Ngày nay, hiện tượng đi ngoài ra máu không phải là một triệu chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thấy hoang mang và lo lắng khi thấy tình trạng này xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc như: Đi ngoài ra máu là gì? Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh nào?
Mục lục
Đi ngoài ra máu là gì?
Tùy từng bệnh khác nhau mà hiện tượng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm theo với các biểu hiện khác.
Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Tình trạng đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể các bệnh đó như sau:
Xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng có thể xảy ra khi bị rối loạn đường tiêu hóa. Bệnh này có thể gây đi ngoài ra máu.
Xuất huyết tiêu hóa được chia thành xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.
Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng xuất huyết xảy ra từ thực quản, dạ dày đến phần trên của ruột non (dây chằng Treitz).
➤Nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa trên:
- Xuất huyết thực quản: nguyên nhân do tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến giãn và vỡ tĩnh mạch (máu xuất huyết có màu hơi đen do là màu tĩnh mạch)
- Xuất huyết dạ dày – tá tràng: chủ yếu là loét dạ dày – tá tràng.
➤Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên:
- Đi ngoài ra máu: Máu có màu đen, màu như hắc ín (do máu xuất huyết từ đường tiêu hóa sẽ bị dịch vị và dịch ruột làm cho hồng cầu biến chất nên có màu đen). Lượng máu tùy thuộc vào mức độ xuất huyết.
- Biểu hiện do mất máu: cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao…
- Sốt: 80% người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa trên có sốt.
Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng xuất huyết xảy ra từ ruột non, trực tràng, đại tràng đến hậu môn.
➤Nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa dưới:
- Bệnh viêm ruột
- Viêm loét đại tràng
- Xuất huyết túi thừa đại tràng
- Ung thư đại trực tràng
- Trĩ, nứt kẽ hậu môn
- Bệnh Crohn
➤Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới:
- Đi ngoài ra máu: Màu sắc là đỏ tươi, đôi khi là đỏ thẫm (khi máu xuất huyết ở trong ruột thời gian dài).
- Do viêm đại tràng, bệnh Crohn: biểu hiện đi kèm là đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Do ung thư đại tràng: Bệnh này gây đi ngoài ra máu nhầy, phân lỏng, đồng thời giảm cân, người mệt mỏi.
- Nứt kẽ hậu môn: Đi ngoài ra máu khi táo bón, kèm theo đau rát hậu môn.
- Trĩ: Biểu hiện kèm theo là có búi trĩ lòi ra.
☛ Các xét nghiệm xác định mức độ xuất huyết tiêu hóa:
- Nội soi dạ dày
- Xét nghiệm phân
- Chụp mạch máu
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đại tràng
- Đồng thời thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác
Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bị đi ngoài ra máu nhiều. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm không xâm lấn để xác định tình trạng bệnh. Sau khi xác định được vị trí tổn thương cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
☛ Biện pháp điều trị: Do xuất huyết đường tiêu hóa trên và dưới có biểu hiện và nguyên nhân khác nhau nên biện pháp điều trị cũng khác nhau:
➤Xuất huyết đường tiêu hóa trên:
- Xuất huyết dạ dày tá tràng: Bệnh này chủ yếu điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể, việc dùng thuốc sẽ tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Xuất huyết thực quản: Bệnh này điều trị bằng cách bổ sung thể tích tuần hoàn (truyền dịch, truyền máu), kết hợp nội soi cột thắt tĩnh mạch thực quản và chẹn bóng sonde để cầm máu. Ngoài ra, các bác sĩ có thể dự phòng bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh.
➤Xuất huyết tiêu hóa dưới:
- Viêm loét đại tràng: Bệnh được điều trị bằng việc kết hợp cải thiện triệu chứng (thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt), sử dụng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
- Ung thư đại trực tràng: Bệnh này điều trị bằng hóa trị.
- Bệnh Crohn: Mục tiêu điều trị của bệnh là điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng, thông qua việc sử dụng các thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, bổ sung thêm các vitamin, sắt…
Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bị đi ngoài ra máu nhiều. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm không xâm lấn để xác định tình trạng bệnh. Sau khi xác định được vị trí tổn thương cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
**Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh lý xuất huyết tiêu hóa trên thông qua video dưới đây:
Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu (đi ngoài ra máu tươi) là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện khi các tĩnh mạch ở trực tràng sưng lên.
☛ Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:
- Rặn mạnh khi đi ngoài
- Mang thai
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Đi ngoài lâu
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Béo phì
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Người già: do các cấu trúc nâng đỡ tĩnh mạch trực tràng của họ ngày càng trở nên lỏng lẻo
☛ Các dấu hiệu cụ thể của bệnh trĩ:
- Hậu môn có cảm giác đau rát sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Máu xuất hiện ở phân hoặc cuối bãi lúc đi đại tiện (máu ở đây có màu đỏ tươi, không phải đỏ sẫm như trong xuất huyết tiêu hóa), máu thường chảy thành tia.
- Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
☛ Biến chứng: Bệnh trĩ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Thiếu máu, viêm loét ở vùng hậu môn, ung thư trực tràng…
☛ Các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh:
- Ăn các thức ăn có hàm lượng chất xơ cao
- Uống nhiều nước, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày
- Kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý (ít nhất 30 phút/ngày)
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, suy nghĩ quá mức
Tuy nhiên, chỉ khi bệnh đã trở nặng, các biểu hiện của đi ngoài ra máu mới rõ rệt. Khi đó, các biện pháp trên không thể chữa dứt điểm được bệnh. Lúc này, bạn cần đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
☛ Phương pháp điều trị: Ngoài việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm các can thiệp thủ thuật (thắt dây chun, tiêm xơ, đốt laser…) với trĩ độ I và II, can thiệp phẫu thuật cắt trĩ với trĩ độ III và IV.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn có các vết nứt hoặc rách da. Hiện tượng này xảy ra cũng dẫn đến đi ngoài ra máu.
☛ Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn: Do cục phân có kích thước lớn, cứng và khi rặn quá mức gây rạn nứt ở phần hậu môn.
Thông thường, tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể tự lành được. Vết nứt sẽ dần lành lại khi thực hiện các biện pháp cải thiện.
☛ Biểu hiện: Máu đỏ tươi chảy ra khi bị táo bón, kèm theo đau rát ở vùng hậu môn.
☛ Biến chứng: Nứt kẽ hậu môn tuy không phải một chứng bệnh quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị, bệnh vẫn có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn…
☛ Các biện pháp cải thiện: Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước. Việc kết hợp bôi kem vào hậu môn giúp nhanh lành các vết nứt.
Tuy nhiên, nếu mắc nứt kẽ hậu môn thể mạn tính thì các vết nứt rất khó tự lành lại. Những trường hợp này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Polyp và ung thư trực tràng
Polyp đường tiêu hóa là tình trạng xảy ra khi xuất hiện các khối u hoặc các u nang ở đường tiêu hóa. Hiện nay, tình trạng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có tỷ lệ mắc khoảng 25%.
Ung thư đại tràng là một bệnh lý nghiêm trọng và có tỷ lệ người tử vong khá cao. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư trực tràng đều bắt nguồn từ polyp trực tràng.
Nguyên nhân gây ra polyp trực tràng hiện nay vẫn chưa rõ.
☛ Nguyên nhân gây ra ung thư trực tràng:
- Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ chiên rán, ăn ít chất xơ…
- Sinh hoạt không lành mạnh: ít tập thể dục, ngồi nhiều, hút thuốc lá…
- Người bị viêm loét đường ruột, đường trực tràng có nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng.
☛ Dấu hiệu nhận biết: Polyp và ung thư trực tràng hầu như không có dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, bệnh này tiến triển nặng sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi.
☛ Cách điều trị: Hiện nay, Polyp trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và ung thư trực tràng được điều trị bằng hóa trị.
Đa số các trường hợp Polyp trực tràng thường là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị bệnh ở thể ác tính (ung thư). Vì vậy, người bệnh cần lưu tâm, không được chủ quan. Đặc biệt, những người bệnh có nhiều polyp trực tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước lớn sẽ dễ chuyển biến thành ung thư hơn.
Với ung thư trực tràng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột bao gồm những bệnh như: viêm loét đại tràng và bệnh crohn. Trong đó, viêm loét đại tràng có dấu hiệu phổ biến nhất là đi ngoài ra máu.
Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, ung thư…
☛ Nguyên nhân:
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ mắc bệnh viêm ruột thì con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ, ít vận động, dùng các chất kích thích…
- Do virus: Một số virus có thể gây viêm ruột như: Salmonella, E.Coli, Staphylococcus aureus, Shigella, Campylobacter jejuni.
☛ Cách phân biệt hai bệnh viêm đại tràng và bệnh crohn: Viêm đại tràng là tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, còn đối với bệnh crohn là đi ngoài ra máu đỏ thẫm.
☛ Biến chứng: Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, ung thư…
☛ Biện pháp điều trị: Hiện nay, bệnh viêm ruột vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc trị. Tuy nhiên, bệnh có thể được cải thiện nhờ uống thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt hoặc phẫu thuật.
Viêm túi thừa
Túi thừa là tình trạng có một túi nhỏ phồng lên tại thành ruột kết. Túi thừa thường xuất hiện ở gần cuối bên trái đại tràng và được gọi là đại tràng sigma.
Viêm túi thừa xảy ra phổ biến ở những người trên 60 tuổi với tỷ lệ mắc khoảng 50%.
☛ Nguyên nhân gây ra viêm túi thừa: Hiện nay, viêm túi thừa vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân là do áp lực tác động lên những chỗ yếu tự nhiên trong thành ruột già.
☛ Dấu hiệu nhận biết:
- Chán ăn, bụng đầy trướng, buồn nôn và nôn
- Sốt, có thể sốt cao, rét run
- Đau đột ngột vùng bụng dưới bên trái, lúc đầu có thể đau nhẹ rồi từ từ đau tăng lên sau vài ngày
- Chảy máu ra từ vùng trực tràng, thường là máu tươi
Viêm túi thừa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đi ngoài ra máu. Bệnh lý này thường xảy ra khi người bệnh ăn ít thức ăn có chứa chất xơ.
☛ Biến chứng: Viêm túi thừa có thể gây rách thành ruột và rò rỉ mủ ra vùng bụng. Từ đó, nó gây ra áp xe, tắc ruột, rò rỉ từ đường ruột đến đường tiết niệu, viêm phúc mạc nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời.
☛ Biện pháp điều trị: Để cầm máu trong xuất huyết viêm túi thừa, bác sĩ có thể nội soi hoặc thực hiện phẫu thuật ổ bụng. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi thừa khi bệnh tiến triển nặng.
Đọc thêm: Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu bệnh gì?
Chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng mất máu. Dựa vào lượng máu bị mất, bác sĩ sẽ đưa ra các bước kiểm tra tiếp theo.
Trường hợp khẩn cấp
Nếu cảm thấy bệnh nhân mất một lượng máu lớn thì bác sĩ có thể yêu cầu nội soi. Bác sĩ sẽ nội soi bằng cách đưa một ống mềm, mỏng và đầu có gắn camera vào đường tiêu hóa để xác định vị trí cụ thể chảy máu.
Nội soi sẽ bao gồm hai hướng nội soi đường tiêu hóa trên (ống nội soi sẽ được đưa vào bằng đường miệng, mũi) hoặc nội soi đường tiêu hóa dưới (ống nội soi sẽ được đưa vào bằng đường hậu môn).
Khi xác định được vị trí chảy máu cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất đối với người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ vị trí tổn thương tùy vào mức độ của bệnh khi bệnh không chữa khỏi.
Trường hợp không khẩn cấp
Nếu nhận thấy tình trạng chảy máu không gây nguy hiểm đến tính mạng, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để xác định rõ hơn tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm máu trong phân: Phương pháp này giúp xác định lượng máu có trong phân.
- Xét nghiệm toàn bộ công thức máu: Phương pháp này dùng để xác định lượng máu bị mất chính xác.
- Kiểm tra trực tràng: Bác sĩ có thể kiểm tra trực tiếp trực tràng bằng tay để xác định sơ bộ tình trạng bệnh rồi sau đó cho chụp nội soi và các kiểm tra khác.
- Nội soi: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí bị chảy máu.
Các loại thuốc cải thiện triệu chứng đi ngoài ra máu
Ngoài việc điều trị tận gốc các bệnh gây nên triệu chứng đi ngoài ra máu, việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp để giảm bớt triệu chứng cũng cần được quan tâm. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm bớt triệu chứng của đi ngoài ra máu:
– Thuốc cầm máu (Vitamin K, Calci clorid…): Việc sử dụng thuốc cầm máu sẽ ngăn ngừa máu chảy ra. Bên cạnh đó, thuốc này còn giúp phục hồi vết thương từ trong ra ngoài.
– Thuốc kháng sinh (Amoxicillin – Clavulanate, kháng sinh nhóm Corticosteroid…): Thuốc tác động lên yếu tố gây viêm như vi khuẩn. Đồng thời, nó còn giúp giảm đau và kích thích tăng sản sinh tế bào giúp nhanh lành các vết thương.
– Thuốc bảo vệ và làm bền vững thành mạch (Resorcinol, Zinc oxide…): Các thuốc này thường được sử dụng theo đường bôi trực tiếp. Thuốc thường được dùng trong bệnh trĩ.
– Thuốc chống viêm (Sulfasalazine, Balsalazide…): Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích ngăn ngừa phản ứng viêm diễn ra. Việc này giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
– Bổ sung probiotic (men vi sinh): Việc này sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, nó còn giúp hạn chế đi ngoài ra máu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị đi ngoài ra máu
Nếu nhận thấy tình trạng bệnh chưa tiến triển nặng, hoặc chưa thể đi khám bác sĩ ngay được thì người bệnh nên thực hiện một số điều sau tại nhà để có thể ngăn ngừa và giúp cải thiện triệu chứng như:
- Cung cấp thêm chất xơ trong khẩu phần ăn uống.
- Uống nhiều nước (tối thiểu 1,5-2 lít mỗi ngày).
- Tránh dùng các thực phẩm hay thuốc chứa chất kích thích.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện thể lực.
- Nếu đang sử dụng các thuốc chống viêm như: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… thì có thể ngừng sử dụng thuốc xem tình trạng bệnh có cải thiện không.
- Nếu cảm thấy đau hậu môn thì có thể ngâm hậu môn trong nước ấm.
Tràng phục linh PLUS – tin vui cho người bị viêm đại tràng có đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu mang lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Chính vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời ra sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS để giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.
Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của 3 thành phần chính có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích như:
- Immune Gamma: Hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, nó còn giúp hồi phục các vết thương trên niêm mạc trực tràng và cân bằng hệ vi sinh trong đại tràng.
- Bạch truật: Có tác dụng hạn chế tình trạng táo bón và tiêu chảy và giúp điều hòa nhu động ruột.
- Bạch phục linh: Thành phần này có khả năng giảm các triệu chứng của bụng đầy hơi, khó tiêu.
Khác với các sản phẩm khác thì Tràng Phục Linh PLUSđã hỗ trợ giải quyết hầu hết các vấn đề quan trọng của viêm đại tràng, trong đó có đi ngoài ra máu.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Hiện nay, tình trạng đi ngoài ra máu trở nên khá phổ biến và nhiều người vẫn không biết đó là biểu hiện của bệnh gì? Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các bệnh chủ yếu mắc phải khi có triệu chứng đi ngoài ra máu.
Tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26309351/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27133246/
- https://suckhoedoisong.vn/di-ngoai-ra-mau-tuoi-bao-dong-do-cua-benh-tri-n126648.html
- https://benhvienk.vn/sut-can-dot-ngot-di-ngoai-ra-mau-de-mac-ung-thu-dai-trang-nd34557.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn