Đau bụng trên rốn có thể là biểu hiện rối loạn tiêu hóa thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiêu hóa. Nếu bạn đang băn khoăn không biết tình trạng của mình thuộc trường hợp nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng quặn trên rốn
Phần bụng trên rốn là vị trí của các cơ quan quan trọng như: dạ dày, lá lách, gan, đại tràng, túi mật và tá tràng. Đau bụng trên rốn thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại các cơ quan trên.
Đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)
Khung đại tràng được chia thành 3 phần gồm: đại tràng lên, đại tràng ngang và đại tràng xuống. Trong đó, đại tràng ngang nằm ở vùng bụng trên rốn. Trong bệnh đại tràng co thắt, hệ thần kinh giao cảm điều khiển nhu động đại tràng bị kích thích bởi các yếu tố như: thức ăn, stress, viêm loét đại tràng,… khiến đại tràng co thắt mạnh mẽ, gây nên các cơn đau bụng quặn trên rốn.
Bạn có thể nhận diện đại tràng co thắt thông qua các triệu chứng như:
- Rối loạn số lần đại tiện: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, khi có cảm giác hồi hộp, lo lắng, khi vừa ăn xong hay khi ăn phải đồ ăn lạ, tanh, lạnh, sống.
- Phân bất thường: lỏng, nát, nhiều nhầy, phân cứng, phân dê hoặc đầu rắn đuôi nát
- Luôn có cảm giác mót rặn sau khi đi ngoài
- Đầy chướng bụng, khó tiêu, ăn uống kém
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng co thắt nên biết
Đại tràng co thắt không phải là bệnh nguy hiểm nhưng rất khó điều trị khỏi dứt điểm. Thông thường, các bác sĩ kê sẽ kê đơn thuốc dựa trên triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải như: thuốc tiêu chảy, thuốc táo bón, thuốc giảm co thắt, thuốc kích thích tiêu hóa. Song song với đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hay đổi lối sống khoa học để kiểm soát bệnh lâu dài.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tấn công bởi axit, dịch tiêu hóa hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori. Trong một số trường hợp, viêm loét dạ dày có thể được khởi phát bởi các bệnh lý khác như: Bệnh Crohn, bệnh tự miễn, bệnh sarcoidosis, dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch. Tùy theo mức độ tổn thương mà niêm mạc dạ dày có thể bị phù nề, xung huyết, viêm trợt hoặc các ổ loét.
Bạn có thể nhận biết viêm loét dạ dày thông qua các triệu chứng::
- Đau quặn bụng trên rốn phía bên trái
- Đầy hơi, chướng bụng hoặc ợ hơi
- Ợ chua, ợ nóng
- Buồn nôn
- Đi ngoài phân đen (trong trường hợp có xuất huyết dạ dày)
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp viêm dạ dày do nhiễm khuẩn, người bệnh cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn được kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid, thuốc bao niêm mạc dạ dày. Người bệnh cũng được khuyên điều chỉnh chế độ ăn ít axit để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày tăng cao kích thích cơ vòng thực quản mở ra kết hợp với nhu động dạ dày rối loạn làm dịch dạ dày (bao gồm acid, thức ăn, enzyme tiêu hóa) trào ngược lên thực quản, gây tổn thương niêm mạc thực quản .
Ngoài đau quặn bụng trên rốn, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Ợ nóng
- Buồn nôn, nôn
- Khó nuốt, phải nuốt nước bọt liên tục
- Tức ngực, khó thở, thở khò khè
- Ho khan
- Khàn giọng
Rối loạn tiêu hóa
Đa số trường hợp rối loạn tiêu hóa thường do thói quen và chế độ ăn uống như: ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hay thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, những người hay nằm ngay sau khi ăn cũng dễ bị khó tiêu do hoạt động tiêu hóa bị cản trở.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn có thể bị tồn trữ trong ống tiêu hóa quá lâu, lên men sinh khí và khiến người bệnh bị đầy tức khó chịu. Một số trường hợp khác, thức ăn có thể kích thích nhu động ruột (gồm dạ dày, ruột non và ruột già) co thắt mạnh mẽ gây đau bụng quặn trên rốn. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến gồm:
- Tiêu chảy, phân sống
- Đầy bụng, chướng hơi
- Buồn nôn, nôn
- Trào ngược dịch dạ dày
- Ăn uống không ngon
Việc quan trọng nhất trong điều trị rối loạn tiêu hóa là điều chỉnh lối sống. Người bệnh cần quản lý thói quen ăn và các thực phẩm trong bữa ăn của mình. Nên ăn chín, uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích, giảm lượng caffein hoặc rượu. Các bữa ăn nên được cố định trong khung giờ hợp lý, nên ăn ở mức vừa phải và tránh nằm hay vận động mạnh ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc như: thuốc giảm acid dạ dày, thuốc kích thích tiêu hóa, men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Sỏi mật
Sỏi mật được hình thành do sự lắng đọng của dịch mật và dịch tiêu hóa khác trong túi mật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do: mất cân bằng của các thành phần cholesterol – bilirubin trong dịch mật, giảm vận động đường mật hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.
Thông thường, sỏi mật không gây đau. Chỉ khi chúng di chuyển đến ống mật, gây tắc nghẽn thì người bệnh mới cảm thấy những cơn đau quặn bụng trên rốn lệch về phía bên phải kèm theo triệu chứng:
- Đau vai phải
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau lưng giữa hai bả vai của bạn
- Đau đột ngột và dữ dội ở giữa bụng, bên dưới xương ức
Cơn đau do sỏi mật có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bác sĩ có thể kê các thuốc làm tan sỏi mật, nhưng quá trình điều trị đó có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới có kết quả. Những trường hợp sỏi mật quá nhiều hoặc quá to, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Bệnh về gan
Gan nằm ở vùng hạ sườn phải, tức ở vùng bụng trên rốn lệch về bên phải. Do đó, người bệnh có thể bị đau vùng bụng này khi mắc các bệnh về gan. Hai bệnh lý gan thường gặp gồm:
- Viêm gan: Là một bệnh nhiễm trùng, được chia thành 3 loại gồm: viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Các bệnh viêm gan có thể lây và gây biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Các triệu chứng của viêm gan thường là: sốt, nước tiểu vàng, đau khớp, ngứa da, chán ăn, suy nhược, buồn nôn, nôn.
- Áp – xe gan: Xảy ra do vi khuẩn tấn công vào gan hoặc nhiễm trùng từ các cơ quan khác như: nhiễm trùng máu, viêm ruột thừa, thủng ruột, tổn thương gan. Dấu hiệu nhận biết áp xe gan gồm: phân đất sét, nước tiểu vàng, vàng da, giảm cân đột ngột, sốt ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm
Các bệnh viêm gan thường được điều trị bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, chống nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng gan. Trường hợp bị áp – xe gan, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối áp – xe, sau đó sử dụng kháng sinh phổ rộng để ngăn nhiễm trùng.
Lá lách to
Lá lách to thường là bệnh lý thứ phát do nhiễm trùng gan và các bệnh về gan gây ra. Bệnh lý này có thể gây ra cơn đau quặn bụng trên rốn lệch về bên trái và lan sang vai trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Cảm giác no khi ăn ít hoặc không ăn
- Thiếu máu
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Dễ chảy máu
- Thường xuyên mệt mỏi
Việc điều trị lá lách to cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp lá lách to mạn tính hay vỡ lá lách, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt lách.
Chấn thương
Các tai nạn gây chấn thương vùng bụng có thể làm hỏng một số cơ quan nội tạng bao gồm ruột, gan, ruột, lá lách dẫn đến các cơn đau quặn bụng trên rốn. Các triệu chứng khác liên quan đến chấn thương sẽ phụ thuộc vào loại chấn thương và các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng.
Theo các bác sĩ, chấn thương vùng bụng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người trẻ tuổi. Vậy nên, nếu bị tai nạn dẫn đến đau bụng trên rốn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để làm rõ mức độ tổn thương và có phác đồ điều trị phù hợp.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì?
Đau bụng quặn trên rốn khi nào cần khám ngay?
Trong hầu hết trường hợp, đau bụng quặn trên rốn có thể biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Bạn nên đến ngay phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu có những triệu chứng dưới đây:
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải.
- Cơn đau vượt quá mức chịu đựng
- Đau dạ dày và đi ngoài ra phân trắng hoặc nhạt
- Đau quặn bụng trên rốn khi đang mang bầu
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: không đi tiểu, môi nứt nẻ, da khô, lú lẫn, chóng mặt hoặc mắt trũng sâu.
- Nôn dữ dội
- Đau bụng kèm sốt cao
- không có khả năng đi tiêu, đặc biệt là kèm theo nôn mửa
- Đau bụng kèm cứng bụng
- Đau bụng dữ dội sau chấn thương
- Nôn ra máu, chảy máu trực tràng
- Thay đổi về ý thức hoặc sự tỉnh táo, chẳng hạn như bất tỉnh hoặc trở nên không phản ứng
Làm thế nào khi bị đau bụng quặn trên rốn?
Nếu đau bụng trên rốn không kèm theo những dấu hiệu cho thấy cần điều trị cấp cứu, người bệnh có thể tham khảo những giải pháp được đưa ra dưới đây:
Thăm khám sớm
Thăm khám sớm giúp tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng quặn trên rốn. Để chẩn đoán, bác sĩ cần xem xét tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, yếu tố khởi phát cơn đau, thực hiện các thao tác kiểm tra tại vùng bụng và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Một số xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng trong thăm khám gồm:
- Siêu âm bụng
- Chụp CT
- Nội soi đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng)
Áp dụng mẹo giảm đau nhanh
Sau khi thăm khám làm rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh có thể kết hợp một số phương pháp sau để cải thiện triệu chứng đau của mình:
- Chườm ấm: Đắp túi chườm hoặc chai nước nóng lên bụng trong vòng 15 đến 20 phút. Nhiệt độ cao có thể giúp thư giãn các cơ bị căng thẳng. Phương pháp này cũng làm dịu chứng táo bón, khó tiêu hiệu quả.
- Uống nước ấm: Nước ấm giúp làm loãng nồng độ acid dịch vị, làm tăng lưu lượng máu qua đường ruột, giảm co thắt cơ thành bụng, nhờ đó khắc phục triệu chứng đau bụng do bệnh dạ dày, đại tràng hiệu quả.
- Massage bụng: Giúp điều hòa nhu động ruột và làm vỡ các bóng khí trong ống tiêu hóa, từ đó giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau thắt bụng. Người bệnh nên dùng lực vừa phải, massage bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 15 – 20 phút.
Dùng các bài thuốc thảo dược
Một số thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích tiêu hóa được sử dụng như một phương pháp khắc phục cơn đau quặn bụng trên rốn an toàn. Cụ thể:
- Gừng: Có tác dụng hạ khí (đưa khí xuống), kiện tỳ, khử hàn, chỉ thống giúp khắc phục các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa và đầy bụng. Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc thêm gừng khi chế biến món ăn.
- Bạc hà: Chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau, chống viêm, dịu cơ bắp và kích thích tiêu hóa. Người bệnh có thể ăn sống bạc hà hoặc uống trà bạc hà khi bị đau bụng quặn trên rốn.
- Quế: Là thảo dược đã được thử nghiệm trong điều trị viêm đường ruột. Nghiên cứu cho thấy, quế có khả năng kháng virus, chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bạn có thể dùng quế ở bằng cách: ăn trực tiếp, uống trà hoặc gia vị cho các món ăn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong thời gian bị đau bụng quặn trên rốn, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động và hồi phục.
Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm:
- Nước và dung dịch bù điện giải: Giúp bổ sung nước và điện giải cho cơ thể, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước hoa quả, trà thảo mộc, nước canh, dung dịch bù điện giải chuyên biệt đều được.
- Táo: Chứa chất chống oxy hóa polyphenol có tác dụng giảm viêm, điều hòa miễn dịch, bảo vệ niêm mạc và cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Người bệnh có thể ăn táo trực tiếp hoặc chế biến thành nước sốt, món hầm.
- Chuối: Giúp bổ sung kali và các chất điện giải bị mất khi người bệnh nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại sinh tố, smoothie.
- Hạt lanh: Rất phù hợp cho những người đau bụng trên rốn kèm táo bón. Hạt lanh giúp tăng giữ nước cho phân, khiến phân mềm và dễ đi qua đại tràng. Loại hạt này có thể kết hợp cùng ngũ cốc ăn sáng, thêm vào sinh tố hoặc uống trực tiếp với nước.
- Thực phẩm giàu probiotics: Giúp bổ sung lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa và tăng cường miễn dịch đường ruột. Tuy nhiên, những người đau bụng kèm tiêu chảy, nôn mửa không nên sử dụng thực phẩm này. Những thực phẩm giàu probiotic bao gồm: sữa chua, kefir, miso, nato, trà kombucha,…
Thay đổi lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp bạn kiểm soát và phòng tránh đau bụng quặn trên rốn xảy ra. Những lời khuyên được các chuyên gia đưa ra bao gồm:
- Tập thói quen ăn uống khoa học: Tránh ăn quá no, để bụng quá đói hoặc bỏ bữa. Điều này gây rối loạn nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ đau bụng, khó tiêu.
- Nghỉ ngơi sau khi ăn: Người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi ăn, tránh nằm hoặc hoạt động mạnh. Điều này có thể khiến hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến đau bụng, đầy chướng bụng.
- Tránh thức khuya: Thức khuya khiến hệ thần kinh căng thẳng dẫn đến nhu động đường tiêu hóa bị rối loạn, tăng hoặc giảm co bóp quá mức gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
- Tăng vận động: Tập luyện giúp thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, kích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên dành 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao yêu thích.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thói quen này giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Thời gian mỗi đợt khám sức khỏe nên cách nhau khoảng 6 tháng.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Tràng Phục Linh Plus
Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm được khuyên dùng cho những trường hợp đau quặn bụng trên rốn do đại tràng co thắt, viêm đại tràng gây ra. Sản phẩm giúp khắc phục nhanh triệu chứng, giải quyết hiệu quả nguyên nhân, từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Viên uống Tràng Phục Linh Plus được đánh giá cao bởi thành phần quý có tác dụng chuyên biệt trên đại tràng. Cụ thể:
- ImmuneGamma: Được chiết xuất từ vách tế bào vi khuẩn thuần chủng Lactobacillus fermentum có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng miễn dịch và bảo vệ niêm mạc đại tràng. Đây là thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ.
- Hoạt chất 5-HTP: Được sử dụng như một loại thuốc an thần tự nhiên, giúp cải thiện lo âu, căng thẳng từ đó giảm kích thích lên đại tràng, khắc phục tình trạng nhu động đại tràng co thắt quá mức.
- Bạch Truật: Là thảo dược có tác dụng trị đầy hơi, chướng bụng, cầm tiêu chảy, giảm đau quặn bụng và nhuận tràng.
- Bạch Phục Linh: Chứa 2 nhóm hoạt chất là: Polysaccharide và Triterpen có tác dụng an thần, chống suy nhược. Bạch Phục Linh được dùng để trị bụng chướng, tiêu chảy, ăn uống kém.
- Bạch Thược: Chứa hoạt chất paeoniflorin có khả năng ức chế thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng, hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của đại tràng.
- Hoàng Bá: Chứa hoạt chất berberin có tác dụng kháng khuẩn, dùng trong điều trị đau bụng tiêu chảy. Ngoài ra, hợp chất lacton trong Hoàng bá có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh.
Trên đây là nội dung giải thích về chứng đau bụng quặn trên rốn. Hy vọng bạn đọc có thể tìm thấy nhiều thông tin hữu ích trong bài viết, lựa chọn được hướng giải quyết cho vấn đề của mình. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/upper-abdominal-pain
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/324591#gastritis
- https://www.verywellhealth.com/upper-abdominal-pain-5186178
- https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/upper-abdominal-pain
- https://www.medicinenet.com/how_do_you_relieve_upper_stomach_pain/article.htm
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/food-for-upset-stomach#what-to-eat
Hiền đã bình luận
Hiền 0934823807
Dược sĩ: Lê Huyền đã bình luận
Chào bạn!
Bạn để ý điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ sớm tới bạn.