Đau bụng nhưng không đi ngoài là một trong những dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa, gây nhiều khó chịu và bất tiện với sinh hoạt. Vậy, đau bụng không đi ngoài uống thuốc gì để khắc phục? Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này thì hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng nhưng không đi ngoài
Đi ngoài là một trong những nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Người bình thường có thể đi ngoài 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh tình trạng đi ngoài gặp khó khăn, hoặc bụng đau nhưng lại không có cảm giác muốn đi ngoài thì đây rất có thể là dấu hiệu các vấn đề tại đường tiêu hóa.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này tái phát nhiều lần, khiến cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng có rối loạn, bất thường xảy ra tại bất kỳ cơ quan nào của hệ thống tiêu hóa. Hầu hết các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa đến từ nguyên nhân chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh.
Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
- Đau bụng âm ỉ, có thể đau ở vùng bụng trên, bụng dưới, quanh rốn hoặc khắp toàn bụng.
- Rối loạn bài tiết: Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón không đi ngoài được, hình dạng phân bất thường.
- Ợ hơi, ợ nóng, đầy chướng bụng, bụng ậm ạch khó chịu.
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu…
Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe ngay lập tức, nhưng tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa khiến cho người bệnh gây sút cân nhanh, chán ăn, mệt mỏi, thậm chí có tâm lý sợ ăn và sợ đi ngoài. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng khác như đại tràng co thắt, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, viêm đại tràng, ung thư đại tràng… rất nguy hiểm.
Táo bón
Đau bụng nhưng không đi ngoài được là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo bệnh lý táo bón. Đây là tình trạng đi ngoài không đều, dưới 3 lần/ tuần, phân khó đi, khô cứng và gây cảm giác đau rát hoặc chảy mỗi khi đi ngoài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể kể đến là:
- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất xơ, uống ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích gây khó tiêu hóa.
- Thói quen sinh hoạt lười vận động, thường xuyên nhịn đi đại tiện…
- Mắc các bệnh lý tại đường tiêu hóa như: to trực tràng vô căn, bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u…
- Do sử dụng thuốc: Các loại thuốc dễ gây táo bón như thuốc chống trầm cảm, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc lợi tiểu, thuốc chứa codein và morphin…
- Táo bón ở phụ nữ có thai do thay đổi nội tiết, chế độ ăn uống và sự chèn ép từ tử cung lên thành ruột.
Táo bón gây ra các triệu chứng như:
- Khiến cho người bệnh có cảm giác đau bụng, buồn đi đại tiện mà không thể đi được, phải rặn mạnh để phân thoát ra.
- Phân cứng, có máu trong phân hoặc chảy máu khi đi đại tiện.
- Đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
Theo thống kê, có khoảng 17% dân số toàn cầu mắc bệnh lý này nên được coi là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều hơn ở những người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn, do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch tại các mô xung quanh hậu môn. Lượng máu đi qua và tích đọng lại trong búi tĩnh mạch càng nhiều, búi trĩ càng phát triển, kích thước càng tăng dần lên. Theo thời gian, búi trĩ lớn dần sẽ chặn ngang hậu môn khiến đường ra của phân bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng táo bón, đau bụng không đi ngoài được.
Bạn có thể nhận biết bệnh trĩ qua các dấu hiệu sau:
- Ngứa, kích ứng ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ niêm mạc ống hậu môn.
- Đau, khó chịu vùng hậu môn mỗi lần đi ngoài do nứt hoặc tắc nghẹt.
- Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn.
- Khó đi ngoài, đau bụng không đi ngoài, khi đi ngoài thường thấy máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu.
Khi nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích
Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra bất kỳ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt, tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh là:
- Thói quen ăn uống không khoa học.
- Sự xâm nhập và gây hại của các vi sinh vật gây bệnh.
- Tác dụng phụ có hại do thuốc gây ra.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau bụng quặn: Đau bụng là biểu hiện đặc trưng của bệnh, cơn đau khu trú dọc theo khung đại tràng, có lúc đau âm ỉ, có lúc quặn thắt thành từng cơn. Cơn đau xuất hiện bất thường không theo quy luật.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị tiêu chảy hay táo bón, có khi là cả hai. Khi đi ngoài thấy phân đầu rắn đuôi nát, hình dạng bất thường, có lẫn nhiều mủ nhầy, tuy nhiên không lẫn máu.
- Sôi bụng, chướng bụng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy bụng sôi ọc ọc, ấm ách khó chịu. Khi sờ tay lên bụng còn có thể thấy nổi các u, cục cứng.
- Mệt mỏi, kém ăn, căng thẳng, suy nhược cơ thể.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích
Mặc dù không gây hại cho tính mạng, nhưng các triệu chứng của đại tràng co thắt lại rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng lâu ngày không khỏi, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Hiện nay, không có tiêu chuẩn xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Bởi lẽ, bệnh không gây ra các tổn thương thực thể, các chỉ số xét nghiệm đều cho kết quả bình thường, trong khi các triệu chứng vẫn tiếp tục tái diễn. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh bùng phát trở lại.
Đau bụng không đi ngoài uống thuốc gì?
Đau bụng không đi ngoài gây nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Do vậy, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các thuốc Tây y để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng này. Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng khi gặp phải tình trạng này:
Thuốc giảm đau
Trong trường hợp bị đau bụng nhưng không đi ngoài dữ dội gây khó chịu, kéo dài liên tục, bạn có thể tìm đến các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol để kiểm soát tình trạng này.
Thuốc nhuận tràng
Với trường hợp đau bụng nhưng không đi ngoài do táo bón hoặc bệnh trĩ, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn các thuốc nhuận tràng.
Đây là các thuốc có tác dụng điều hòa quá trình vận chuyển phân trong ruột, giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.
Có nhiều loại thuốc nhuận tràng được sử dụng hiện nay như:
- Thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân: Thuốc có bản chất là các chất xơ có tác dụng tăng hàm lượng nước và số lượng lớn của phân, giúp chúng di chuyển nhanh chóng qua ruột kết. Có thể kể đến các thuốc thuộc nhóm này như: canxi polycarbophil, chất xơ methylcellulose, psyllium, dextrin lúa mì…
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Có tác dụng bôi trơn cho thành ruột, làm cho phân trơn trượt và không bị khô, giúp cơ thể dễ tống ra khỏi đường tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn do có thể giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và giảm hấp thu các thuốc khác. Có thể kể đến như: dầu khoáng như dầu parafin, vaseline…
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc giúp giảm tình trạng táo bón, khó đi ngoài nhờ đặc tính thẩm thấu cao, làm tăng hấp thu nước vào lòng ruột giúp cho mềm khối phân và tăng khối lượng chất phân. Hoạt chất thường được sử dụng là: lactulose, sorbitol…
- Thuốc nhuận tràng làm mềm: Nhóm thuốc này có tác dụng làm mềm phân, giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Thuốc thường được kê đơn cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh trĩ hoặc người đang hồi phục sau phẫu thuật.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc kích thích lớp niêm mạc của ruột, do đó đẩy nhanh quá trình thải trừ phân qua ruột kết, nên đem lại tác dụng nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút sau khi dùng thuốc. Một số thuốc nhuận tràng thuộc nhóm này là: Bisacodyl, Sennosides…
- Thuốc nhuận tràng chủ vận Guanylate cyclase-C: Thuốc thường được kê đơn cho người bệnh táo bón mãn tính và hội chứng ruột kích thích có triệu chứng táo bón.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Nếu như tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài của bạn do nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, bạn có thể tìm đến các thuốc hỗ trợ tiêu hóa dưới đây:
Men tiêu hóa
Men tiêu hóa có tác dụng cung cấp các enzym hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Men tiêu hóa thường được sử dụng cho đối tượng: trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa do hệ vi khuẩn ruột chưa hoàn thiện, người lớn bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột…
Một số men tiêu hóa thường được dùng là: Pancreatin (chứa các enzym amylase, lipase, trypsin), Neopeptin, Papain (chứa amylase)…
Thuốc bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Thuốc giúp bổ sung các lợi khuẩn Probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tiêu diệt các hại khuẩn trong đường tiêu hóa.
Có thể kể đến các thuốc như Neolactyl, Osystem, Biolactyl, Lacteol…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị đau bụng đi ngoài hiệu quả?
Lời khuyên cho người bệnh đau bụng không đi ngoài
Ngoài biện pháp sử dụng thuốc, bạn có thể tìm đến các cách giảm đau bụng không đi ngoài tại nhà. Các phương pháp này tương đối đơn giản, an toàn và lành tính nên rất phù hợp với người bệnh đau bụng không đi ngoài mức độ nhẹ.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phần lớn trường hợp đau bụng không đi ngoài có nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống không khoa học. Do vậy, việc đầu tiên bạn cần chú ý là thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn. Cụ thể:
- Bổ sung nhiều chất xơ bằng các loại trái cây tươi, rau củ quả.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn thêm một số thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa như chuối, khoai lang, vừng đen…
- Có thể uống thêm các loại nước ép từ rau củ để tăng cường chất xơ, vitamin, nước và khoáng chất như: nước rau má, nước lá diếp cá…
- Nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồ luộc, đồ hầm nhừ…
- Hạn chế các món ăn có hại cho đường tiêu hóa như đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như bia, rượu…
☛ Tham khảo chi tiết: Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài
Thiết lập thói quen sinh hoạt tốt
Một số thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, như là:
- Thiết lập một giờ đi ngoài cố định trong ngày, không nhịn đi ngoài hay đi quá lâu.
- Vận động cơ thể mỗi ngày và trước khi đi ngoài để thúc đẩy nhu động ruột, giúp đi ngoài dễ hơn.
- Massage vùng bụng thường xuyên để kích thích nhu động ruột, tăng cảm giác muốn đi ngoài.
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
Thăm khám bác sĩ khi cần thiết
Nếu như tình trạng đau bụng không đi ngoài diễn ra trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để cải thiện.
Nhưng ngược lại, nếu đau bụng không đi ngoài tái diễn thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó tại đường tiêu hóa. Lúc này, bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng không đi ngoài do hội chứng ruột kích thích
Nếu tình trạng đau bụng không đi ngoài mà bạn đang mắc phải do nguyên nhân bệnh lý đại tràng co thắt, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như bạch truật, bạch phục linh và chế phẩm sinh học Immune Gamma, 5 – HTP, đem lại công dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tăng sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng, sôi bụng, chướng bụng…
- Khắc phục hiện tượng đi ngoài chướng hơi, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát, đau bụng không đi ngoài…
Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định thần kinh đại tràng theo đúng cơ chế gây bệnh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước
1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-constipation
- https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-can-dung-thuoc-ho-tro-tieu-hoa-16942333.htm
- https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-nen-dung-thuoc-nhuan-trang-169112561.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn