Hiện tượng đi cầu ra máu tươi khiến bạn không khỏi hốt hoảng. Máu có thể lẫn trong phân hay dính trên giấy đi vệ sinh khi đi đại tiện. Thực tế, “tình trạng này có nguy hiểm hay không? Cách khắc phục như thế nào?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé.
Mục lục
Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng có máu tươi bám, dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Quan sát lượng máu ít hay nhiều, màu sắc như thế nào là yếu tố thể hiện về mức độ bệnh lý mà bạn có thể gặp phải. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên xem nhẹ vì có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sau đây là những bệnh lý gây đi ngoài ra máu tươi gây ảnh hưởng tới sức khỏe:
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng khiến niêm mạc đại tràng của người bệnh bị viêm nhiễm với mức độ nặng nhẹ khác nhau dẫn tới chảy máu. Dù bệnh ở mức độ nào cũng khiến người bệnh bị đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng, sống và có kèm máu tươi, cơ thể mệt mỏi, mất sức.
Các dấu hiệu chi tiết như:
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Phân lỏng hoặc sống, không thành khuôn, có kèm theo máu tươi.
- Đau bụng, đi đại tiện xong đau bụng giảm.
- Bụng đầy hơi khó chịu.
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
Viêm đại tràng khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát nên cần bệnh nhân kiên trì điều trị, hạn chế các yếu tố gây bệnh. Triệu chứng chảy máu do bệnh gây ra có thể được cải thiện bằng thuốc, thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm? Trị thế nào?
Bệnh trĩ
Theo số liệu thống kê, có tới 30% người bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ. Người bệnh trĩ thường đi ngoài có máu tươi do:
- Các đám rối mạch trĩ giãn nở quá mức hình thành các búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to lên nhờ dòng máu giàu oxi chảy vào và lắng đọng bên trong khoang búi trĩ.
- Khi đi đại tiện, người bệnh rặn khiến phân chà xát mạnh vào búi trĩ trượt ra bên ngoài ép máu tươi lắng đọng trong búi trĩ chảy ra ngoài cùng phân gây đi cầu ra máu tươi.
Ngoài ra, người bệnh trĩ còn có các dấu hiệu khác như:
- Khi rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.
- Có dịch nhầy dính, ẩm ướt xung quanh hậu môn.
- Hậu môn đau rát, khó chịu.
- Búi trĩ lớn gây nhiễm khuẩn búi trĩ, nhiễm khuẩn hậu môn.
- Người xanh xao, da tái do thiếu máu.
- Máu đi kèm theo phân có màu đỏ tươi, máu không lẫn vào phân.
Ban đầu, lượng máu có ít nhưng khi tình trạng trĩ trở nên nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia. Nặng hơn, có thể chảy máu ngay cả khi ngồi xổm. Các biến chứng của trĩ rất nguy hiểm như thiếu máu, nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu, viêm da quanh hậu môn… Do đó, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây tổn hại tới sức khỏe.
Polyp đại trực tràng
Polyp là một dạng tổn thương do niêm mạc hoặc tổ chức niêm mạc tăng sinh tạo nên. Polyp đại tràng thường là các khối polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng, gây ra các triệu chứng:
- Đi cầu ra máu tươi, máu có lẫn trong phân.
- Tiêu chảy hoặc tiêu chảy xen lẫn với táo bón.
- Bị đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.
- Đầy hơi, khó tiêu.
Tuy đa số các polyp là lành tính nhưng cũng có thể chuyển sang ác tính. Do đó, người bệnh cần kiểm soát, loại bỏ kịp thời.
Viêm, nứt kẽ hậu môn
Táo bón dài ngày có thể dẫn tới viêm nứt kẽ hậu môn. Phân khô cứng khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn gây sưng phù ống hậu môn, phù nề, đỏ mọng, thậm chí lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn. Hậu môn bị giãn rộng, rách gây chảy máu từng giọt. Nếu không điều trị dẫn tới viêm nhiễm hậu môn.
Viêm túi thừa
Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Do là nơi chưa chất thải, phân kẹt nên túi thừa dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm. Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu ra ngoài cùng phân. Chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc gián đoạn. Nếu không bị cắt bỏ thì nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng vẫn có thể tồn tại.
Ung thư đại trực tràng
Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm – ung thư đại trực tràng. Đi ngoài ra máu kèm lớp dịch nhầy tanh phủ trên phân. Các dấu hiệu khác kèm theo như:
- Có cảm giác đi ngoài không hết phân, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
- Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, thói quen đại tiện thay đổi rõ rệt.
- Số lần đi cầu tăng dần lên.
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.
- Bụng có cảm giác u cứng.
- Đau bụng với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay. Phát hiện sớm từ giai đoạn đầu và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi ngoài ra máu đỏ thẫm có nguy hiểm không?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thỉnh thoảng bạn bị đi ngoài ra máu tươi và thường không điều trị cũng tự khỏi. Tuy nhiên, đi cầu ra máu tươi nghiêm trọng, kéo dài hoặc gây đau đớn lại hoàn toàn khác, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Đi cầu ra máu tươi kéo dài hơn 2 – 3 tuần.
- Trẻ bị đi ngoài phân đẫm máu hoặc bị chảy máu trực tràng.
- Trẻ bị đi ngoài ra máu tươi kèm giảm cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi.
- Sốt, đau bụng kèm theo.
- Phân lỏng hơn, dài hơn hay mềm hơn so với bình thường trong 3 tuần hoặc nhiều hơn.
- Buồn nôn, nôn.
- Táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện.
- Rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.
Hướng dẫn cách cải thiện đi ngoài ra máu tươi
Việc điều trị đi ngoài ra máu tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Chính vì vậy, việc cần thiết là bạn cần tới cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm, khám bệnh cần thiết. Tùy từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ khác nhau bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo khắc phục tình trạng này như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Thông thường, nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi thường có liên quan tới chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ. Bổ sung các loại rau củ, trái cây sẽ giúp nhu động ruột già co bóp tốt, phòng ngừa táo bón, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nhiều chất béo và các loại thịt đỏ.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường vận động để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh viêm nhiễm.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, từ 1,5-2 lít nước.
Mẹo dân gian
Dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc chữa trị chứng đi ngoài ra máu. Bạn có thể áp dụng một số mẹo như sau:
Lá diếp cá:
Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Sử dụng lá diếp cá còn có tác dụng cải thiện chứng đi ngoài ra máu. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Lá diếp cá, rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sau đó, dùng để ăn trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày.
- Cách 2: Diếp cá rửa sạch, cho vào ít nước và xay thành nước uống. Nên uống trước khi ăn khoảng 1 giờ, uống 3 ngày liên tiếp để cải thiện chứng đi ngoài ra máu.
- Cách 3: Diếp cá khô cho vào nồi đun 15 phút, đem xông vùng vết thương dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm thì đem bã ra rửa, lặp lại mỗi ngày.
Ngải cứu:
Theo y học cổ truyền, ngải cứu được dùng trị mụn nhọt, điều hòa kinh nguyệt, giúp lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp. Đặc biệt được dùng trong sơ cứu vết thương và chữa trị đi ngoài ra máu thông thường vì có khả năng cầm máu, chống viêm nhiễm tốt.
Cách dùng như sau:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu rồi cắt khúc, cho vào giã nát.
- Sau đó, đắp vào hậu môn rồi dùng băng gạc hoặc miếng vải sạch để giữ cố định, đảm bảo ngải cứu giã được tiếp xúc với vết thương.
- Đắp khoảng 30 – 45 phút thì tháo ra, thực hiện 2 lần sáng và tối.
Rau sam:
Rau sam có vị chua nhẹ, có tính hàn có chất kháng sinh tự nhiên giúp giải độc, tiêu thũng, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể giải độc, trị chứng nóng trong, táo bón, đại tiện ra máu tươi do táo bón.
Để cải thiện đi cầu ra máu bằng rau sam, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 200g rau sam rửa sạch, ngâm nước muỗi loãng để làm sạch hơn.
- Rau sam giã nát, lấy nước cốt và pha thêm chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Bạn cũng có thể dùng rau sam xay nhuyễn thành sinh tố pha mật ong hoặc đường uống. Uống khi bụng đói trước ăn cơm.
- Kiên trì thực hiện ngày 1 lần cho tới khi chứng đi cầu ra máu thuyên giảm.
Lá mơ:
Trong lá mơ có chứa hoạt chất hữu cơ hoạt tính sinh lý cao đối với cơ thể (alkaloid) và tinh dầu sulfur dimethyl disulphut có tác dụng như thuốc kháng sinh. Do đó, lá mơ được dùng để cải thiện chứng đi ngoài ra máu và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho trứng vào đánh đều, thêm chút gia vị vừa ăn.
- Đặt lá chuối lên lòng chảo chống dính, đổ trứng gà lá mơ vào lớp lá chuối và đun nhỏ lửa cho tới khi chín.
- Bắc xuống dùng trực tiếp hoặc có thể ăn với cơm.
- Ngày ăn 2 lần sáng và tối, thực hiện 10 – 15 ngày sẽ thấy chứng đi ngoài ra máu thuyên giảm.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách trị đi ngoài ra máu hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian
Thuốc tây
Một số nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa đi ngoài ra máu bạn có thể tham khảo thêm như:
- Biscacodyl: Có tác dụng kích thích thành ruột, nhuận tràng làm tăng chuyển động của ruột nhằm đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn nên giúp giảm đau chảy máu khi rặn đại tiện. Thuốc thường được chỉ định để thay thế thụt tháo phân, điều trị táo bón hoặc dùng trước khi chụp X-quang đại tràng.
- Miralax: Hay còn có tên gọi khác là polyethylene glycol 3350) có tác dụng nhuận tràng, dùng điều trị đi cầu ra máu tươi do táo bón lâu ngày. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, tăng tần suất đi tiêu với người bệnh mắc táo bón.
- Glycerin: Có tác dụng nhuận tràng giúp ruột giữ nhiều nước hơn, làm mềm phân, điều trị táo bón. Do đó, việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn, đi ngoài ra máu cũng được cải thiện.
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp giảm đi ngoài ra máu do viêm đại tràng
Để kiểm soát các đi ngoài ra máu do bệnh viêm đại tràng, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên biệt cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:
- Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
- Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Bạn có thể đặt mua Tràng Phục Linh PLUS , giao hàng tại nhà: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn