suy nhược cơ thể.
Lúc này, bạn cần uống ngay các loại dung dịch bù nước và điện giải như Oresol hay viên uống Hydrite. Cần lưu ý pha đúng theo tỷ lệ đã ghi trên nhãn, tránh pha quá đặc hay quá loãng để đạt hiệu quả bù nước tốt nhất. Trong trường hợp không kịp mua Oresol, bạn có thể tự pha nước muối, đường theo tỷ lệ 1 thìa muối : 2 thìa đường : 1 lít nước. Với đối tượng trẻ nhỏ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước bù.
Trong trường hợp mất nước mức độ nặng, uống nước bù không cung cấp đủ, bệnh nhân cần nhập viện để bù nước theo đường truyền tĩnh mạch để cung cấp đủ lượng nước và muối khoáng cho cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại nước uống thông thường, nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn phòng tránh đau bụng đi ngoài kèm tụt huyết áp
Uống thuốc cầm tiêu chảy
Đi ngoài quá nhiều lần trong ngày cũng khiến người bệnh mệt mỏi, vật vã và làm mất nước. Bạn có thế sử dụng thêm các thuốc cầm tiêu chảy để giảm tình trạng này.
Có thể kể đến một số nhóm thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng nhiều hiện nay là:
- Chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Diosmectite, Atapulgit… có khả năng tạo một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc ruột, hấp phụ các chất độc tố, khí thừa trong đường ruột và cầm máu tại chỗ.
- Chất làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột: Loperamid, Diphenoxylate…
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy tại nhà. Với nguyên nhân vi khuẩn hay virus gây đau bụng đi ngoài, sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, đặc biệt là nhóm giảm nhu động ruột sẽ ngăn cản quá trình tống khứ các tác nhân này ra khỏi đường tiêu hóa, khiến tiêu chảy ngày càng nặng hơn. Do vậy, bạn nên đi thăm khám để xác định căn nguyên gây bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Áp dụng các cách hạ sốt tại nhà
Với triệu chứng sốt, bạn có thể cải thiện tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Lau cơ thể bằng nước ấm và đắp trán bằng khăn lạnh để hạ sốt.
- Giữ cho cơ thể thông thoáng bằng cách không đắp chăn quá kín hay mặc quần áo dày.
- Ngủ trong phòng thoáng khí, nhưng không nên bật quạt, điều hòa hay mở cửa sổ đón gió lạnh.
- Sử dụng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol nếu các biện pháp trên không đem lại tác dụng tốt.
Thay đổi chế độ ăn uống
Đường tiêu hóa đang gặp vấn đề nên người bệnh cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, hạn chế nguy cơ khiến tình trạng đau bụng đi ngoài sốt nghiêm trọng hơn. Cụ thể, bạn nên ăn:
- Các thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa trong vài ngày đầu để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm tái sống, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như gỏi, nem chua, cá sống, rau sống…
- Hạn chế tối đa các loại đồ ăn khó tiêu như đồ nếp, hải sản, rượu bia, nước có gas…
- Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi để tăng cường lượng khoáng chất và vitamin cho cơ thể như khoai lang, cải xanh, chuối, cam, táo…
- Nên ăn các loại đồ ăn thanh đạm, ít chất béo nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể như thịt gà, thịt cá…
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như men vi sinh, sữa chua, thức uống lên men tự nhiên giúp cân bằng hệ sinh sinh đường ruột, tiêu diệt các hại khuẩn.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài nên làm gì để khắc phục?
Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng và đại tràng co thắt
Nếu tình trạng bụng kêu ọc ọc tiêu chảy mà bạn đang mắc phải do nguyên nhân đại tràng co thắt hay viêm đại tràng, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như bạch truật, bạch phục linh và chế phẩm sinh học Immune Gamma, 5 – HTP, đem lại công dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tăng sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng, sôi bụng, chướng bụng…
- Khắc phục hiện tượng đi ngoài chướng hơi, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định thần kinh đại tràng theo đúng cơ chế gây bệnh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại hơn 10000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để xem các địa điểm gần bạn nhất, vui lòng Click TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng online, giao hàng tận nhà với giá niêm yết, vui lòng Click TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323852
- https://suckhoedoisong.vn/8-chieu-thuc-tri-tieu-chay-tai-nha-cuc-don-gian-169104454.htm
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/khoa-nhi/các-rối-loạn-ở-đường-tiêu-hóa-của-trẻ-sơ-sinh-và-trẻ-nhỏ/lồng-ruột
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn