Sau mỗi lần đại tiện, bạn nhận thấy phân có lẫn chất nhầy màu vàng. Bạn lo lắng không biết cơ thể mình đang gặp vấn đề gì? Có nguy hiểm không? Bạn có nên đi thăm khám? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho tình trạng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Chất nhầy trong phân là gì?
Chất nhầy là thành phần tự nhiên của cơ thể, có vai trò bảo vệ niêm mạc của các cơ quan tương đối nhạy cảm như mũi, miệng, dạ dày, ruột…
Tại hệ tiêu hóa, quá trình tăng sinh và tái tạo niêm mạc ruột liên tục, do vậy cần một lớp dịch mỏng giúp bôi trơn niêm mạc ruột, hỗ trợ quá trình vận chuyển và đào thải thức ăn diễn ra trơn chảy hơn. Do vậy, chất nhầy được tạo ra ở niêm mạc lót mặt trong của ruột già, nơi có đến hàng chục triệu tuyến, trong đó có tuyến tiết chất nhầy.
Thông thường, cơ thể chỉ sản xuất một lượng chất nhầy vừa đủ, có màu trắng trong suốt. Chúng theo phân đào thải ra ngoài nhưng do số lượng nhỏ nên rất khó nhận ra. Nhưng khi phân xuất hiện một lượng lớn chất nhầy có thể quan sát được bằng mắt thường thì có thể là dấu hiệu báo động đường tiêu hóa đang gặp vấn đề. Bạn cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể và đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng, có thể kể đến như:
Táo bón
Táo bón là tình trạng khá phổ biến. Ban đầu, các triệu chứng táo bón chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi ngoài. Nhưng nếu bạn để tình trạng táo bón tiếp tục kéo dài chuyển sang mạn tính, phân bị tắc trong lòng ruột sẽ chà xát mạnh vào niêm mạc đường ruột và gây tổn thương. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng, đôi khi còn lẫn cả máu đỏ.
Ngoài ra, quan sát phân có thể thấy cục phân có kích thước lớn, cứng hoặc vón cục. Sờ tay lên bụng có thể thấy phân căng phồng, gây đầy chướng bụng, đôi khi là đau bụng. Người bệnh khi đi ngoài cần phải rặn mạnh gây đau rát hậu môn.
Táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn như: đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, thức ăn đóng hộp…
- Ăn nhiều thực phẩm gây mất nước như bia, rượu…
Táo bón kéo dài lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe, dẫn tới nhiều bệnh lý khác nguy hiểm hơn như viêm đại tràng, ung thư đại tràng, sinh đại tràng. Vì vậy, Để cải thiện tình trạng này, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm kể trên. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều nước, rau xanh và trái cây tươi Giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Tắc túi mật
Tất túi mật là tình trạng đường ống dẫn mật bị một vật cản nào đó chặn lại, khiến mật không được tiết ra và đi xuống rất ngon.
Bệnh có nguyên nhân chủ yếu là sự hình thành của các sỏi trong túi mật. Bilirubin là sắc tố mật chính trong thành phần của dịch mật. Khi dòng chảy của mật xuống ruột bị cản trở, các sắc tố mật này sẽ giảm sút, khiến phân trở nên nhạt màu và có lẫn các chất nhầy màu vàng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng khác như là: vàng da, ngứa, đau quặn bụng, mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, sợ mỡ…
Bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị tắc túi mật, việc điều trị chị giúp làm giảm sự tắc nghẽn và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Viêm tụy mãn tính
Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây tổn thương, xơ hóa không phục hồi các nhu mô tụy, gây suy giảm hoặc mất chức năng tuyến tụy.
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Uống nhiều bia, rượu (nguyên nhân chính).
- Rối loạn chuyển hóa.
- Do thói quen ăn uống quá nhiều sắt hay thiếu hụt dinh dưỡng.
Đi ngoài ra nhầy màu vàng có lẫn mỡ là triệu chứng đặc trưng do bệnh gây ra. Ngoài ra, viêm tụy mãn còn có một số biểu hiện khác như:
- Đau bụng: đau vùng trên rốn lan sang phải, sang trái và xuyên ra sau lưng.
- Chán ăn, sợ mỡ, suy dinh dưỡng.
- Vàng da.
- Buồn nôn và nôn.
Khi nhận thấy các triệu chứng viêm tụy mạn, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám. Đồng thời, bạn cũng hết sức lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt: kiêng rượu, bia tuyệt đối, hạn chế, ăn mỡ động vật, chất béo để ngăn viêm tụy cấp tái phát và ngăn biến chứng.
Tắc ruột
Tắc ruột là sự giảm nhu động ruột hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, không lưu thông thức ăn và các chất cặn bã trong ruột. Đây cũng là bệnh lý gây triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng hoặc trắng.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Tình trạng táo bón kéo dài.
- Có khối u hay dị vật lạ ở đường ruột.
- Thoát vị ruột.
- Có mô sẹo trong ruột…
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, người bệnh còn gặp nhiều biểu hiện khác như:
- Táo bón.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Đau bụng như chuột rút tập trung ở quang rốn hoặc thượng vị.
- Có thể sờ thấy các quai ruột nổi lên.
- Nôn.
- Bí trung đại tiện.
Thông thường, bệnh được điều trị bằng cách loại bỏ các dị vật trong đường ruột nhờ sử dụng thuốc, hay phẫu thuật, tùy vào mức độ và nguyên nhân gây tắc ruột.
Viêm loét đại tràng
Tình trạng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng cũng có thể do nguyên nhân viêm loét đại tràng. Đây là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, gây ra các tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là:
- Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
- Do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
- Thói quen và lối sống sinh hoạt kém lành mạnh.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.
Lúc này, lượng chất nhầy được tiết ra bất thường. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của từng người bệnh mà lượng chất nhầy tiết ra ít hay nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như là:
- Đi ngoài ra máu kèm theo mủ nhầy.
- Đau bụng, cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau khu trú tại một vị trí hay lan rộng ra khắp ổ bụng.
- Rối loạn đại tiện, táo bón hay tiêu chảy, đôi khi là cả hai, nhiều người bệnh còn bị đi ngoài đến 6 – 7 lần /ngày.
- Khi đại tiện cảm giác đi không hết, mót rặn, khó chịu.
- Sút cân nhanh, mệt mỏi, suy nhược.
Viêm đại tràng cấp tính không được điều trị sớm rất dễ tiến triển thành bệnh lý mãn tính, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe. Nhiều người bệnh còn phải chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời. Bên cạnh đó, viêm đại tràng cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, phình đại tràng, ung thư đại tràng… đe dọa tính mạng người bệnh.
Vậy nên, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có phương án điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?
Hội chứng ruột kích thích
Khác với viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây bất ký tổn thương nào. Ruột bị kích thích làm các tuyến chất nhầy hoạt động mạnh hơn, sản xuất nhiều chất nhầy gây tình trạng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng.
Bệnh còn gây một số triệu chứng khác như là:
- Đau bụng đi ngoài.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Ăn uống khó tiêu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
- Táo bón xen lẫn với tiêu chảy.
- Khó đi ngoài, mót rặn hay cảm giác không đi hết phân.
- Quan sát phân thấy phần đầu rắn, đuôi nát.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được chính xác căn nguyên gây bệnh cũng như thuốc đặc trị hội chứng ruột kích thích. Việc điều trị tập trung vào các triệu chứng cụ thể và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh Crohn
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bệnh Crohn. Đây là tình trạng viêm ruột xuyên thành mãn tính, có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào ở đường tiêu hóa, nhưng thường gặp nhiều hơn ở hồi tràng và manh tràng.
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này, tuy nhiên một số yếu tố được cho là có nguy cơ gây bệnh là:
- Chế độ ăn kiêng không khoa học.
- Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
- Yếu tố di truyền.
- Bất thường trong hệ miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đi ngoài ra máu có lẫn mủ nhầy màu vàng, đỏ bất thường.
- Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân.
- Đau rát hậu môn.
- Mệt mỏi, sốt.
Bệnh Crohn rất khó điều trị tận gốc, đồng thời cũng có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, viêm loét ống tiêu hóa, nứt hậu môn, ung thư ruột kết… Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ung thư ruột già
Ung thư ruột già (còn được gọi là ung thư đại trực tràng) là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Thay đổi thói quen đi đại tiện, táo bón tiêu chảy xen kẽ nhau.
- Đi ngoài ra máu có lẫn chất nhầy màu vàng, đỏ… Phân có hình dẹt, nhỏ do khối u chèn ép.
- Đau hoặc nhói bụng thường xuyên.
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh.
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường biểu hiện không rõ ràng, có thể tự mất sau một thời gian ngắn nên nhiều người bệnh bỏ qua mà không đi thăm khám. Nhiều bệnh nhân còn không gặp bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt.
Bệnh có nguy cơ gây tử vong khá cao. Do vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của ung thư trực tràng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, người ngoài 50 tuổi cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc ung thư. Bệnh ung thư ruột già được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%.
☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Khi nào bạn cần đi thăm khám gấp?
Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đây chỉ là tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường, diễn ra trong thời gian ngắn ( 1 – 2 lần) thì có thể tự khỏi, bạn không cần đi khám ngay. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, liên tục, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác thì bạn hãy đi khám để phát hiện chính xác nguyên nhân gây tình trạng này.
Nếu nguyên nhân gây đi ngoài ra chất nhầy màu vàng do các bệnh lý ở đường tiêu hóa, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, không gây nhiều ảnh hưởng với sức khỏe. Tránh tâm lý chủ quan, coi thường hay ngại đi thăm khám khiến việc chữa trị không kịp thời dẫn tới những hậu quả khôn lường, việc điều trị khó khăn hơn.
Đặc biệt, với các trường hợp sau, bạn nên đi thăm khám gấp:
- Đau bụng dữ dội.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Đại tiện thất thường kéo dài trong nhiều ngày.
- Đi ngoài ra máu hoặc mủ nhầy với số lượng lớn, kéo dài trong nhiều ngày.
- Đi ngoài phân dẹt, mảnh, có thể lẫn mủ nhầy.
- Buồn nôn, nôn, choáng váng.
Giải pháp cải thiện đi ngoài ra chất nhầy màu vàng do bệnh đại tràng
Trong trường hợp đầy chướng bụng do bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền với các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… kết hợp cùng nghiên cứu hiện đại là chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: Thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Cao Bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng cấp.
- Chống viêm, loét đại tràng và tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS dùng cho các đối tượng:
- Người bệnh mắc các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt…
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
- Người bị viêm đại tràng đã sử dụng thuốc Đông y, Tây y mà không cải thiện.
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân sống, gầy sút cân…
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Lời kết
Đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng thường là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề, có thể do bệnh lý hay các nguyên nhân nghiêm trọng khác như ung thư. Mong rằng bài viết trên sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định các nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/310101
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/mucus-in-poop-stool
- https://www.msdmanuals.com/vi/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/tình-trạng-bụng-cấp-và-phẫu-thuật-tiêu-hóa/tắc-ruột
- https://benhvienk.vn/dau-hieu-som-canh-bao-ung-thu-dai-trang-nd32720.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn