Chắc hẳn không ít người đã từng trải qua cảm giác bị sôi bụng tiêu chảy. Và chắc hẳn phần lớn người bệnh sẽ có tâm lý chủ quan, để chúng tự hết. Tuy nhiên, rất có thể đây là hồi chuông cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, nếu không được khắc phục kịp thời thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu được những nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy và cách xử lý nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy
Những nguyên nhân phổ biến sau đây khiến bạn thường xuyên phải đối mặt với chứng sôi bụng tiêu chảy:
Nhiễm khuẩn
Các tác nhân hàng đầu gây ra sôi bụng tiêu chảy là các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Có thể kể đến như: Salmonella, Shigella, Giardia Lamblia… Đặc biệt là Rotavirus được coi là loại thường gặp và gây nguy hiểm nhất. Chúng xâm nhập vào đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn và làm mất cân bằng hệ men vi sinh, gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và sôi bụng.
Do thực phẩm không hợp vệ sinh
Thực phẩm vệ sinh kém, sử dụng quá nhiều các loại chất bảo quản hoặc bạn bảo quản thực phẩm không đúng cách khiến chúng bị hư hỏng… Các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, đi ngoài, sôi bụng.
Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra sôi bụng. Kháng sinh giúp điều trị bệnh lý nhưng cũng diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Và tất nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài, sôi bụng, đầy hơi…
☛ Tham khảo thêm: Bụng kêu sau khi ăn là bình thường hay bất thường?
Không dung nạp Lactose, gluten (bệnh celiac)
Không dung nạp gluten hoặc lactose là những bệnh lý gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở dạ dày hoặc một phần nào đó của đường ruột. Những thực phẩm có chứa gluten hoặc lactose như bánh ngọt, bánh mì, khoai tây… không tiêu hóa được gây sôi bụng ùng ục và sau đó đi ngoài.
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy đối tượng, nhưng thường gặp là tình trạng đau bụng hoặc xuất hiện cơn co thắt vùng bụng, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy dai dẳng kèm táo bón, phân nhạt màu và có mùi hôi.
Do bệnh lý
Các bệnh lý về đại tràng như đại tràng co thắt, viêm đại tràng thường gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng sôi bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Hội chứng ruột kích thích:
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phổ biến tại đường tiêu hóa gây ảnh hưởng tới chức năng của ruột già. Nguyên nhân thường do các vấn đề về thần kinh ruột – não, căng thẳng kéo dài, nhiễm vi sinh vật đường ruột như vi khuẩn, nấm…
Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích như:
- Sôi bụng đi ngoài, bụng cảm thấy khó chịu, chướng bụng.
- Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng, có thể tăng lên sau ăn.
- Ruột cuộn lại gây ra cảm giác có cục cứng khi sờ vào.
- Tiêu chảy (3-5 lần/ngày) hoặc táo bón xen kẽ.
- Phân bát thường như lỏng lát, có nhầy hoặc không nhưng không bao giờ có máu,
- Đau lưng, khó ngủ, mệt mỏi, đau cơ.
- Buồn nôn và khó tiêu.
- Rối loạn tâm lý như lo lắng, bồn chồn và trầm cảm.
Viêm dạ dày ruột:
Viêm dạ dày ruột là tình trạng lớp lót phía trong ống tiêu hóa của dạ dày, ruột non và đại tràng bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do nhiễm virus (norovirus, rotavirus), vi khuẩn (shigella, salmonella, escherichia coli…).
Khi một số vi sinh vật phát triển quá mức tạo ra nhiều khí và độc tố khiến nhu động ruột tăng lên gây ra tình trạng sôi bụng tiêu chảy. Một số triệu chứng thường xuất hiện trong viêm dạ dày ruột như:
- Tiêu chảy từ 1 – 3 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn, thậm chí kéo dài hơn.
- Buồn nôn, nôn mửa, mỏi cơ.
- Bị đau bụng, chuột rút
- Dễ cáu gắt.
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh.
Viêm dạ dày do vi sinh vật thường không quá nguy hiểm, nhưng nôn mửa và đi ngoài nhiều lần có thể gây mất nước nghiêm trọng, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Viêm đại tràng:
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập qua đường ăn uống. Thông qua nội soi hoặc siêu âm sẽ thấy xuất hiện các vết loét, xung huyết tại niêm mạc.
Viêm đại tràng làm tăng nhu động ruột dẫn tới sôi bụng tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, trong giai đoạn bùng phát của bệnh thường xuất hiện tình trạng không dung nạp lactose, khiến một số thực phẩm không được tiêu hóa mà bị giữ lại trong đường ruột. Sau một thời gian, lượng thức ăn này sẽ lên men tạo ra nhiều khí khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải như:
- Đi đại tiện thường xuyên, phần đầu rắn đuôi nhão hoặc sống.
- Tiêu chảy xen lẫn với táo bón.
- Buồn nôn, nôn, đau quặn bụng.
- Bụng chướng hơi, khó tiêu.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, giảm cân…
☛ Tham khảo thêm: Sôi bụng đi ngoài nhiều lần cảnh báo mắc bệnh gì?
Triệu chứng sôi bụng tiêu chảy thường gặp
Sôi bụng tiêu chảy thông thường gặp sau mỗi bữa ăn và có đặc điểm như sau:
- Bụng sôi, đau bụng quặn từng cơn: Sau bữa ăn người bệnh thường bị sôi bụng, bụng đau quặn và có chiều hướng tăng lên. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng chướng bụng trên bên trái.
- Trung tiện nhiều, đi ngoài phân lỏng liên tục: Khi hệ tiêu hóa có vấn đề sẽ xuất hiện khí trong đường ruột, cơ thể sẽ theo cơ chế tự đẩy ra ngoài nên có kèm theo các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân sống, không thành khuôn.
- Bụng chướng hơi, khó tiêu: Các biểu hiện kèm theo như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, thậm chí nôn do rối loạn hệ tiêu hóa, mất cân bằng đường ruột.
- Đau bụng nhiều lần, có cảm giác như vướng ở cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược, môi cổ họng khô, người thiếu sức sống do mất nước và điện giải.
Hướng dẫn xử trí khi bị sôi bụng tiêu chảy
Có không ít người có tâm lý chủ quan khi có dấu hiệu sôi bụng tiêu chảy.Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu như các đối tượng người già và trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy hiểm. Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng này.
Bổ sung nước và điện giải
Bị tiêu chảy khiến người bệnh mất nước nhiều, nên việc đầu tiên cần làm ngay là bổ sung nước và điện giải bằng oresol. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sử dụng lượng oresol khác nhau. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách pha và liều dùng dung dịch oresol cho bé.
Bạn có thể thay thế oresol bằng hydrite, pha 1 viên với 200ml nước mỗi ngày. Biện pháp này giúp tránh được các rối loạn do mất nước, bổ sung nước và điện giai đã mất một cách nhanh chóng.
☛ Tham khảo thêm: Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ phải làm gì?
Sử dụng thuốc
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhằm điều trị tận gốc hoặc cải thiện triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng để giảm tình trạng sôi bụng đi ngoài như:
- Dioctahedral smectit: Có tác dụng điều trị phân lỏng, nát, không thành khuôn. Thuốc dược uống sau bữa ăn, cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như táo bón, buồn nôn, nôn…
- Loperamid: Thường được dùng để điều trị tiêu chảy trong nhiều bệnh lý khác nhau như ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm dạ dày ruột… Tác dụng phụ phải kể đến như mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng,…
- Trimebutin: Có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Một số tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu…
☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị sôi bụng nào hiệu quả và an toàn?
Phương pháp dân gian
Massage bụng giúp giảm sôi bụng tiêu chảy đáng kể.
Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng sôi bụng tiêu chảy. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây:
- Lấy khăn ấm hoặc túi chườm đắp lên bụng để làm ấm dạ dày, cải thiện đau quặn bụng, khó chịu ở bụng.
- Dùng dầu gió thoa vào bụng, lưng giúp giảm đau bụng, sôi bụng và tiêu chảy.
- Massage bụng, xoa đều theo chiều kim đồng hồ từ rốn rồi lan sang toàn vùng bụng.
- Uống các loại trà thảo dược nóng như trà gừng, trà quế, trà hoa cúc, trà xanh gừng mật ong…
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Ăn uống đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn không áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn dành cho bạn:
- Cháo là thực phẩm hàng đầu giúp cung cấp nước và dưỡng chất cho cơ thể. Một số món cháo tốt cho người tiêu chảy như cháo hoa, cháo gà, cháo cà rốt khoai tây, cháo gừng hạt sen, cháo trứng gà lá mơ lông…
- Tăng cường sữa chua, thực phẩm giàu tinh bột và các loại trái cây như chuối, sốt táo, việt quất…
- Tuyệt đối không nên nhịn ăn và không sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ uống có ga.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao (măng chua, đậu tương…), thực phẩm chứa carbohydrate khó tiêu hóa như khoai tây, mì ống…
Cháo là món ăn dễ tiêu, giúp cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, xây dựng thói quen ăn uống cũng giúp cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy như:
- Bổ sung đủ nước (2 lít/ngày), uống từng ngụm nhỏ để hạn chế lượng khí tích tụ cùng một lúc trong ống tiêu hóa.
- Tạo môi trường thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress khi ăn.
- Chia nhỏ các bữa trong ngày, giảm thời gian để bụng rỗng – nguyên nhân khiến sôi bụng càng nặng thêm.
- Ăn chậm, nhai kỹ, khép miệng để giảm tối đa lượng khí từ bên ngoài vào trong đường ruột cùng thức ăn.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Ngoài điều chỉnh ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi trong chế độ sinh hoạt nhằm giảm co thắt đường ruột như:
- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Xây dựng lối sống thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng.
- Thường xuyên thể dục thể thao như đi bộ, tập yoga, đạp xe…
- Hạn chế ngồi trong một thời gian dài, trung bình 30 phút làm việc cần thư giãn 5 phút. Bạn có thể hóp bụng, duỗi chân để hạn chế lượng khí vào trong dạ dày.
- Mặc quần áo thoải mái, không quá chật ở vùng eo.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả một cách từ từ. Do đó, bạn cần thay đổi và duy trì trong một thời gian dài để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thăm khám bác sĩ
Khi bị sôi bụng tiêu chảy người bệnh cần theo dõi sức khỏe một cách sát sao, nếu gặp một trong các tình trạng sau cần tới bệnh viện ngay để được thăm khám:
- Đau bụng với cường độ lớn, đau quặn, đau dữ dội kèm theo buồn nôn, thậm chí nôn.
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày mà không có chiều hướng giảm.
- Tần suất đi ngoài khoảng trên 10 lần/ngày, trong phân lẫn máu, chất nhầy hoặc phân có màu đen.
- Môi khô, không uống được nước, người mệt mỏi, suy nhược do cơ thể mất nước nghiêm trọng.
- Sôi bụng tiêu chảy kèm theo sốt cao trên 38 độ C.
Sôi bụng tiêu chảy xuất hiện 1 – 2 lần sau đó tự hết thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này kéo dài nhiều ngày và kèm theo một số triệu chứng khác, bạn nên tới các trung tâm y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp vàng cho hội chứng ruột kích thích
Nếu được bác sĩ chẩn đoán sôi bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm để cải thiện triệu chứng của bệnh. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm tiên phong trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đại tràng, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt).
Thành phần:
- Imumune Gamma 100mg.
- Cao Bạch Truật 200mg.
- Cao Bạch Phục Linh 50mg.
- Cao Bạch Thược 50mg.
- Cao Hoàng Bá 50mg.
- 5-HTP 3mg.
Công dụng:
Immune Gamma là thành quả của khoa học công nghệ hiện đại giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
5-HTP được tinh chế từ hạt của cây Simplicifolia griffonia – một vị dược liệu có nguồn gốc từ châu Phi. Khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giảm co thắt đại tràng, cải thiện tình trạng sôi bụng đi ngoài hiệu quả.
Cùng với 4 loại thảo dược tự nhiên Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược và Hoàng Bá được ông cha ta sử dụng từ xa xưa để chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Từ đó giúp giảm triệu chứng một cách an toàn cho người dùng.
Như vậy, sản phẩm là sự kết hợp của 6 thành phần, mang đến tác dụng cộng hưởng của cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền, giúp cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Đối tượng sử dụng
Tràng Phục Linh PLUS phù hợp cho những đối tượng sau:
- Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
- Người bị rối loạn tiêu hóa có các biểu hiện: sôi bụng đi ngoài, đau bụng có lúc quặn thắt, nổi cục cứng ở bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón, phân đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng muốn đi tiêu thậm chí ngay khi vừa mới đi xong.
Tràng Phục Linh PLUS có tốt không?
Trong chương trình Tin và Dùng thuộc Thời báo kinh tế Việt Nam đã khảo sát và cho thấy có tới 92.7% khách hàng hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn