Đau bụng đi ngoài là triệu chứng phổ biến cảnh báo hệ tiêu hóa đang bị rối loạn hoặc do bệnh lý nào đó. Triệu chứng này gây cảm giác khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì cho nhanh khỏi là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi việc dùng thuốc không đúng sẽ gây nguy hiểm, đặc biệt là với những người thường xuyên bị đau bụng đi ngoài. Dưới đây là một số thuốc chữa đau bụng đi ngoài mà người bệnh có thể tham khảo.
Mục lục
Tìm hiểu về đau bụng đi ngoài
Thông thường, đau bụng đi ngoài không phải là dấu hiệu nguy hiểm, triệu chứng sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày khi người bệnh ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây mất nước và suy nhược cơ thể thì có khả năng bạn đã gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa và cần thăm khám để điều trị kịp thời. Các nguyên nhân có thể gây đau bụng đi ngoài gồm:
- Viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Viêm túi thừa.
- Không dung nạp lactose.
- Viêm ruột kết.
- Viêm ruột thừa.
- Một số dạng ung thư…
Với trường hợp viêm dạ dày ruột do virus và ngộ độc, đau bụng đi ngoài thường sẽ tự hết sau 3 – 4 ngày mà không cần điều trị. Triệu chứng đau bụng đi ngoài kéo dài hơn một tuần hoặc thường xuyên tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc rối loạn đường ruột. Dưới đây là một số thuốc bạn có thể tham khảo:
Nhóm thuốc Tây chữa đau bụng đi ngoài
1. Thuốc Berberin
Berberin là thuốc có nguồn gốc từ thuốc thảo dược như: Hoàng liên, Hoàng bá, Vàng đắng và bào chế dưới dạng thuốc tân dược như viên nén, viên nang, viên bao đường. Thuốc Berberi thường được dùng để điều trị triệu chứng đau bụng đi ngoài, viêm đường ruột. Cơ chế tác dụng của Berberin là ức chế sự chuyển hóa của một số vi sinh vật, ức chế quá trình tiết dịch ruột và các chất điện giải, co thắt cơ trơn và giảm viêm… từ đó làm giảm tiêu chảy, giảm đau do co thắt cơ trơn.
Bên cạnh đó, nhờ tác dụng kháng khuẩn tốt nên Berberin còn được sử dụng khi mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như: lỵ, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày…
Thuốc Berberin tương đối an toàn cho cho người sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như:
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Tim đập nhanh.
- Tụt huyết áp.
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh.
☛ Tham khảo chi tiết: Đau bụng đi ngoài có nên uống berberin được không?
2. Thuốc Loperamid
Loperamid là loại dược phẩm chứa hoạt chất gắn kết với thụ thể opiat tại niêm mạc ruột, làm giảm tính kích ứng niêm mạc và kích thích gây co thắt ống tiêu hóa. Tác dụng của thuốc là làm giảm nhu động ruột, cho phép thực phẩm giữ lại trong đại tràng lâu hơn. Loperamid còn có tác dụng là làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn, giảm bớt sự gấp gáp trong phản xạ đại tiện không kiềm chế.
Thuốc Loperamid chỉ được sử dụng trong điều trị chứng tiêu chảy cấp không biến chứng hoặc tiêu chảy mạn tính ở người lớn. Khi dùng quá liều, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn.
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Táo bón.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Dị ứng.
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, hội chứng lỵ, chướng bụng, suy gan không nên sử dụng.
3. Thuốc Diphenoxylate
Diphenoxylate là một thuốc opioid của loạt chất phenylpiperidine hoạt động trên hệ thần kinh trung ương được sử dụng trong một loại thuốc kết hợp với atropin để điều trị tiêu chảy. Diphenoxylate là một opioid và hoạt động bằng giảm hoạt động của nhu động ruột. Từ đó, cải thiện chứng đau bụng, đi ngoài hiệu quả.
Thuốc Diphenoxylate có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng quá liều như:
- Suy hô hấp.
- Nhiễm độc thuốc kháng cholinergic và quá liều opioid.
- Mất nước và điện giải trầm trọng.
- Tê bì tay chân.
- Buồn ngủ.
- Buồn nôn,
- Chán ăn và đau dạ dày.
Lưu ý: Nên thận trọng khi dùng diphenoxylate cho phụ nữ đang cho con bú. Người bệnh sốt cao hoặc đi ngoài ra máu không nên dùng.
4. Thuốc Codein
Codeine thuộc nhóm opioid có tác dụng giảm đau, giảm ho. Các hoạt chất trong Codeine có chức năng tạo ra hàng loạt phản ứng giúp hệ thần kinh thư giãn và giảm đau. Bên cạnh đó, Codeine có thành phần codein phosphate giúp làm giảm nhu động ruột, rất hữu ích trong điều trị đi ngoài.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Codeine đó là:
- Chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
- Khó thở.
- Đau bụng, táo bón.
- Buồn ngủ.
- Ngứa, phát ban.
Lưu ý: Nên sử dụng Codeine theo liều lượng bác sĩ kê, người bệnh gan, suy hô hấp người nghiện không nên sử dụng phụ nữ có thai.
5. Thuốc Smecta
Thuốc Smecta là một trong những thuốc điều trị bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính đồng thời điều trị các bệnh lý liên quan như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày – thực quản. Thành phần chính trong Smecta là hoạt chất diosmetite có tác dụng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa và tương tác với glycoprotein của chất nhầy trong niêm mạc, làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc tiêu hóa, từ đó tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc.
Trong quá trình sử dụng thuốc Smecta có thể gặp phải một số tác dụng phụ:
- Táo bón.
- Nôn.
- Phát ban, mề đay.
Trước khi uống thuốc smecta cầm tiêu chảy cần phải bù nước.
Lưu ý: Smecta không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
6. Thuốc Actapulgite
Thuốc Actapulgite có tác dụng chống đi ngoài, rất thích hợp trong điều trị chứng đau bụng đi ngoài. Giống như thuốc Smecta, Actapulgite (chứa hoạt chất hydrat nhôm magnesi silicat) có tác dụng bao phủ mạnh và bảo vệ niêm mạc ruột bằng cách tạo thành một lớp màng bảo vê. Thuốc được dùng điều trị triệu chứng các bệnh đại tràng không đặc hiệu cấp và mạn tính có tiêu chảy, đặc biệt đi ngoài kèm trướng bụng, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, có thể điều trị hỗ trợ trong viêm loét đại tràng.
Nói chung, Actapulgite dung nạp tốt trong liều điều trị. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa người bệnh, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Buồn nôn, nôn.
- Chướng bụng đầy hơi.
- Táo bón.
7. Thuốc Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)
Thuốc Bismuth subsalicylate thuộc nhóm salicylate có tác dụng có tác dụng trị chứng đi ngoài do ăn uống thông thường hoặc có vi khuẩn gây đau bụng đi ngoài. Bismuth subsalicylate có thể làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng đi ngoài kèm sốt, máu lẫn trong phân hoặc trong phân có lẫn chất nhầy, người bệnh không nên tự ý điều trị bằng Bismuth subsalicylate bởi thuốc sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Tùy theo cơ địa, Bismuth subsalicylate có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Buồn nôn, nôn.
- Táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ.
- Đau đầu, ù tai, choáng váng, muốn ngất xỉu.
- Phân có màu đất sét.
- Nước tiểu đậm màu.
- Vàng da hoặc xanh tao.
- Chán ăn, khó nuốt.
- Thở ngắn, nhịp tim nhanh.
8. Men vi sinh
Men vi sinh hay còn được gọi là probiotic, đây là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) giúp cải thiện cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn trong đường ruột, nhờ đó làm giảm đau bụng đi ngoài.
Trong trường hợp đau bụng đi ngoài do ăn phải thức ăn lạ, nhiễm khuẩn do ngộ độc thực phẩm, sử dụng nhiều kháng sinh gây loạn khuẩn ruột, hệ vi sinh đường ruột gặp “trục trặc” có thể bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn hoặc men tiêu hóa để thúc đẩy tiêu hóa thực phẩm.
Một số men vi sinh có thể kể đến như: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium… Tuy đây không phải là thuốc đặc trị đau bụng đi ngoài nhưng nên bổ sung khi cần thiết để ổn định hệ tiêu hóa.
Mặc dù vậy, cũng không nên lạm dụng men vi sinh bởi nếu bổ sung quá nhiều sẽ ức chế các tuyến bên trong cơ thể.
9. Dung dịch bù nước và điện giải (Oresol)
Đau bụng đi ngoài kéo dài khiến cơ thể sẽ bị mất nước dễ dẫn đến rối loạn nước và điện giải gây triệu chứng: Cơ thể mệt mỏi, vật vã, hạ huyết áp, nhiễm toan/ kiềm chuyển hóa… Tình trạng mất nước, mất điện giải nghiêm trọng có thể gây trụy tim mạch… Vì vậy, người bệnh cần được bù điện giải để lấy lại năng lượng và chất dinh dưỡng đã mất.
Hiện nay, biện pháp bù nước điện giải đơn giản và phổ biến nhất là dùng dung dịch Oresol hoặc viên Hydrite. Khi sử dụng, nên pha dung dịch nước bù đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu pha quá loãng, dung dịch này sẽ không phát huy được tác dụng, làm mất thêm các chất điện giải của cơ thể. Ngược lại nếu pha quá đặc, nồng độ chất điện giải trong dung dịch lớn có thể gây quá tải, thậm chí làm mất nước nhiều hơn.
Khi dùng, người bệnh nên dùng theo đúng liều lượng in trên bao bì theo từng độ tuổi theo nhà sản xuất khuyến cáo.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 50 – 100ml/ lần đi ngoài.
- Trẻ 2 – 10 tuổi: Uống 100 – 200ml/lần đi ngoài.
- Người lớn: Mỗi lần 200ml.
Dùng mẹo dân gian cải thiện chứng đau bụng đi ngoài
Sử dụng mẹo dân gian trị chứng đau bụng đi ngoài được rất nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
1. Dùng lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát và có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, phù hợp để chữa các bệnh về đường ruột như đi ngoài, lỵ, viêm đại tràng. Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra trong lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, dùng lá mơ lông trị đau bụng đi ngoài là một kinh nghiệm dân gian an toàn và hiệu quả.
Cách dùng lá mơ lông:
- 30 – 50g lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và vớt để ráo nước.
- Thái nhỏ lá mơ lông, cho vào bát và trộn cùng 2 lòng đỏ trứng gà.
- Đặt chảo lên bếp cho nóng và đổ hỗn hợp lá mơ lông và trứng gà lên trên, nướng với lửa nhỏ cho chín.
- Ăn ngày 2 – 3 lần, ăn 3 – 5 ngày.
2. Rau sam
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Chính vì vậy, rau sam đã được sử dụng trị đau bụng đi ngoài trong dân gian và mang lại hiệu quả.
Cách dùng rau sam:
- Lấy 1 nắm rau sam khoảng 200g, đem rửa sạch và cho vào nồi đun cùng 3 bát con nước.
- Đun đến khi sủi và vặn lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì chắt uống.
3. Lá ổi
Trong lá ổi có chứa tannin, Flavonoid loại quercetin, Triterpene có tác dụng ức chế giải phóng acetylcholine để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính, kích thích hoạt động của cơ trơn đường ruột, giúp giảm co bóp ruột, chống co thắt ruột, làm săn niêm mạc, kháng khuẩn giảm đau bụng đi ngoài.
Cách dùng lá ổi như sau:
- Lấy 1 nắm lá ổi vừa già vừa non khoảng 50g đem rửa sạch.
- Cho lá ổi vào nồi cùng 2 bát con nước đem đui sôi và vặn nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
☛ Xem tham khảo: Đau bụng đi ngoài cần làm gì để khắc phục?
Lưu ý khi dùng thuốc trị đau bụng đi ngoài
Sử dụng thuốc điều trị đau bụng đi ngoài mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc cầm tiêu chảy, chữa đau bụng đi ngoài chỉ tập trung điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Do đó, điều quan trọng, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý tận gốc. Để sử dụng thuốc mang lại hiệu quả, người bệnh cũng nên lưu ý:
- Nên sử dụng theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung thêm nước thường xuyên để bù nước cho cơ thể.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi để bù nước, khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Nên đọc kĩ trước khi sử dụng, sử dụng đúng liều lượng, thời gian để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa và đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng.
☛ Chi tiết tại: Chế độ ăn phù hợp cho người đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng dễ gặp, không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và có nguy cơ nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị khi cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
- Đi ngoài phân có máu hoặc màu giống bã cà phê.
- Có biểu hiện mất nước: khát nước, khô miệng, ít đi tiểu.
- Vàng da, vàng mắt.
- Co giật.
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS – Cải thiện đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng
Thông thường, các thuốc điều trị đau bụng đi ngoài chỉ tập trung giải quyết triệu chứng nên bệnh khó điều trị dứt điểm. Tình trạng đau bụng đi ngoài mà bạn đang gặp phải bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý đại tràng, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS vừa giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh, vừa hỗ trợ cải thiện sức khỏe đại tràng.
Đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh đại tràng: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra. Cụ thể, Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: Thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc manh tràng.
- Cao Bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng.
- Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn