Hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi khiến nhiều người hoang mang, lo lắng, liệu rằng bản thân có mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào hay không. Để lý giải chi tiết về triệu chứng này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết sau.
Mục lục
Thế nào là đi ngoài ra máu cuối bãi?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là sự xuất hiện của máu dính ở cuối phân hoặc xuất hiện chảy máu sau khi đi đại tiện. Tùy theo hiện tượng máu nhiều hay ít nên đi ngoài ra máu cuối bãi được chia thành các cấp độ khác nhau:
Cấp độ nhẹ:
Xuất hiện máu rất ít, chỉ dính chút máu cuối bãi phân, phải quan sát rất kĩ mới có thể nhìn thấy. Số lần xuất hiện máu sau khi đi đại tiện chỉ vài lần rồi tự hết.
Cấp độ trung bình:
Máu xuất hiện ở cuối bãi sau khi đi đại tiện có tăng lên so với cấp độ nhẹ, có thể dính ngoài hậu môn khi bạn lấy giấy lau sẽ thấy. Tần suất đi ngoài trong ngày nhiều bất thường, quan sát thấy phân có thể dính chất nhầy màu trắng đục. Tần suất dính máu cuối bãi phân khi đi ngoài ngày càng nhiều.
Cấp độ nặng:
Máu xuất hiện ở cuối bãi phân khá nhiều, bạn có thể quan sát thấy chảy máu sau mỗi lần đi ngoài. Để lâu khiến bạn mất máu, nguy hiểm đến tính mạng.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi cầu ra máu đông là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Có những trường hợp đi ngoài ra máu không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Cụ thể:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ được hình thành khi các tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn căng quá mức tạo thành các búi trĩ. Có 3 loại trĩ phổ biến nhất là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đặc điểm của 3 loại trĩ này là gây đi ngoài ra máu. Thông thường là máu đỏ tươi vì vị trí chảy máu là ngay ngoài vùng hậu môn nên máu không có thời gian để đông hoặc chuyển màu khi ra ngoài cơ thể.
Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây ra như: táo bón, căng thẳng, thời kì mang thai, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc đặc thù công việc.
Người bị bệnh trĩ thường có một số biểu hiện dưới đây:
- Đại tiện bị chảy máu: Có thể một chút máu thấm giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt bắn thành tia, càng rặn càng chảy nhiều máu
- Ngứa vùng hậu môn
- Đau rát, khó chịu vùng hậu môn
- Sưng quanh hậu môn.
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp và điều trị khỏi khá đơn giản, dễ đáp ứng với các loại thuốc, kem và các phương pháp điều trị trĩ tại nhà. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
2. Bệnh viêm loét đại trực tràng
Viêm loét đại tràng là hiện tượng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét, thậm chí xuất hiện áp xe. Khi các vết viêm loét không được xử lý triệt để, tái phát nhiều lần khiến các vết loét ngày càng ăn sâu vào niêm mạc đại tràng dễ gây ra hiện tượng chảy máu. Tình trạng này cũng dẫn tới dấu hiệu khi đi đại tiện, phân của người bệnh có kèm theo máu, dịch nhầy hoặc mủ.
Ngoài ra, viêm loét đại tràng còn có một số biểu hiện:
- Có các cơn đau quặn bụng dưới
- Sốt cao khi bệnh tiến triển nặng hoặc có thể xảy ra biến chứng
- Phân có màu đỏ, có máu nhầy
- Đầy hơi, khó tiêu
- Sút cân nhanh, suy dinh dưỡng.
Bệnh viêm loét đại trực tràng là bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng như: thủng đại tràng, chảy máu ồ ạt, phình đại tràng nhiễm độc, ung thư… Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu gì của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị ngay, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc vết loét ở vùng da ngay bên trong hậu môn. Bệnh nứt kẽ hậu môn thường khiến người bệnh cảm thấy đau rát và xuất hiện máu theo phân. Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp ở những người táo bón kéo dài, rặn nhiều gây rách, viêm đau hậu môn.
Một số dấu hiệu khác của nứt kẽ hậu môn:
- Có cảm giác rách vùng hậu môn
- Cảm thấy co thắt các cơ quanh hậu môn khi đi đại tiện
- Có thể nhìn thấy vùng da quanh hậu môn bị nứt, xước.
- Chảy máu khi đi đại tiện, máu có thể dính trên phân, trên giấy
- Có cảm giác đau nhói hoặc đau rát xung quanh hậu môn sau khi đi đại tiện.
Hầu hết bệnh nứt hậu môn có thể tự lành trong 6 – 8 tuần. Ngoài ra, bạn có thể tự điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng cách giảm đau, làm lành nhanh vết nứt bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, vệ sinh vùng hậu môn luôn khô thoáng sạch sẽ. Nếu vết nứt hậu môn nghiêm trọng hơn, cơn đau rát tăng lên, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ vết nứt.
4. Bệnh viêm túi thừa
Túi thừa là phần phình giãn bên trong ruột già. Do túi thừa là nơi chứa các chất thải, cặn bã tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển mạnh nên dễ bị viêm. Bệnh viêm túi thừa đại tràng là hiện tượng viêm, nhiễm trùng một hoặc nhiều túi nhỏ phình ra bên trong ruột già. Các triệu chứng của viêm túi thừa có thể nặng đến nhẹ, xuất hiện đột ngột hoặc phát triển dần dần.
Một số triệu chứng của viêm túi thừa như là:
- Đau bụng dưới bên trái liên tục, đau trong vài ngày
- Đầy hơi, khó tiêu
- Tiêu chảy hoặc có thể táo bón
Trường hợp viêm túi thừa mức độ nặng có thể có các triệu chứng sau:
- Đau bụng liên tục hoặc dữ dội
- Xuất hiện chảy máu khi đi đại tiện
- Buồn nôn và ói mửa
- Sốt và ớn lạnh.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào ở trên, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
5. Bệnh viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý gây nhiễm khuẩn dạ dày và đại tràng. Đây là tình trạng kích ứng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Các vết viêm loét ăn sâu vào niêm mạc có thể dẫn tới tình trạng chảy máu.
Ngoài ra, biểu hiện phổ biến của bệnh bao gồm:
- Đau dạ dày
- Nôn ói
- Đi ngoài ra máu cuối bãi
- Tiêu chảy thường xuyên
- Phân có chứa nhầy hoặc dạng đờm mủ.
Vì bệnh viêm dạ dày ruột gây ra nôn ói, tiêu chảy nên khi người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời, để lâu dễ dẫn tới tình trạng mất dịch, điện giải. Thông thường, bệnh được điều trị tại nhà bằng cách bổ sung nước, chất lỏng, nghỉ ngơi là có thể cải thiện. Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch.
6. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra còn do thói quen ăn uống không điều độ, căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), hút thuốc lá, uống rượu bia…
Biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Các cơn đau bụng xoắn vặn,
- Nóng rát thượng vị,
- Đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi,
- Xuất huyết tiêu hóa, đi đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen.
7. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là sự tăng trưởng trên lớp lót bên trong của đại tràng (ruột già). Hầu hết polyp đại tràng đều lành tính nhưng cũng có một số polyp tiến triển theo thời gian chuyển thành ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Quan trọng là cần theo dõi và phát hiện kịp thời để có thể ngăn ngừa và điều trị từ sớm.
Không phải Polyp nào cũng gây ra triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, có một số triệu chứng của bệnh bạn cần chú ý:
- Đi ngoài ra máu cuối bãi, máu trộn lẫn với phân hoặc dính máu trên bề mặt phân
- Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài từ 1 tuần trở lên
- Đau quặn bụng do tắc nghẽn 1 phần ruột
- Đau đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt.
Một số trường hợp, polyp có thể tiến triển ác tính gây ung thư hậu môn, trực tràng. Chính vì vậy, bạn cần cảnh giác với bệnh này nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, nên đến cơ sở y tế kiểm tra, tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
8. Ung thư đại trực tràng
Theo thống kê, có khoảng 48% các trường hợp người bệnh ung thư đại trực tràng có dấu hiệu đi ngoài ra máu cuối bãi, lý giải cho hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi là ung thư đại trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu ở niêm mạc ruột.
Ung thư đại trực tràng là ung thư có nguồn gốc từ đại tràng – phần chính của ruột già hoặc trực tràng – phần nối giữa đại tràng và hậu môn. Hầu hết ung thư đại trực tràng có liên quan đến sự tăng sinh của niêm mạc đại trực tràng gọi là polyp. Một số dạng polyp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm.
Ung thư đại trực tràng ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu cuối bãi còn kèm theo một số dấu hiệu:
- Đau bụng dưới không rõ nguyên nhân
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón xen kẽ
- Dấu hiệu phân thay đổi hình dáng, kích thước
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược , da xanh xao.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi cầu ngày 3 lần có tốt không?
Khi nào đi ngoài ra máu cuối bãi cần đi khám bác sĩ?
Các trường hợp đi ngoài ra máu cuối bãi chỉ xuất huyết nhẹ sau khi đi đại tiện thì không cần điều trị nếu chỉ xuất hiện vài lần rồi biến mất. Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu cuối bãi xảy ra với tần suất dày đặc hoặc chảy máu nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn và cần được điều trị phù hợp. Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
- Đi ngoài ra máu cuối bãi kéo dài từ 2 – 3 tuần.
- Phân có mùi hôi, màu sẫm hoặc màu máu đỏ, đen,
- Phân mềm hơn, dài hơn kéo dài trên 3 tuần.
- Táo bón lâu ngày hoặc rò rỉ phân mất kiểm soát,
- Thay đổi thói quen đi đại tiện,
- Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,
- Có dấu hiệu sốt, buồn nôn, nôn,
- Sờ thấy cục cứng hoặc khối u ở bụng,
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, da xanh tái.
Ngoài ra, trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu ngay nếu thấy các triệu chứng dưới đây:
- Nôn hoặc ho ra máu
- Đi ngoài phân màu máu đỏ tươi hoặc đen
- Chảy máu từ mũi và mắt hoặc tai.
- Đau bụng dưới dữ dội
- Mất ý thức
Điều trị đi ngoài ra máu cuối bãi
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Khi bị đi ngoài ra máu cuối bãi trong thời gian dài, bạn cần tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám và có phương pháp điều trị. Trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát và thực hiện các kỹ thuật cần thiết như:
- Khám hậu môn trực tràng,
- Nội soi đại tràng,
- Xét nghiệm máu,
- Xét nghiệm phân…
Những kĩ thuật này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
Nếu đi nguyên nhân đi ngoài ra máu cuối bãi do bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể uống thuốc co búi trĩ kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện triệu chứng bệnh. Ở các mức độ nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp ngoại khoa như là thắt búi trĩ, quang đông hồng ngoại, laser búi trĩ hoặc phẫu thuật.
Nếu đi ngoài ra máu do nguyên nhân polyp đại tràng hoặc viêm loét đại trực tràng, viêm ruột cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật xâm lấn để cải thiện triệu chứng và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện sức khỏe đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa để giảm thiểu nguy cơ đi ngoài ra máu cuối bãi. Vì vậy, bạn có thể tuân thủ chế độ ăn uống khoa học hợp lý theo gợi ý dưới đây:
- Ăn nhiều rau củ quả có tính mát, những loại rau củ quả nhiều chất xơ như: cà rốt, khoai tây, khoai lang…giúp giảm táo bón, ngăn ngừa chảy máu trực tràng và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
- Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày. Nhất là những ngày nóng nực hoặc khi bạn có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm tiêu chảy.
- Có thể bổ sung nước ép, sinh tố, nước rau củ để tăng cường dinh dưỡng, vitamin
- Nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, súp giúp giảm áp lực lên đại tràng, lớp niêm mạc bị viêm dễ bình phục hơn. Ngoài ra, với những trường đi ngoài ra máu do táo bón, phân cứng thì những thực phẩm mềm có thể giúp giảm triệu chứng táo bón, phân khô.
- Tránh ăn các thực phẩm có hại cho tiêu hóa như các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ, gia vị như: gà rán, khoai tây chiên,…
- Tránh xa bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê…
Thực hiện lối sống khoa học lành mạnh
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh
- Tranh mặc quần bó bó sát khiến hậu môn nóng, bí và tổn thương viêm nhiễm
- Với những người có tính chất công việc buộc phải ngồi nhiều, nên đứng dậy đi lại vài phút để máu được lưu thông, tránh bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn, táo bón
- Nên tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật.
- Nên tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định để đại tràng hoạt động tốt hơn,
- Tránh thói quen nhịn đại tiện gây áp lực lên đại tràng. Tuy nhiên cũng không nên đi ngoài khi chưa thực sự có nhu cầu, không nên rặn mạnh gây tổn thương lên vùng hậu môn.
Các bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu cuối bãi
1. Dùng rau diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có tính mát giúp sát khuẩn, lợi tiểu nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc. Vì thế, từ lâu, mọi người hay sử dụng rau diếp cá để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đi ngoài ra máu.
Cách sử dụng rau diếp cá như sau:
Cách 1:
1 nắm rau diếp cá ngửa sạch, ngâm qua nước muối loãng và ăn sống trong các bữa ăn.
Cách 2:
- 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và xay rau diếp cá lấy nước.
- Uống trước bữa ăn 1 tiếng. Uống trong 3 ngày liên tiếp triệu chứng đi ngoài ra máu sẽ cải thiện.
Cách 3:
- 1 nắm rau diếp cá tươi rửa sạch và đun với nước
- Đổ vào chậu, xông vào khu vực hậu môn bị viêm
- Khi nước bớt nóng, lấy bã đắp lên vùng hậu môn khoảng 30 phút và rửa lại với nước sạch.
- Bạn nên thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Dùng vỏ cây hồng
Vỏ cây hồng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe như: Thanh nhiệt, giải độc, xơ gan… Từ xa xưa, rất nhiều người dùng vỏ cây hồng để trị chứng đi đại tiện ra máu.
Cách dùng vỏ cây hồng như sau:
- Vỏ cây hồng phơi khô rồi đem sao vàng cho thơm
- Đem tán thành bột mịn để vào lọ dùng dần.
- Dùng 60g pha vào 1 bát nước vo gạo, khuấy đều và uống.
- Mỗi ngày uống 1 lần, thực hiện đều đặn 2 tuần liền sẽ thấy triệu chứng giảm dần
3. Dùng cây nhọ nồi
Trong Đông y, nhọ nồi có vị ngọt, có tác dụng chỉ huyết và bổ thận âm. Chính vì vậy, cây nhọ nồi giúp cầm máu, giảm thiểu bệnh trĩ và viêm hậu môn hay viêm đại tràng.
Bạn có thể dùng cây nhọ nồi theo cách sau:
- Dùng 1 nắm lá nhọ nồi để nguyên cả phần rễ sau đó rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng.
- Đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố, lọc lấy nước uống.
- Phần bã còn lại của nhọ nồi đắp ngoài hậu môn khoảng 30 phút nếu bạn bị trĩ hoặc nứt hậu môn.
- Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm hẳn.
4. Dùng ngải cứu
Theo Y học cổ truyền, lá ngải cứu có tính ấm, vị đắng có công dụng kháng viêm, giảm đau và nhuận tràng. Vì vậy, từ lâu chúng được xem là một vị thuốc có tác dụng với nhiều bệnh tiêu hóa và điều trị đi ngoài ra máu.
Bạn có thể dùng lá ngải cứu theo cách sau:
- Dùng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và đen cắt nhỏ, giã nát.
- Đắp lá ngải cứu giã nát vào vùng hậu môn và dùng gạc cố định khoảng 30 phút.
- Sau đó rửa lại hậu môn bằng nước sạch, lau khô thoáng.
5. Dùng rau sam
Theo đông y, rau sam tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu. Vì vậy, Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc cho các bệnh liên quan đến táo bón, hậu môn, trực tràng, đại tiện ra máu…
Bạn có thể thực hiện bài thuốc chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam theo cách sau:
- 1 nắm lá rau sam đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và vớt để ráo nước.
- Giã rau sam hoặc xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt
- Lấy phần nước cốt đem pha thêm chút đường hay mật ong cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống một lần khi đói cho đến khi tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.
Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng
Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng đó là Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn