Đi ngoài ra máu hồng không phải là triệu chứng hiếm gặp nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy hoang mang và lo lắng. Trong nhiều trường hợp, đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng đi ngoài ra máu hồng, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Thế nào là hiện tượng đi ngoài ra máu hồng?
Đi ngoài ra máu hồng là tình trạng có lẫn máu trong phân khi đi ngoài. Hiện tượng này xảy ra là do cơ thể bị chảy máu ở một vị trí nào đó trong hệ tiêu hóa. Máu có thể lẫn với phân, chảy thành giọt, thành tia hoặc dính trên giấy vệ sinh…

Triệu chứng đi ngoài ra máu hồng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với các dấu hiệu khác như: đau bụng, đau rát vùng hậu môn, mệt mỏi…
Màu của máu có thể có màu đỏ hồng, đỏ thẫm hoặc đen, khác nhau tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết trường hợp đi ngoài ra máu hồng có nguyên nhân chủ yếu do tổn thương quanh khu vực trực tràng, đại tràng, hậu môn…
Thông thường, phần lớn bệnh nhân bị đi ngoài ra máu do táo bón và có thể tự khỏi sau một thời gian. Nhưng hiện tượng này cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn như viêm đại tràng, ung thư đại tràng… Bạn không nên chủ quan, coi thường việc điều trị để tránh bệnh không được chữa trị kịp thời, kéo dài lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm : Đi ngoài ra máu đỏ thẫm có nguy hiểm không? Bạn nên làm gì?
Đi ngoài ra máu hồng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài ra máu hồng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có lẽ đang gặp phải bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể các bệnh đó như sau:
Bệnh viêm đại tràng
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, nằm ở phần cuối ống tiêu hóa, có chức năng thải trừ cặn bã của cơ thể. Viêm đại tràng có thể là bệnh lý gây tình trạng đi ngoài ra máu hồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng như: nhiễm khuẩn, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, người thường xuyên uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm sống…
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu hồng, người bị viêm đại tràng còn có những biểu hiện khác như là:
- Đau bụng âm ỉ, kéo dài, đau vùng hố chậu, đôi khi đau quặn bụng, đau khi ấn.
- Đi ngoài ra máu hồng có lẫn mủ hoặc chất nhày.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có lúc lỏng, lúc táo. Một số người bệnh có thể bị táo bón.
- Cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân.
- Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Sụt cân nhanh chóng, suy dinh dưỡng.
Viêm đại tràng không phải bệnh lý đặc biệt nguy hiểm nhưng lại khó điều trị, dễ tái phát hay tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần phát hiện sớm cũng như kiên trì điều trị lâu dài, cũng như kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Với trường hợp viêm đại tràng mức độ nặng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.
Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là một nguyên nhân gây triệu chứng đi ngoài ra máu hồng. Đây là hiện tượng các tế bào niêm mạc trực tràng phát triển bất thường hình thành các khối u.
Bệnh polyp diễn biến âm thầm, không có triệu chứng nổi bật nên rất khó phát hiện. Rất nhiều bệnh nhân chỉ vô tình phát hiện Polyp khi đi nội soi trực tràng vì các nguyên nhân khác.
Mặc dù đa số các trường hợp là lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị bệnh ở thể ác tính. Đặc biệt với các polyp có đường kính lớn hơn 20mm, kéo dài 10 năm thì tỷ lệ biến chứng thành ung thư trực tràng rất cao. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ không quá nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt với bệnh nhân có số lượng Polyp nhiều hay Polyp có kích thước lớn sẽ dễ tiến triển thành ung thư hơn.
Hiện nay, Polyp trực tràng được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hết những Polyp từ ruột già và cả trực tràng. Với trường hợp Polyp tiến triển gây biến chứng ung thư, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ đi phần ruột già được chẩn đoán bệnh ung thư, ghép trực tràng vào cùng với ruột non và tạo hậu môn nhân tạo. Đồng thời kết hợp với biện pháp hóa trị liệu để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh lý nghiêm trọng và gây tỷ lệ tử vong khá cao. Phần lớn người bệnh ung thư trực tràng có tiền sử bị polyp trực tràng.
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, bệnh nhân ung thư trực tràng còn có những biểu hiện như:
- Đau bụng âm ỉ, đôi khi có thể đau quặn bụng.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân lúc lỏng, lúc táo thất thường, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, sụt cân không rõ lý do.
- Phân mỏng và hẹp hơn so với bình thường.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tiểu buốt, tiểu không tự chủ.
Với ung thư trực tràng, bệnh được điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Do vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa, người bệnh nên khám ngay.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và nên nội soi đại tràng 10 năm/ lần giúp tầm soát ung thư đại tràng.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết nứt nhỏ ở ống hậu môn, xảy ra do người bệnh đi ngoài phân quá lớn hay cứng. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau rát và đi ngoài ra máu.

Thông thường, các vết nứt ở kẽ hậu môn có thể tự lành được. Bạn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách thực hiện các biện pháp như: làm mềm phân, bổ sung chất xơ, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn…
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xảy ra ở lứa tuổi ngoài 30 tuổi. Có tới hơn 60% bệnh nhân bị đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch bao quanh hậu môn phình to, gây ứ huyết và tạo thành các búi trĩ.
Ban đầu, bệnh chỉ gây chảy máu một lượng nhỏ trên phân hay giấy vệ sinh. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng, máu có thể cháy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo đau rát, ngứa ngáy ở vùng hậu môn.
Bệnh trĩ không quá nghiêm trọng, nhưng nếu người bệnh coi thường, chậm trễ trong việc điều trị, bệnh trĩ có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như: thiếu máu, viêm loét ở vùng hậu môn, ung thư trực tràng… Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Trong giai đoạn đầu khi các triệu chứng còn nhẹ, bạn có thể lưu ý một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh như là:
- Ăn các thức ăn có hàm lượng chất xơ cao.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao hợp lý, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, căng thẳng hay lo lắng quá mức.
Nhưng khi bệnh đã trở nặng, triệu chứng đi ngoài ra máu hồng rõ rệt hơn, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị để giảm khó chịu cho bệnh nhân:
- Với trĩ độ I, II: Thay đổi lối sống kèm theo can thiệp thủ thuật như thắt dây chun, tiêm xơ, đốt Laser…
- Với trĩ độ III, IV: Thay đổi lối sống kèm theo can thiệp phẫu thuật cắt búi trĩ.
☛ Tham khảo thêm: Bật mí bệnh lý gây đi ngoài ra máu
Khi nào bệnh nhân cần thăm khám gấp?
Đi ngoài ra máu hồng có thể là triệu chứng thông thường, sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài ra máu hồng với số lượng nhiều, kéo dài và gây đau đớn, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị thích hợp.
Người bệnh nên đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần.
- Trẻ nhỏ đi ngoài phân đẫm máu.
- Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm kèm theo sụt cân không rõ nguyên do.
- Đau bụng, sưng bụng, sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng.
- Hình dạng và kết cấu của phân thay đổi bất thường và kéo dài trên 3 tuần.
- Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

☛ Tham khảo thêm: Đại tiện ra máu tươi không đau cảnh báo bệnh lý gì?
Cách giảm đi ngoài ra máu hồng ngay tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhân chưa thể đi thăm khám ngay, hoặc đi ngoài ra máu hồng không quá nguy hiểm, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đi ngoài ra máu ngay tại nhà để duy chỉ nhu động ruột bình thường.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hợp lý giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đi ngoài ra máu.
Bệnh nhân nên ăn:
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: bơ, cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, mồng tơi, thanh long, vừng đen…
- Thức ăn mềm như: cháo loãng, súp, canh, đồ ăn hầm nhừ… để hạn chế tổn thương niêm mạc ruột.
- Bổ sung thực phẩm giàu magie: ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, rau dền, các loại hải sản…
- Bổ sung thêm vitamin C giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng: chanh, cam, bưởi, ổi…
Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối hạn chế ăn các thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn cay, nóng do có thể gây táo bón, khiến tình trạng đi ngoài ra máu hồng trầm trọng thêm.
- Các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt trâu, thịt dê.
- Chuối tiêu xanh, đu đủ xanh do chứa nhiều hoạt chất pectin, có thể gây táo bón.
- Đồ ăn nhiều đường làm giảm nhu động ruột, làm tăng khả năng bị táo bón và đi ngoài ra máu hồng.
- Rượu, bia và các chất kích thích khác.
Thiết lập lối sống lành mạnh

Bạn nên:
Tập thói quen tốt khi đại tiện: vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đại tiện để phòng ngừa viêm nhiễm. Bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào 01.00 nhất định trong ngày, không nên giặt mỗi khi đi đại tiện.
Thường xuyên vận động: Hãy tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Giữ tâm trạng thoải mái: Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái bởi lẽ stress hay tâm trạng tiêu cực có thể gây ảnh hưởng tới nhu động ruột, lưu thông máu làm tăng nguy cơ bị táo bón khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, với trường hợp đi ngoài ra máu do bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn có thể ngâm hậu môn trong bồn nước ấm để giảm đau.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp đẩy lùi đi ngoài ra máu hồng!
Đi ngoài ra máu vừa gây khó chịu, vừa mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh bị viêm đại tràng. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đi ngoài ra máu hồng.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma.
Hoạt chất Immune Gamma được chiết xuất từ vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus, có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, phục hồi những tổn thương do viêm đại tràng gây ra. Đây cũng là hoạt chất có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
Nhờ đó, sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS đem lại những tác dụng:
- Bảo vệ và tái tạo niêm mạc đại tràng, từ đó nâng cao sức khỏe đường ruột.
- Làm giảm các triệu chứng trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu hồng…
Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp:
- Người mắc viêm đại tràng.
- Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu hồng, đầy hơi, sôi bụng.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần.
Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đi ngoài ra máu hồng. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn nên tới trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể và có phương án điều trị thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-tri-khi-di-ngoai-ra-mau-169164569.htm
- https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics
- https://www.healthline.com/health/blood-when-i-wipe
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn