Đau bụng đi ngoài khiến nhiều người bệnh khó chịu đến mức mất ăn mất ngủ. Do vậy, nhiều người bệnh thường tìm đến Panadol như là một giải pháp giảm đau nhanh chóng trong mọi trường hợp. Nhưng liệu đây có phải giải pháp tối ưu, giúp giảm đau bụng đi ngoài an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề đau bụng đi ngoài uống panadol được không trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Panadol là thuốc gì?
Panadol là thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol (còn được gọi là Acetaminophen), thuộc danh mục thuốc không kê đơn của Bộ Y tế. Hiện nay, Parnadol được bán rộng rãi trên thị trường và có mặt ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Panadol thường được sử dụng để điều trị hầu hết các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau bụng, nhức đầu… và hạ sốt. Thuốc được dùng cho hầu hết các đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ có thai.
Thuốc được đánh giá là khá an toàn, rất hiếm khi gây các tác dụng không mong muốn. Tuy vậy, nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, thiếu nhận thức dẫn tới việc lạm dụng thuốc quá mức hay dùng sai cách khiến cho thuốc không những không đem lại hiệu quả trị liệu mà còn gây ra nhiều tác hại với sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh bị đau bụng đi ngoài cần hết sức cẩn trọng trước khi uống Panadol.
Đau bụng đi ngoài uống panadol được không?
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng cực kỳ khó chịu, nên nhiều bệnh nhân muốn tìm cách chấm dứt các cơn đau càng nhanh càng tốt. Trong đó, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Panadol là biện pháp giúp kiểm soát các cơn đau, giảm khó chịu nhanh chóng. Do vậy, câu hỏi: Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? nhận được nhiều quan tâm từ người bệnh.
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần căn cứ vào nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài.
Trường hợp có thể uống Panadol
Phần lớn các trường hợp đau bụng đi ngoài có nguyên nhân do tình trạng rối loạn tiêu hóa, xảy ra khi:
- Người bệnh ăn nhầm các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh…
- Do vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập, gây kích thích niêm mạc ruột và dẫn tới các cơn đau, tiêu chảy.
- Rối loạn tiêu hóa do dị ứng thực phẩm.
Với nguyên nhân này, triệu chứng đau bụng tiêu chảy thường không quá nguy hiểm, bạn có thể dùng Panadol để kiểm soát cơn đau và giảm khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, Panadol chỉ đem lại tác dụng giảm đau bụng, nhưng không tiêu diệt tác nhân gây đau và cầm tiêu chảy. Bạn cần dùng thêm các thuốc kiểm soát tình trạng đi ngoài và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Trường hợp không nên uống Panadol
Ngoài nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cấp tính nghiêm trọng hơn như: viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư ruột, viêm đại tràng cấp tính… Với trường hợp này, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải.
Bên cạnh đó, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, khi thuốc hết tác dụng, cơn đau có thể bùng phát trở lại. Nhiều trường hợp đau bụng đi ngoài mãn tính lạm dụng các thuốc giảm đau Panadol có thể gây nhiều hệ lụy với sức khỏe như phụ thuộc thuốc, gây ảnh hưởng đến gan, thận…
Đặc biệt với các bệnh cấp tính, đau bụng dữ dội, kéo dài như viêm ruột thừa, lồng ruột… bạn tuyệt đối không nên dùng các thuốc giảm đau như Panadol. Thay vào đó, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám hay cấp cứu kịp thời. Việc dùng thuốc sẽ làm mất cảm giác đau, khiến bác sĩ không thể chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị.
Ngoài ra, một số đối tượng người bệnh không nên dùng Panadol để giảm đau:
- Người có bệnh gan, thận.
- Người nghiện rượu mạn tính, uống rượu quá nhiều hoặc tiền sử nghiện rượu.
- Người bị dị ứng với thuốc hay các thành phần trong thuốc.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở người lớn là bệnh gì? Cách khắc phục?
Cần làm gì khi bị đau bụng đi ngoài?
Bù nước và chất điện giải
Khi bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày, cơ thể dễ bị mất nước, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, vật vã, nhức đầu, môi và da khô thậm chí là bị sốt. Để tránh những triệu chứng này, bạn cần bù đắp lại lượng nước và chất điện giải đã mất đi theo các cách sau:
- Mất nước mức độ nhẹ: Bù nước bằng cách uống nước lọc, canh, cháo, nước gạo rang hoặc các dung dịch bù nước điện giải như Oresol.
- Mất nước nặng: Cần đến bệnh viện để bù nước qua đường tiêm truyền.
Thay đổi chế độ ăn uống
Đau bụng đi ngoài là tín hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn để hỗ trợ giảm áp lực cho đường ruột và giúp bệnh nhanh khỏi. Cụ thể:
- Trong giai đoạn đầu: Bạn nên giảm lượng thức ăn, thay thế thực đơn bằng các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, nước hoa quả, rau xanh… Tránh ăn các loại đồ ăn khó tiêu hóa như đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi đau bụng đi ngoài được kiểm soát tốt: Có thể ăn dần các món ăn thông thường khác. Bạn cũng nên hạn chế các món ăn cay, nóng, thực phẩm tái, sống… có thể kích thích niêm mạc đại tràng gây bùng phát cá bệnh trở lại.
- Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm gây dị ứng, đau bụng đi ngoài ra khỏi thực đơn hằng ngày của bạn.
Áp dụng các mẹo dân gian cải thiện đau bụng đi ngoài
Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc quý có chứa các thành phần hoạt chất giúp giảm đau bụng đi ngoài tốt. Các loại cây này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng tại nhà:
Sử dụng lá ổi non
Hoạt chất Tannin trong lá ổi có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn nên được áp dụng rộng rãi cho các trường hợp đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn…
Bạn có thể sắc nước lá ổi non uống nhiều lần trong ngày để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng.
Sử dụng lá vối
Theo Đông Y, lá vối có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, trừ tích trệ… nên thường được dùng để chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, đau bụng… Chất đắng và hoạt chất tannin trong lá vối còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột và cầm tiêu chảy rất tốt.
Mỗi khi bị đau bụng đi ngoài, bạn chỉ cần sắc lá vối với nước sôi và chia ra uống nhiều lần trong ngày, các triệu chứng trên sẽ giảm đáng kể.
Lá mơ lông
Là loại cây quen thuộc trong vườn nhà, lá mơ lông từ xưa đến nay vẫn luôn được biết đến với công dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ, giảm đau bụng rất tốt. Nhiều nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chỉ ra, lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất tốt cho tiêu hóa như Protein, Vitamin C, Caroten, tinh dầu… có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, chống co thắt hồi tràng.
Bạn có thể chế biến và ăn món chả lá mơ để nhanh kiểm soát triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Sử dụng thuốc Tây y đúng cách
Với trường hợp đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa, ngoài Panadol giảm đau, bạn có thể dùng thêm các thuốc khác để đẩy lùi nhanh các triệu chứng. Cần lưu ý, thuốc Tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ với sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảm thêm ý kiến từ các bác sĩ, dược sĩ.
Dưới đây là một số thuốc Tây y thường được sử dụng:
Thuốc cầm tiêu chảy
Thuốc tiêu chảy có tác dụng giúp giảm triệu chứng đi ngoài, giảm đi ngoài nhiều lần trong ngày, đại tiện phân lỏng, sống, nát… Các nhóm thuốc cầm tiêu chảy thường dùng là:
- Chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Diosmectite, Atapulgit… có khả năng tạo một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc ruột, hấp phụ các chất độc tố, khí thừa trong đường ruột và cầm máu tại chỗ.
- Chất làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột: Loperamid, Diphenoxylate…
Thuốc kháng sinh
Với nguyên nhân đau bụng đi ngoài là do các vi khuẩn gây hại, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng sinh để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của chúng. Từ đó, các triệu chứng đau bụng đi ngoài cũng sẽ được loại bỏ.
Một số thuốc kháng sinh thường dùng là: Ciprofloxacin, Tetracyclin, Norfloxacin…
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Bổ sung các lợi khuẩn tốt cho đường ruột
Đau bụng, tiêu chảy xảy ra do nguyên nhân rối loạn hệ cân bằng vi sinh đường ruột, tăng tỷ lệ hại khuẩn và giảm tỷ lệ lợi khuẩn. Bên cạnh đó, khi bị đau bụng và tiêu chảy kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột, giảm tiêu hóa thức ăn. Việc bạn cần làm lúc này là bổ sung các lợi khuẩn tốt cho đường ruột bằng nhiều cách như:
- Ăn nhiều các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, thức uống lên men…
- Bổ sung men vi sinh.
Các thực phẩm này có chứa nhiều lợi khuẩn hay nấm có lợi cho hệ tiêu hóa như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium… có tác dụng:
- Tái lập thăng bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột.
- Kích thích vi khuẩn hủy Saccharose phát triển.
- Kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột, giúp diệt khuẩn và loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy.
☛ Tham khảo thêm: Khi bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
Thăm khám bác sĩ khi cần thiết
Nếu đau bụng tiêu chảy kéo dài dai dẳng không khỏi hay thường xuyên tái phát liên tục, bạn nên đến các bệnh viện để thăm khám, phát hiện nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị dứt điểm.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X – quang, nội soi, chụp CT cắt lớp, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu… Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể xác định chính xác căn nguyên gây bệnh và có biện pháp điều trị đặc hiệu, giúp nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS giúp giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng
Với nguyên nhân đau bụng đi ngoài do bệnh lý tại đại tràng như viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạcha Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng và đi ngoài phân sống.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Xem điểm bán của Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng click TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online, quý khách có thể BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15268644/
- http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/paracetamol-dang-uong-huong-dan-su-dung-an-toan-hop-ly.html
- http://bvdkhocmon.vn/Tin-tuc/Loai-thuoc-khong-dung-khi-duong-tieu-hoa-truc-trac-ad553.html?pageSize=6&pageIndex=14
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn