Đau bụng quặn dưới rốn là triệu chứng phổ biến nhưng không nhận được quá nhiều sự quan tâm. Đa số người bệnh nghĩ rằng tình trạng này là do rối loạn tiêu hóa và có thể tự khỏi. Chỉ đến khi đau bụng trở nên nghiêm trọng, kéo dài liên tục thì họ mới “tá hỏa” tìm cách giải quyết. Các bác sĩ kêu gọi người bệnh nên từ bỏ thói quen này, quan tâm đến cơ thể ngay từ khi phát hiện tín hiệu bất thường đầu tiên.
Mục lục
Đau bụng quặn dưới rốn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Vùng bụng dưới rốn là vị trí của những cơ quan: đại tràng, ruột thừa, buồng trứng phải, ống dẫn trứng, buồng trứng và niệu quản. Do đó, triệu chứng đau quặn bụng dưới rốn xảy ra có thể là tín hiệu cho thấy những cơ quan này đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (hay đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn nhu động đại tràng kéo dài trên 3 tháng và xảy ra ít nhất 3 ngày trong một tháng. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể là do hệ thần kinh điều khiển nhu động đại tràng bị kích thích bởi các yếu tố như: stress kéo dài, tổn thương tại đại tràng, chế độ ăn thiếu lành mạnh.
Bạn có thể nhận biết bệnh đại tràng co thắt thông qua các triệu chứng:
- Đau quặn và cứng bụng dưới rốn kèm theo táo bón
- Đau quặn thắt bụng dưới rốn kèm theo tiêu chảy
- Phân bất thường: Lỏng, nát, phân dê, đầu rắn đuôi nát hoặc phân kèm nhầy (không lẫn máu).
- Cảm giác đi ngoài không hết phân hoặc buồn đi ngoài nhưng không đi được.
- Đau bụng và buồn đi ngoài khi cảm thấy căng thẳng hoặc ăn phải đồ ăn dầu mỡ, tanh, lạnh,….
- Đầy bụng, chướng hơi, ăn uống kém
☛ Tham khảo thêm: Các dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng co thắt
Phương pháp điều trị đại tràng co thắt hướng đến mục đích điều hòa nhu động đại tràng, kiểm soát triệu chứng hiện có. Người bệnh có thể cần sử dụng các thuốc như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc trị táo bón kết hợp với kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương sau đó hình thành nên các ổ viêm, loét. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do: nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng vi thể hoặc phản ứng dị ứng. Viêm đại tràng có thể gây đau quặn bụng dưới rốn cấp tính hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tháng).
Các triệu chứng điển hình của viêm đại tràng bao gồm:
- Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng
- Phân bất thường: lỏng, nát hoặc phân lẫn máu.
- Đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, mệt mỏi
Điều trị viêm đại tràng thay đổi theo từng giai đoạn. Thời gian đầu, tổn thương niêm mạc đại tràng là các vết viêm hoặc loét, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng các thuốc như kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn, xuất hiện các biến chứng như: rò, thủng hoặc áp – xe, người bệnh cần phải phẫu thuật loại bỏ một phần đại tràng đó.
Viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm ở vị trí góc bụng dưới bên phải, nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già. Viêm ruột thừa xảy ra khi có các dị vật như: thức ăn, sỏi, phân, khối u,… lạc vào ruột thừa gây tắc nghẽn lòng ruột, ứ đọng dịch dẫn đến tăng áp lực trong lòng ruột và gây viêm. Đối tượng dễ bị viêm ruột thừa là những người có độ tuổi từ 10 – 30 tuổi.
Khi bị viêm ruột thừa, cơn đau bụng quặn dưới rốn rất dữ dội và có xu hướng càng ngày càng nặng hơn. Kèm theo đó là các triệu chứng:
- Buồn nôn, nôn
- Bụng sưng, căng tức
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao (khi ruột thừa vỡ)
- Không thể trung tiện (xì hơi)
Viêm ruột thừa là tình trạng khẩn cấp, cần phẫu thuật để ngăn chặn tình trạng vỡ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị viêm không được cắt bỏ kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy nên, nếu bạn nghi ngờ mình đang bị viêm ruột thừa, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh mà là một tập hợp các triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa. Đau bụng quặn dưới rốn sau khi ăn là một trong những triệu chứng điển hình. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa có thể do thức ăn kém vệ sinh, lạm dụng cafein, đồ uống có cồn, đồ uống có ga, hút thuốc lá hoặc sử dụng một số loại thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa, loạn khuẩn ruột.
Ngoài cơn đau bụng quặn dưới rốn, người bệnh rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây kéo dài trên 2 tuần:
- Buồn nôn, nôn
- Chướng bụng sau bữa ăn
Rối loạn tiêu hóa sẽ không gây ra các triệu chứng: nôn ra máu (cũ), đi ngoài phân đen, phân lẫn máu, sốt. Người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu này để phân biệt rối loạn tiêu hóa với các bệnh lý khác.
Việc điều trị rối loạn tiêu hóa có thể thực hiện tại nhà, bắt đầu với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh cần loại bỏ những thực phẩm không tốt, chia nhỏ bữa ăn và quản lý căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo như: chườm ấm bụng, uống nước thảo dược,… để thay thế cho các thuốc giảm đau. Nếu việc tự điều trị không đạt được kết quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể.
Nhiễm trùng túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ lưu trữ mật, giúp tiêu hóa chất béo. Nhiễm trùng túi mật (hay viêm túi mật) xảy ra khi mật bị tắc khiến do sỏi, khối u hay mật ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn khu trú và tấn công túi mật, gây nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do chế độ ăn quá nhiều chất béo, béo phì và người bệnh có tiền sử bị sỏi mật.
Khi bị nhiễm trùng túi mật, người bệnh có thể bị đau quặn bụng dưới rốn kèm theo các triệu chứng:
- Sốt, ớn lạnh
- Đau bụng hạ sườn phải lan sang vai phải
- Buồn nôn và nôn
Nhiễm trùng túi mật là một bệnh cấp tính, có thể được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Để điều trị bệnh, người bệnh cần nhập viện, nhịn ăn và nuôi cơ thể bằng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để túi mật được nghỉ ngơi, kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngăn bệnh tái phát.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, thường là do vi khuẩn gây ra. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý này như: mang thai, sỏi thận, tiểu đường và thường xuyên phải thông tiểu. Nhiều thống kê cho thấy, nữ giới có tỷ lệ mắc viêm bàng quang hơn nam giới.
Ngoài cơn đau như chuột rút ở vùng bụng dưới, bụng giữa, viêm bàng quang còn gây ra:
- Đau lưng
- Nước tiểu đục
- Có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có mùi hôi
- Sốt nhẹ
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Thường xuyên phải đi tiểu, ngay cả khi bạn vừa mới đi tiểu xong
Đa số các trường hợp viêm bàng quang đều có thể tự điều trị tại nhà bằng cách: uống nhiều nước, hạn chế uống cafein, kiêng quan hệ tình dục, hạn chế rượu và chườm nóng để giảm triệu chứng. Đôi khi, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc như: Advil, Motrin (ibuprofen), Tylenol (acetaminophen) để cải thiện cơn đau và cảm giác khó chịu do viêm bàng quang gây ra.
Nếu việc điều trị tại nhà không cho kết quả, người bệnh có thể cần trải qua một đợt điều trị kháng sinh để kiểm tình trạng nhiễm trùng. Quá trình điều trị cần thực hiện tại các cơ sở y tế và dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa.
U nang buồng trứng
Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ, nằm ở bụng dưới và chịu trách nhiệm sản xuất trứng cũng như các hormone estrogen và progesterone. Khi một túi chứa đầy dịch hình thành và phát triển bất thường trong buồng trứng sẽ gây ra u nang. Thông thường, mỗi phụ nữ sẽ phát triển ít nhất một u nang trong suốt cuộc đời.
Trong hầu hết các trường hợp, u nang không đau và không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi u nang phát triển, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đau bụng quặn dưới rốn
- Đầy chướng, căng tức vùng bụng
- Đau khi đi ngoài
- Đau vùng chậu mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau thắt lưng hoặc đùi
- Căng tức ngực
- Buồn nôn, nôn
Bác sĩ có thể đề nghị điều trị để thu nhỏ hoặc loại bỏ u nang nếu nó không tự biến mất hoặc nếu nó phát triển lớn hơn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc tránh thai để ngừng rụng trứng và hạn chế sự phát triển của u nang. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ u nang.
Trường hợp u nang lớn, người bệnh cần sinh thiết để xác định u nang có phải ung thư không. Nếu không phải ung thư, bác sĩ có thể phẫu thuật mở để loại bỏ khối u. Nếu u nang là ung thư, người bệnh có thể cần cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
☛ Tham khảo chi tiết: Đau quặn bụng dưới rốn do nguyên nhân nào?
Đau bụng dưới rốn khi nào cần khám ngay?
Thông thường, những cơn đau bụng quặn dưới rốn lành tính có thể biến mất hoặc giảm nhẹ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, sau khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngược lại, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:
- Triệu chứng đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Cơn đau có xu hướng tăng nặng, gây cản trở hoạt động hàng ngày.
- Người bệnh đang mang thai, có sẵn bệnh lý nền và không rõ nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bên cạnh đó, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế nếu gặp các dấu hiệu cấp tính sau đây:
- Đau liên tục trong hơn 4 giờ hoặc cơn đau bỗng trở nên dữ dội hơn.
- Người bệnh sốt cao
- Dịch tiết âm đạo bất thường
- Phân có lẫn máu tươi
- Sụt cân nghiêm trọng
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn ra máu
- Đau – tức ngực khi gắng sức, đau ngực lan lên hàm – cánh tay – cổ
- Khó thở
Làm thế nào khi bị đau quặn bụng dưới rối?
Khi bị cơn đau bụng quặn dưới rốn, người bệnh cần bình tĩnh để lựa chọn được giải pháp cần thiết cho mình. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn nếu gặp phải tình trạng này.
Thăm khám sớm
Thăm khám sớm giúp bạn nhanh chóng xác định được chính xác nguyên nhân khiến mình bị đau bụng quặn dưới rốn. Cùng với đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra các triệu chứng lâm sàng bằng cách ấn vào bụng. Động tác này giúp xác định điểm đau, mức độ đau và những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ ghi chú lại tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc và những yếu tố khiến cơn đau quặn dưới rốn trở nên tồi tệ hơn.
Sau bước này, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, máu hoặc phân để xác định dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như: siêu âm, X – quang, CT hoặc MRI để kiểm tra bất thường trong ổ bụng. Trường hợp các xét nghiệm hình ảnh đều bình thường, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để phát hiện bất thường bên trong đường tiêu hóa.
Áp dụng mẹo giảm đau nhanh
Trong trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể phán đoán được nguyên nhân gây đau bụng là do rối loạn tiêu hóa thì có thể áp dụng các mẹo giảm đau sau:
- Chườm nóng: Nhiệt độ nóng giúp làm giãn cơ thành bụng, tăng tuần hoàn máu lưu thông, giảm kích thích thần kinh, qua đó cải thiện cơn đau. Người bệnh chỉ cần lấy một chai nước ấm khoảng 70 độ C rồi chườm quanh vị trí bụng bị đau. Nên chườm ở tư thế nằm thả lỏng để cơ thể thoải mái hơn.
- Massage bụng: Phương pháp này giúp điều hòa nhu động đường ruột, giảm đầy chướng bụng hiệu quả. Người bệnh dùng hai bàn tay xoa vào nhau đến khi ấm rồi xoa lên bụng. Khi xoa cần chú ý dùng lực nhẹ, đẩy tay theo chiều kim đồng hồ liên tục từ 5 – 10 phút sẽ thấy cơn đau giảm bớt.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát hiệu quả trong những trường hợp đau quặn bụng dưới rốn do bệnh lý tiêu hóa. Vậy nên, người bệnh cần chú ý loại bỏ những thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ gây đau bụng, khó tiêu.
Những thực phẩm được khuyến cáo cần tránh bao gồm:
- Các loại đậu
- Các loại rau họ cải
- Củ cải
- Các loại bánh, kẹo
- Đồ uống có ga
- Nước uống chứa cồn
- Đồ uống chứa cafein
- Các sản phẩm từ sữa trong trường hợp không dung nạp lactose
- Các loại thực phẩm chiên xào, nhiều chất béo.
- Thuốc lá
Ngoài ra, những người hay bị đau bụng quặn dưới rốn không nên ăn quá no, không nên ăn trước khi đi ngủ, tránh nằm ngay sau khi ăn và chia nhỏ bữa ăn của mình để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng quặn dưới rốn mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho bạn. Theo các chuyên gia, người bệnh nên tập cho mình những thói quen sau đây:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy tập thói quen phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì ổn định chức năng của các cơ quan.
- Kiểm soát cảm xúc: Đừng để bản thân bị căng thẳng, stress liên tục trong thời gian dài. Tình trạng này có thể làm gia tăng áp lực lên các hệ thống cơ quan trong cơ thể và làm trầm trọng hơn triệu chứng đau quặn bụng dưới rốn.
- Tập luyện đều đặn: Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, tăng giải phóng năng lượng tiêu cực khiến bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một tâm lý thoải mái hơn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thói quen này giúp bạn kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Tràng Phục Linh Plus
Đối với trường hợp đã xác định được đau quặn bụng dưới rốn là do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh Plus để kiểm soát tình trạng này.
Tràng Phục Linh Plus được kết hợp từ các thành phần quý gồm: ImmuneGamma, các thảo dược tự nhiên và hoạt chất 5-HTP. Sự kết hợp này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng đau quặn bụng dưới rốn mà còn khắc phục được nguyên nhân, cụ thể:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5-HTP có tác dụng giảm kích thích gây co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma trong Tràng Phục Linh Plus giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Sự kết hợp của các thảo dược: cao Bạch Truật, cao Bạch Phục Linh, cao Hoàng Bá và cao Bạch Thược giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài phân sống.
Trên đây là bài viết giải thích triệu chứng đau quặn bụng dưới rốn. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu có câu hỏi thắc mắc, bạn có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/belly-button-pain#causes-of-sharp-pain
- https://www.healthline.com/health/abdominal-bloating-and-lower-abdominal-pain#causes
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/327404
- https://www.buoyhealth.com/learn/pain-around-belly-button
- https://www.verywellhealth.com/lower-abdominal-pain-5184279
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn