Hết sức cẩn trọng khi bạn đang gặp tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Vậy, đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Hãy tìm lời giải đáp cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không?
Rượu, bia làm cho các cơ quan nội tạng tích nhiệt gây nóng trong người. Chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cho cơ thể mất nước nhanh chóng, làm phân khô cứng, di chuyển trong đại tràng khó khăn, chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn, gây táo bón và búi trĩ sa ra ngoài.
Vì vậy, cần hết sức cẩn trọng khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia. Bởi đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia là một trong những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp tổn thương, có nguy cơ gây các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng.
Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ của bệnh, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và ít gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu phát hiện muộn, sẽ đồng nghĩa với việc người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng như trường hợp mắc phải bệnh lý ung thư đại trực tràng phát hiện vào giai đoạn muộn tiên lượng sống rất thấp.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp của đại tiện ra máu sau khi uống rượu bia có thể kể đến như:
Bệnh trĩ
Thực tế cho thấy đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu phổ biến khi người bệnh mắc trĩ. Đặc biệt khi người bệnh sử dụng nhiều rượu bia, triệu chứng này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Do rượu, bia làm cho các cơ quan nội tạng tích nhiệt, làm búi trĩ sưng phồng lên khiến hậu môn nóng rát rất khó chịu.
Hiện nay, bệnh trĩ thường gặp ở những người từ 30 tuổi trở đi và được chia thành 2 loại phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ có các biểu hiện đặc trưng như:
- Ngứa ngáy vùng hậu môn kèm theo đau rát.
- Xuất hiện dịch nhầy khó chịu ở hậu môn.
- Đi đại tiện rồi nhưng vẫn muốn đi tiếp.
- Đại tiện ra máu.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi cầu bị đau rát hậu môn do đâu?
Bệnh Crohn
Uống nhiều rượu bia có thể là nguyên nhân gây bệnh Crohn, với triệu chứng đặc trưng là đi ngoài ra máu.
Bệnh Crohn là bệnh lý viêm ruột mãn tính, xảy ra chủ yếu ở hồi tràng và manh tràng. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đi ngoài ra máu có lẫn mủ nhầy bất thường.
- Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân.
- Đau rát hậu môn.
- Mệt mỏi, sốt.
Bệnh Crohn rất khó điều trị tận gốc, đồng thời cũng có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, viêm loét ống tiêu hóa, nứt hậu môn, ung thư ruột kết… Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý có thể gây ra đi ngoài ra máu, đặc biệt sau khi uống rượu, bia.
Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các vết rách tại niêm mạc của hậu môn gây đau và khó chịu cho người bệnh. Khi uống nhiều rượu, bia sẽ càng dẫn tới kích ứng đường tiêu hóa, đồng thời làm kích hoạt các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, có trường hợp còn bị táo bón. Lúc này, người bệnh phải rặn phân cứng mỗi khi đi đại tiện, khiến kẽ hậu môn bị nứt rách nặng gây chảy máu hậu môn.
Người bệnh cần điều trị dứt điểm chứng táo bón nếu không mỗi lần đi đại tiện, các vết nứt sẽ càng to hơn do căng giãn mạnh. Ở giai đoạn nặng, nứt kẽ hậu môn sẽ gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh do máu chảy hậu môn kèm theo đau rát, khiến việc điều trị bệnh sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Bệnh táo bón
Nếu bạn bị ngoài ra máu sau khi uống rượu bia, nhưng lại không cảm thấy đau nhiều rất có thể là dấu hiệu phổ biến của chứng táo bón.
Khi ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, thức ăn nhanh và sử dụng chất kích thích như rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc chứng táo bón. Lúc này, người bệnh dễ bị đi ngoài ra máu tươi kèm theo đau bụng hoặc không đau.
Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu bạn để triệu chứng này kéo dài mà không điều trị sẽ dẫn tới các bệnh lý khác như trĩ, viêm đại tràng… tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, trực tràng kèm theo những cơn đau dai dẳng, khó chịu.
☛ Tham khảo thêm: Táo bón kéo dài là bệnh gì?
Viêm loét đại trực tràng
Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay và gây ra những tổn thương khu trú hay lan tỏa niêm mạc đại tràng. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, đôi khi còn kèm theo sốt, giảm cân khó kiểm soát, thiếu máu…
Viêm loét đại trực tràng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số bệnh nhân mắc bệnh lý này do thói quen sử dụng nhiều rượu bia.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần kèm chất nhầy có lẫn máu với số lượng ít. Nhưng nếu bạn tiếp tục thói quen uống bia, rượu, các phản ứng viêm sẽ càng nặng hơn, các vết loét dần mở rộng thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới viêm đại tràng mãn tính, tăng khả năng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người bệnh như thủng đại tràng, ung thư đại trực tràng…
Do vậy, khi nhận thấy các triệu chứng của viêm đại tràng, để tránh gây hại cho sức khỏe bản thân, bạn cần ngừng ngay việc uống bia, rượu, đồng thời đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm?
Polyp đại tràng – trực tràng
Polyp đại tràng – trực tràng là các khối tế bào nhỏ được hình thành tại lớp niêm mạc lót trong đại trực tràng. Phần lớn chúng là lành tính, thường xuất hiện ở nhóm đối tượng trên 50 tuổi. Đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi nhưng ít khi gây đau.
Tuy nhiên, sau khi uống rượu, bia có thể gây ra kích thích mạnh đến các khối polyp khiến các triệu chứng xảy ra rõ ràng hơn, làm tăng nguy cơ polyp phát triển thành ác tính và dẫn tới ung thư đại tràng.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hình thành từ các khối u ác tính ở đại trực tràng. Khi bệnh ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thường không rõ ràng nên ít được người bệnh chú ý tới.
Dấu hiệu đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia cũng có thể cảnh báo ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số triệu chứng khác thường thấy như: đau bụng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp phát hiện muộn, các khối u ác tính có xu hướng di căn nhanh và tiên lượng sống thường rất thấp.
Phải làm gì khi bị đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia?
Ngừng sử dụng rượu, bia
Các tác hại mà rượu, bia gây ra cho sức khỏe cho người dùng đều đã được chuyên gia cảnh báo từ trước và khuyến cáo không nên sử dụng chúng một cách thường xuyên.
Do vậy, khi xuất hiện hiện tượng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu, bia, bạn cần ngừng sử dụng chúng ngay lập tức để tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn khi bị đi ngoài ra máu, niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương nặng nề hơn, thậm chí gây chảy máu ồ ạt và đe dọa đến tính mạng.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Người bệnh đi ngoài ra máu do bất kì nguyên nhân nào cũng nên hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, bạn cần bổ sung đầy đủ nước ít nhất 2 lít nước, giúp làm giảm tình trạng phân khô, cứng, tránh cọ sát với niêm mạc đường ruột, hạn chế được tối đa tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu, bia.
Bên cạnh đó, cần có một chế độ ăn uống phù hợp như sau:
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ, vitamin để giải nhiệt, giảm tình trạng táo bón như các loại rau, củ, quả: bơ, cà rốt, khoai lang, diếp cá, mồng tơi, thanh long, vừng đen… Bổ sung các loại trái cây giúp nhu động ruột già tốt hơn, có lợi cho đường tiêu hóa.
- Bổ sung thực phẩm giàu Magie như ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, rau dền, hải sản,… do khoáng chất Magie tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
- Nên ăn các thức ăn mềm giúp hạn chế tối đa tổn thương niêm mạc ruột; thực phẩm chứa vitamin C như táo, chanh, cam, bưởi, ổi sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng đặc biệt là khi cơ thể có tổn thương hoặc vết rách ở hậu môn, đại tràng…
- Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng; các loại thịt giàu protein như thịt bò, thịt dê, thịt trâu,… vì chúng là gia tăng tình trạng táo bón và đi ngoài ra máu thêm trầm trọng. Ngoài ra, không nên ăn socola và đồ ngọt vì làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp, phân giữ lại trong đường ruột thời gian dài, từ đó làm tăng khả năng táo bón và đi ngoài ra máu.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cafein, chứa cồn.
- Ăn đủ bữa, đúng giờ và đặc biệt không được bỏ bữa.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bạn cũng cần thay đổi thói quen hằng ngày lành mạnh hơn, cụ thể đó là:
- Tăng cường vận động hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh bằng cách thực hiện cách bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga…
- Không nên đứng, ngồi hay giữ một tư thế quá lâu, không mang vật quá nặng khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Tập thói quen đi đại tiện đều đặn, không nên nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu. Bởi điều này khiến phân cứng hơn, dẫn đến triệu chứng táo bón càng nặng hơn.
- Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn, sau khi đi vệ sinh cần rửa bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc, giúp các cơ quan được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày dài vận động mệt mỏi.
Thăm khám và điều trị
Khi có các biểu hiện như:
- Đi ngoài máu chảy nhiều, lượng lớn, thậm chí thành tia.
- Đau bụng dữ dội, lan ra sau lưng.
- Sốt cao.
- Sụt cân nhanh chóng, da xanh xao, nhợt nhạt, chóng mặt, mệt mỏi…
Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Tại đây, bác sĩ có thể kiểm tra các xét nghiệm chức năng cơ bản như chức năng gan thận, đường máu, công thức máu, siêu âm ổ bụng, nội soi đại tràng sigma hoặc trực tràng, kiểm tra búi trĩ và các nguyên nhân khác. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, uống thuốc đầy đủ, đúng liều và kết hợp với những thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sớm khắc phục được tình trạng bệnh, tránh để bệnh trở nặng hơn.
Giải pháp khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng
Để cải thiện sức khỏe đại tràng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Hiện nay, đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng cấp: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, nâng cao sức khỏe đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền với các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… kết hợp cùng nghiên cứu hiện đại là chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: Thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Cao Bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng quặn, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng cấp.
- Chống viêm, loét đại tràng và tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS dùng cho các đối tượng:
- Người bệnh mắc các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt…
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
- Người bị viêm đại tràng đã sử dụng thuốc Đông y, Tây y mà không cải thiện.
- Người có các triệu chứng như: đau bụng quặn, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân sống, gầy sút cân…
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Tin rằng, sau bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho bản thân. Nếu nhận thấy đường tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, hãy dừng ngay thói quen uống rượu, bia và đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://prestigeer.com/blog/pooping-blood-after-drinking
- https://www.medicinenet.com/binge_drinking_bleeding_blood_in_toilet_blood_on_stool_surface/multisymptoms.htm
- https://suckhoedoisong.vn/10-nguy-co-suc-khoe-khi-uong-nhieu-ruou-169181177.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn