Đi đại tiện ra máu ở nữ là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về trực tràng và hậu môn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ những bệnh lý nguy hiểm như nứt hậu môn, trĩ, polyp trực tràng, ung thư,… Vì vậy, tìm hiểu thêm về bệnh, nguyên nhân và biện pháp điều trị sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quát cũng như hướng điều trị kịp thời.

Mục lục
Hiện tượng đi đại tiện ra máu ở nữ
Đi đại tiện ra máu là hiện tượng phân hoặc giấy lau có lẫn máu. Trong một vài trường hợp, máu chảy nhiều hơn và nhỏ giọt trong quá trình đi ngoài. Màu sắc máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đôi khi thâm đen. Điều này phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải. Hiện tượng này không hiếm gặp, có thể xuất phát từ nguyên nhân đơn giản như táo bón đến nguy hiểm hơn là viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư,…
Bên cạnh tình trạng đại tiện ra máu, tùy vào nguyên nhân bệnh mà nữ giới có thể gặp thêm một số dấu hiệu kèm theo như: Sốt, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau bụng, chán ăn, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên do,… Khi cơ thể “báo động” bằng những triệu chứng này, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị.
Nguyên nhân đại tiện ra máu
Xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa, xảy ra khi máu thoát khỏi lòng mạch và chảy vào ống tiêu hóa. Vấn đề này có thể xuất hiện ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa, từ thực quản đến dạ dày, ruột, hậu môn. Dựa vào vị trí xuất huyết trong ống tiêu hóa, ta có xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Riêng với trường hợp đi đại tiện ra máu thì được xếp vào xuất huyết tiêu hóa dưới vì tình trạng chảy máu kích hoạt từ dây triez kéo dài đến hậu môn.
Thông thường, bệnh biểu hiện thành các dấu hiệu như nôn ra máu, đại tiện phân đen, mất máu cấp. Trong một vài trường hợp không điển hình, bệnh chỉ biểu hiện mất máu cấp không đi kèm triệu chứng khác. Khi đó, người bệnh cần được đặt ống thông dạ dày, kiểm tra trực tràng hoặc kết hợp nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ không đơn thuần là bệnh tĩnh mạch mà là của một hệ thống mạch máu (tiểu động mạch, tĩnh mạch, cơ trơn, mô liên kết,…). Trong đó, dưới lớp niêm mạc là đám rối tĩnh mạch được nâng đỡ bởi mô sợi đàn hồi. Con người càng lớn tuổi, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ càng suy yếu khiến búi trĩ tụt dần khỏi lỗ hậu môn. Bên cạnh đó, tác động lực mạnh từ việc đi đại tiện có thể gây ứ máu liên tục, dẫn đến phình giãn và hình thành búi trĩ trong ống hậu môn.
Để nhận biết bệnh trĩ, bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu phổ biến:
- Đi đại tiện ra máu nhưng không có cảm giác đau. Ban đầu, máu thấm đỏ một lượng nhỏ trên giấy vệ sinh, trong bồn cầu. Về sau khi dùng lực rặn nhiều, máu chảy nhỏ giọt hay thành tia. Trường hợp nặng hơn là ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc có cảm giác kích thích vùng hậu môn.
- Cảm giác đau tăng dần theo thời gian, từ không đau, đau ít đến khó chịu, rất đau.
- Sưng vùng xung quanh hậu môn.
- Sờ cảm nhận được một khối nhô gần hậu môn, đau rát.
Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh trĩ còn phụ thuộc nhiều vào loại trĩ:
- Trĩ nội thường ít gây đau, ngay cả khi chảy máu. Người bệnh không thể nhìn thấy và cảm nhận được búi trĩ nhô lên quanh hậu môn. Tuy nhiên, trĩ nội cũng có thể sa ra ngoài hậu môn tạo thành trĩ nội sa. Lúc này, búi trĩ hấp thu lượng nhỏ chất nhầy gây kích thích, ngứa, đau rát.
- Trĩ ngoại là loại trĩ gây nhiều khó chịu. Vùng da trên búi trĩ bị loét. Cục máu đông bên trong búi trĩ gây nên những cơn đau đột ngột và nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy rõ khối nhô quanh hậu môn.

☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón ra máu do đâu? Làm gì để khắc phục?
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là bệnh thường gặp ở người trẻ, người trung niên. Tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn xuất hiện ở trẻ em và người cao tuổi với tỉ lệ thấp. Khi đó, rìa và ống hậu môn xuất hiện các vết nứt, loét gây đau đớn, chảy máu trong quá trình đại tiện.
Sự khác nhau giữa bệnh trĩ và nứt hậu môn có thể được nhận biết qua cảm giác đau. Nếu như nứt hậu môn là cảm giác đau nhức khi đi ngoài phân cứng, thậm chí đau cả ngày thì ở bệnh trĩ cơn đau chỉ đến khi búi trĩ viêm và sưng tấy. Bên cạnh đó, hậu môn nứt sẽ thấy có lỗ hẹp, xuất hiện nứt kẽ, còn ở bệnh trĩ lại là sự nhô lên và lồi ra ngoài của những búi trĩ. Phần da rách, nứt ở hậu môn qua thời gian có thể tự phân hủy, còn da ở búi trĩ thì không.
Triệu chứng của nứt hậu môn thường là đau khi đi ngoài và kéo dài sau đó. Cụ thể:
- Đau nhói khi phân đi qua hậu môn hoặc đau nóng rát, kéo dài nhiều giờ sau khi quá trình đại tiện kết thúc.
- Có thể chảy máu hoặc không. Nếu có thường là máu đỏ nhạt và không nhiều.
- Xuất hiện khối da thừa ở đường giữa sau hậu môn, trong một vài trường hợp gây đau.
- Chảy dịch hậu môn với số lượng ít, thường dính vào quần lót gây ngứa.
- Tiểu gắt, đau hoặc bí tiểu.
- Táo bón

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là tình trạng viêm nhiễm ruột già do thiếu máu dẫn đến thiếu oxy tại mô. 80% trên tổng số người bệnh sẽ thấy bệnh tiến triển nhanh, nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là cắt bỏ đại tràng vì hoại tử. Số hiếm bệnh nhân còn lại có thể tự phục hồi dần sau khoảng 2 tuần, các triệu chứng cũng không còn xuất hiện sau vài ngày.
Triệu chứng viêm đại tràng thiếu máu cục bộ đặc trưng là những cơn đau. Người bệnh cảm nhận đau đột ngột, từng cơn và tăng dần nếu không được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, thực tế bệnh nhân còn gặp thêm một vài triệu chứng liên quan như: Đại tiện nhiều, phân lỏng, có máu đỏ tươi hoặc nâu đỏ, nôn mửa kéo dài, bụng co cứng,…
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Những xét nghiệm thường được chỉ định để xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm phân để phát hiện vi khuẩn gây bệnh
- Xét nghiệm công thức máu ngoại vi, đánh giá số lượng bạch cầu để xác định tình trạng viêm nhiễm khu trú hay đã phát triển thành viêm phúc mạc.
- Nội soi đại trực tràng để tìm ra các vị trí thương tổn
- Chụp mạch máu, CT Scan dựng hình mạch máu, phát hiện những bất thường tại các vị trí tắc nghẽn mạch. Đây đồng thời vừa là phương pháp chẩn đoán vừa là phương tiện can thiệp vào mạch, loại bỏ cục máu đông và thuyên tắc các mạch máu đang xuất huyết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm? Trị thế nào?

Polyp, ung thư đại tràng
Polyp đại tràng là tổn thương có kết cấu giống như một khối u có cuống hoặc không. Nguyên nhân hình thành tổn thương đến từ niêm mạc đại tràng và sự tăng sinh của tổ chức dưới niêm mạc. Đa số polyp đại tràng lành tính nhưng vẫn có một số mang khả năng trở thành ác tính, dẫn đến ung thư. Vì vậy, khi có nhiều polyp đại tràng với kích thước lớn, bệnh nhân cần lưu tâm để điều trị kịp thời, chặn đứng nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Thông thường, polyp nhỏ khó được phát hiện vì các dấu hiện diễn biến âm thầm, chỉ được tìm thấy khi bệnh nhân tình cờ nội soi đại tràng. Tuy vậy trong một vài trường hợp, người bệnh lại có biểu hiện đi đại tiện ra máu. Máu đỏ tươi thấm ở giấy vệ sinh hoặc thành vệt, loang trên phân, đôi khi lẫn dịch nhày mang màu sắc nâu đen, nhờ nhờ như máu cá.
Đa số bệnh nhân chỉ chảy máu với mức độ nhẹ và vừa, ít khi xảy ra trường hợp chảy máu nhiều gây mất máu nghiêm trọng. Nếu kích thước polyp lớn, người bệnh còn cảm thấy đau bụng quặn, đi kèm theo đó là buồn nôn, bí trung tiện, bí đại tiện (dễ nhầm lẫn với tắc ruột).
Để chẩn đoán, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân nội soi đại tràng. Đây là phương pháp tốt nhất để quan sát đầy đủ và kiểm tra lớp niêm mạc đại tràng. Trong trường hợp cần thiết nên tiến hành thêm sinh thiết để xét nghiệm tế bào lạ ác tính. Ngoài ra, có thể chụp thêm cộng hưởng từ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Xem thêm: Polyp đại tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các biện pháp cải thiện tại nhà
Trước khi thực hiện các phương pháp Đông y, Tây y được bác sĩ chỉ định, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sống để cải thiện các triệu chứng, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả, nhanh chóng. Cụ thể:
Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút để giảm đau khi bị nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ. Sau đó lau khô hậu môn nhẹ nhàng để tránh xuất hiện thêm tổn thương.
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ: Với 20-25g chất xơ mỗi ngày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, không những phòng ngừa táo bón mà còn thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, chuối, hạt chia, yến mạch, hạnh nhân, cà rốt, bông cải xanh, nấm, khoai tây, khoai lang,…
Tránh sử dụng thực phẩm gây kích thích: Thực phẩm chiên rán giàu chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa gây kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ bệnh gan; Thực phẩm giàu đạm động vật như thịt, sữa, trứng nếu được dùng quá mức cho phép cũng có thể gây viêm ruột.
Ngưng sử dụng các loại thuốc chống viêm như aspirin, naproxen và ibuprofen. Các loại thuốc này ngay cả khi được sử dụng với nồng độ thấp cũng có thể tiêu diệt, ức chế hoạt động của vi khuẩn lành tính tồn tại trong ruột. Uống trong thời gian dài, người bệnh dễ bị mất cân bằng đường ruột, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh tấn công.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách trị đi ngoài ra máu hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian
Điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại
Đi đại tiện ra máu ở nữ có thể xuất phát từ nhiều căn bệnh khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác cũng như phương pháp điều trị phù hợp giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật để giúp bạn cầm máu cấp tính, cụ thể trong trường hợp này là nội soi. Khi đó, một ống nội soi được đưa vô đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hóa chất, xử lý bằng dòng điện hoặc tia laser để cầm máu. Trong trường hợp nội soi không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chuyển sang chụp động mạch để đưa thuốc vào mạch máu, kiểm soát tình trạng chảy máu.
Bên cạnh việc cầm máu cấp tính, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm nguyên nhân gây chảy máu nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Một số phương pháp được áp dụng bao gồm sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc ức chế axit dạ dày. Trong trường hợp tổn thương xuất hiện do viêm túi thừa, viêm ruột hoặc ung thư, người bệnh cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Trong trường hợp đi ngoài ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch hoặc truyền máu trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Nếu tình trạng chảy máu xuất phát từ bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp phổ biến: Thắt dây chun để trĩ tự rụng trong 6-10 ngày (trĩ nội độ I, II), tiêm xơ, quang đông hồng ngoại hoặc đốt laser. Riêng với bệnh nứt hậu môn, chỉ khoảng 20% người bệnh cần phẫu thuật, bao gồm: Nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt, mở cơ thắt trong bằng phẫu thuật hoặc bằng hóa chất.
Đọc thêm: Các bệnh gây đi ngoài ra máu ở nam giới
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân viêm đại tràng
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu đi ngoài ra máu do viêm đại tràng, bên cạnh các phương pháp tác động trực tiếp, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây chảy máu, các bạn có thể tham khảo sử dụng Tràng Phục Linh PLUS.

Thành phần sản phẩm gồm: Cao bạch truật, cao hoàng bá, cao bạch thục linh, cao bạch thược, immune gamma, 5-HTP,…. chuyên dùng cho những trường hợp đang mắc phải hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng kích thích, rối loạn chức năng hoạt động đại tràng), viêm đại tràng cấp, mãn tính và các rối loạn tiêu hóa xuất phát từ kích thích ở đại tràng.
Với thành phần chứa nhiều dược liệu quý tốt cho sức khỏe, Tràng Phục Linh PLUS không những giảm kích thích đại tràng, hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều, chảy máu khi đại tiện mà còn phục hồi niêm mạc hệ tiêu hóa hiệu quả. Sản phẩm được khuyến cáo nên sử dụng 2 lần/ ngày, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ. Người bệnh nên sử dụng duy trì đều đặn từ 1-3 tháng để thấy được hiệu quả từ sản phẩm.
Tình trạng đi đại tiện ra máu ở nữ có thể xuất phát từ những căn bệnh đơn giản tự khỏi theo thời gian nhưng cũng có khi là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy khi phát hiện điều bất thường trong và sau quá trình đại tiện, bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, không quên áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thay đổi chế độ ăn uống để nhanh chóng hồi phục.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool
- https://www.verywellhealth.com/causes-of-bloody-stool-1124078
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn