Bụng đã trống rỗng còn kèm theo cảm giác quặn thắt khiến bạn vừa mệt vừa đau. Rốt cuộc vì sao lại có hiện tượng này? Liệu bạn có cần đi khám không và làm cách nào để giảm nhẹ cơn đau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thỏa đáng những thắc mắc trên.
Mục lục
Dạ dày có khả năng co giãn. Khi cơ thể chứa đầy thức ăn và chất lỏng, bạn sẽ cảm thấy no. Nếu không ăn sau một khoảng thời gian, dạ dày dần rỗng. Cảm giác đau lúc đói là do dạ dày co bóp mạnh khi đang trống.
Dù xuất hiện khi đói nhưng cơn đau này không phải lúc nào cũng cho thấy nhu cầu ăn thực sự. Đôi khi, nó chỉ là báo hiệu cho thói quen ăn vào một thời điểm cố định trong ngày.
Mỗi người sẽ có những đặc thù riêng. Một số người không cảm thấy cần phải ăn thường xuyên hoặc bắt buộc phải no mới được. Bên cạnh đó, cũng có người rất nhanh đói.
Các dấu hiệu của cơn đói thường là:
- Đau bụng.
- Cảm giác bị ăn mòn trong dạ dày.
- Có cơn co thắt dạ dày.
- Cảm thấy trống rỗng.
- Muốn được ăn.
- Thèm một số thực phẩm cụ thể.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc lâng lâng.
- Cáu gắt.
Cơn đói thường giảm dần khi ăn. Đồng thời, các cơn co thắt của dạ dày cũng sẽ bớt dần. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì cơn đói sẽ rất khó biến mất.
Đau bụng khi đói thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì?
Cảm giác đau lúc đói có thể không quá đáng lo ngại, tuy nhiên đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng sức khỏe bất thường.
Hội chứng ruột kích thích
Còn được gọi là đại tràng co thắt, có thể gây ra cơn co rút đau đớn ở vùng bụng, đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như: đầy hơi, chướng bụng, thay đổi thói quen đi tiêu, không dung nạp thức ăn, cảm giác đại tiện chưa hết phân, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên. Việc để bụng đói sẽ làm tăng sự mẫn cảm của đường ruột và kích thích các dấu hiệu xấu đặc biệt là đau quặn bụng.
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn về mặt chức năng, một tập hợp những biến đổi tiêu cực của hệ tiêu hóa. Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân chính xác của hội chứng vẫn chưa được làm sáng tỏ. Các chuyên gia nghi ngờ rằng có nhiều yếu tố cùng tác động hình thành nên chứng này.
Hội chứng có hai dạng chính: thể tiêu chảy và thể táo bón. Một số người bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
Việc chẩn đoán rối loạn này cần có đủ thời gian (ít nhất sáu tháng), tần suất các dấu hiệu và triệu chứng (ít nhất ba lần một tháng). Xét nghiệm máu cũng có thể giúp ích trong việc phân loại dạng hội chứng.
Không có cách chữa trị triệt để tình trạng này, nhưng bệnh nhân có thể hạn chế triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và dùng thuốc theo toa nếu cần thiết.
Bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng (đối với thể táo bón), thuốc chống tiêu chảy như loperamide, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm, giảm đau…
Chứng khó tiêu chức năng (không do loét)
Rối loạn tiêu hóa chức năng (dyspepsia) hay còn gọi là chứng khó tiêu chức năng là một thuật ngữ chỉ các dấu hiệu khó tiêu tái diễn mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đây là một bệnh mãn tính.
Các triệu chứng có thể xảy ra theo chu kỳ, gây đau hoặc nóng rát trong dạ dày. Cảm giác đau tăng nặng khi đói và có thể thuyên giảm khi ăn, giảm đau khi dùng thuốc kháng axit.
Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế Về Rối loạn Tiêu hóa, chứng này khá phổ biến, ảnh hưởng đến 30% dân số và hay xuất hiện trong thai kỳ. Các dấu hiệu thường gặp: đau, nóng rát bụng trên, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, sôi bụng, cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn.
Chứng khó tiêu được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng điển hình sau khi đã loại trừ các bệnh lý khác như viêm thực quản, viêm loét dạ dày…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa chức năng:
- Là nữ giới.
- Sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin và ibuprofen.
- Hút thuốc.
- Lo lắng hoặc trầm cảm.
- Tiền sử lạm dụng thể chất hoặc tình dục thời thơ ấu.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Bạn có thể giảm nguy cơ bị khó tiêu bằng cách:
- Hạn chế đồ uống có cồn, caffeine và có gas.
- Tránh căng thẳng.
- Không ăn trước khi đi ngủ.
- Không hút thuốc.
- Thay aspirin bằng acetaminophen.
- Loại bỏ thực phẩm béo, cay hoặc có tính axit.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Nếu cần thiết bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê đơn phù hợp với triệu chứng. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như: thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc prokinetic giúp tăng co bóp thực quản, kháng sinh (để trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori), thuốc chống trầm cảm…
Viêm dạ dày
Đây là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, có thể cấp hoặc mãn tính. Bệnh có thể bộc lộ qua các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu. Cơn đau có thể nóng rát hoặc cồn cào và thường trở nên tồi tệ hơn khi đói. Một số trường hợp lại không có bất kỳ triệu chứng nào.
Hầu hết bệnh nhân bị viêm dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này miễn dịch với axit dạ dày. Thông thường, nó không gây ra triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, vi khuẩn lại tấn công vào niêm mạc dạ dày gây viêm.
Việc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây bệnh. Vì chúng làm hỏng niêm mạc dạ dày. Tổn thương thường nhẹ và dạ dày có thể sẽ phục hồi trong vài ngày.Tuy nhiên nếu bạn uống quá nhiều thuốc hoặc dạ dày của bạn không hồi phục được nhanh như bình thường, lớp niêm mạc có thể dễ dàng bị viêm.
Một số nguyên nhân gây bệnh khác như uống quá nhiều rượu hoặc căng thẳng kéo dài.
Tùy vào lí do mắc bệnh, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh, thuốc giảm acid, thay thế loại thuốc chống viêm phù hợp… Người bệnh cũng lưu ý tránh các loại thực phẩm có tính acid như trái cây và nước trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, sô cô la và cà phê (kể cả loại đã được khử caffeine).
Viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh này là tình trạng loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Triệu chứng đặc trưng gồm nóng rát hoặc đau quặn bụng. Cơn đau thường xảy ra khi đói, dạ dày ở trạng thái rỗng, như giữa các bữa ăn hoặc trong đêm, có thể ngừng một thời gian ngắn nếu bạn uống thuốc kháng acid. Thời gian đau kéo dài hàng phút đến hàng giờ, nó có thể đến và đi trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Các dấu hiệu thường gặp khác gồm: khó tiêu, nôn mửa, kém ăn, sút cân, trào ngược acid hoặc ợ chua.
Nguyên nhân loét có liên quan đến vi khuẩn H. pylori và thuốc chống viêm không steroid chiếm khoảng 50% bệnh nhân. 50% còn lại là do các nguyên nhân khác như: thuốc (không phải NSAID), hút thuốc, căng thẳng nghiêm trọng, yếu tố di truyền…
Những triệu chứng của loét dạ dày tá tràng gần giống với viêm dạ dày. Hai tình trạng này thường đáp ứng với các phương pháp điều trị giống nhau. Bệnh nhân cũng thường được kê kháng sinh, kháng acid, ngưng dùng thuốc gây kích ứng… nên không phải lúc nào cũng cần phân biệt trừ khi bệnh nhân lớn tuổi hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại như sụt cân hoặc chảy máu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn hãy đi khám nếu cơn đau thường xuyên kéo dài. Đây có thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng.
Những trường gặp phải các triệu chứng sau cùng với cảm giác đau quặn bụng khi đói cũng cần sớm đến bệnh viện:
- Khó thở
- Sốt
- Tiêu chảy
- Nôn hoặc buồn nôn
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Yếu mệt
- Sụt cân bất thường
Lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt
Để giảm bớt tình trạng đau khi đói, bạn nên ăn uống lành mạnh, cân đối và sinh hoạt hợp lý, tuân thủ theo một số lời khuyên dưới đây:
– Ăn uống điều độ, tránh để khi quá đói mới ăn. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ ăn quá nhiều khiến dạ dày quá tải sẽ càng gây hại cho hệ tiêu hóa.Tuân thủ việc ăn theo lịch trình cũng sẽ đảm bảo thức ăn đến dạ dày cùng lúc khi axit dạ dày tiết ra, tránh bị kích ứng và đau bụng.
– Khi ra ngoài, bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh, ít calo như trái cây và các loại hạt, để dự phòng khi không thể ăn đúng vào giờ đã định.
– Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm có: protein nạc, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, trái cây và rau quả nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp ngăn chặn cơn đói.
– Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
– Hạn chế thực phẩm đóng hộp có nhiều đường, muối.
– Uống đủ nước.
– Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ ngon giúp cân bằng các hormone ảnh hưởng đến cảm giác đói và no của bạn.
– Hãy tập trung khi ăn, nhai kỹ, không vừa xem tivi vừa ăn.
Thảo dược chuyên biệt cho người bị đại tràng co thắt
Những cơn đau đớn và rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích mang lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Thấu hiểu điều này, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.
Đây là sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân mắc hội chứng này, có công dụng như sau:
- Hỗ trợ giảm kích thích làm co thắt đại tràng.
- Giảm các triệu chứng xấu của hệ tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi, khó tiêu…
- Tăng cường miễn dịch đường ruột.
- Giúp phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Lành tính, không tác dụng phụ.
Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và thành tựu của Tây y hiện đại gồm các thành phần: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược, hoàng bá, ImmuneGamma (chiết xuất từ lợi khuẩn Lactobacillus fermentum) và 5-HTP (chất hoá học nội sinh).
Tràng Phục Linh PLUS với liều cao còn có tác dụng mạnh hơn cả Duspatalin (một loại thuốc tây được dùng trong chữa trị hội chứng ruột kích thích).
Công ty cam kết hoàn lại 100% tiền nếu bệnh nhân không nhận được bất kỳ tác dụng nào sau 2 tháng sử dụng. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Để giúp hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn nên chú ý hơn đến việc ăn uống, đừng bỏ bữa. Nếu cảm thấy cơn đau trở nên bất thường hãy nhanh chóng sắp xếp đến cơ sở y tế để được điều trị sớm và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
- https://www.medicinenet.com/hunger_and_upset_stomach/multisymptoms.htm
- https://www.healthline.com/health/hunger-pangs
- https://www.medicinenet.com/irritable_bowel_syndrome_ibs/article.htm
- https://www.medicinenet.com/dyspepsia/article.htm
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/functional-dyspepsia/symptoms-causes/syc-20375709
- https://consumer.healthday.com/encyclopedia/digestive-health-14/digestion-health-news-200/gastritis-644525.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn