Nhiều chị em gặp phải triệu chứng đi ngoài ra máu tươi sau quá trình vượt cạn nên vô cùng lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này, daitrangcothat.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả.
Mục lục
Đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguy hiểm không?
Triệu chứng đi ngoài ra máu sau sinh tưởng chừng đơn giản nhưng các chuyên gia cho rằng nó có thể tiềm ẩm nhều nguy cơ cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, các mẹ sau sinh cần thăm khám, theo dõi sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các nguyên nhân thông thường
Thay đổi nội tiết
Sản phụ sau sinh đi ngoài ra máu có thể do sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của cơ thể phụ nữ có thể thay đổi. Nhất là việc sử dụng các loại vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, vitamin E, A hoặc áp lực của thai nhi đến vùng khoang chậu cũng sẽ khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn. Nó sẽ làm cho các mạch máu ở vùng hậu môn sưng phù, khiến cho chị em dễ bị chảy máu khi đi đại tiện.
Nếu sau sinh đại tiện ra máu mức độ nhẹ do sự thay đổi của nội tiết tố thì chị em cũng không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tháng. Khi cơ thể thích nghi và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, triệu chứng này sẽ dần biến mất.
Kiêng khem quá mức
Việc ăn uống sinh hoạt kiêng khem quá mức cũng khiến chị em sau sinh đi ngoài ra máu tươi. Bên cạnh việc tẩm bổ thức ăn nhiều đạm, protein, các loại canxi, sắt, vitamin thì sau sinh chị em mệt mỏi, đau đớn nên thường ít vận động, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, ít bổ sung chất xơ và rau xanh… gây ra tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn, hệ quả là khiến chị em đi ngoài ra máu.
Để phòng ngừa đi ngoài ra máu sau sinh, chị em nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học theo gợi ý dưới đây:
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, khuyến cáo mỗi ngày lên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước.
- Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Không nên kiêng khem quá mức, thườn xuyên vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cũng giảm tình trạng táo bón và tránh đi ngoài ra máu.
- Hạn chế ngồi xổm để đề phòng sa búi trĩ
- Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định.
Táo bón sau sinh
Táo bón là triệu chứng thường gặp của chị em sau sinh. Đây là hiện tượng phân cứng, khô khó được đẩy ra ngoài hậu môn, gây trầy xước, chảy máu, đau rát ở hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Lúc đầu, lượng máu rất ít, khó thấy nhưng nếu để nặng, lượng máu nhiều hơn, dễ nhìn thấy và có thể thành tia.
Nguyên nhân của đi ngoài ra máu do táo bón ở phụ nữ sau sinh:
- Khi mới sinh, cơ thể người mẹ thường yếu và cần nghỉ ngơi nhiều, ít vận động khiến cho nhu động ruột yếu, phần phân lưu lại trong ruột lâu, cứng hơn gây táo bón.
- Khi mang thai và sau sinh, sản phụ thường bổ sung sắt, canxi và khoáng chất cũng khiến khó hấp thu, táo bón.
- Chế độ ăn của phụ nữ sau sinh thường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, giàu đạm, protein…, người mẹ có thể ít để ý ăn rau xanh, trái cây và uống nước gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dễ gây táo bón.
- Với phụ nữ sau sinh, nhất là sinh thường, vết rạch tầng sinh môn đau rát khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn, từ đó người mẹ dễ có tâm lý ngại đi đại tiện, nhịn đại tiện, lâu dần dễ gây táo bón sau sinh.
Điều trị táo bón ở phụ nữ sau sinh:
Sau khi sinh, việc dùng thuốc để điều trị táo bón thường rất hạn chế bởi nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vì vậy, để cải thiện tình trạng táo bón, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà dưới đây:
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung chất xơ giúp mềm phân và đi đại tiện được dễ dàng hơn
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung sữa, nước trái cây bởi thiếu nước sẽ khiến phân trở nên khô cứng và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
- Không nên nhịn đại tiên, tập thói quen đi đại tiện vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đều đặn hơn.
- Dù bận rộn hay mệt mỏi, chị em cũng nên cố gắng ngồi dậy, vận động đi lại nhẹ nhàng giúp nhanh hồi phục sức khỏe mà còn giúp nhu động ruột vận động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.
Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng, là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em sau sinh đi ngoài ra máu.
Đi ngoài ra máu sau sinh do trĩ là khá phổ biến, nguyên nhân bởi:
- Trong quá trình chuyển dạ, bà bầu rặn nhiều hoặc rặn không đúng cách, tử cung mở to tăng áp lực cho khoang chậu, tụ máu sưng phù phần hậu môn khiến các búi trĩ sa ra ngoài.
- Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống của bà bầu không phù hợp cộng với việc bổ sung canxi, sắt cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu táo bón và dẫn tới bệnh trĩ.
- Khi mang thai, trọng lượng cơ thể thai nhi ngày một lớn có thể tạo áp lực lên vùng trực tràng, hậu môn khiến cho các tĩnh mạch bị chèn ép, máu không được lưu thông dẫn tới bị căng lên làm giãn nở các mạch máu, hình thành bệnh trĩ.
- Trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone ở mẹ bầu tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng ứ máu khiến người đã từng bị trĩ dễ bị tái phát bệnh trở lại.
- Đặc biệt, chị em khi mang thai đã bị trĩ thì sau khi sinh nếu không giữ gìn sức khỏe có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí còn dẫn tới lòi dom.
Phương pháp điều trị:
Bị trĩ sau khi sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngay sau khi có dấu hiệu của bệnh, chị em nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá và có phương pháp điều trị sớm. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh:
- Điều trị nội khoa bảo tồn, giảm tối thiểu việc sử dụng thuốc để an toàn cho nguồn sữa mẹ.
- Biện pháp phẫu thuật khi bệnh có teher xảy ra biến chứng như chảy máu cấp tính, hoại tử búi trĩ (khi trĩ sa độ 4, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp tức có cầu nối giữa trĩ nội và trĩ ngoại).
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh trĩ, đi ngoài ra máu, chị em sau sinh nên tránh để bị táo bón bằng cách lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Tiến hành tập luyện cơ thịt khoang chậu và có chế độ tập luyện nhẹ nhàng để tránh táo bón và trĩ.
Đi ngoài ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn sau sinh là hiện tượng niêm mạc hậu môn có vết rách gây đau, rát. Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh thường bao gồm: đau đớn, nóng rát, chảy máu khi đi vệ sinh. Nứt kẽ hậu môn sau sinh thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì nó đều gây chảy máu hậu môn khi đi ngoài. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn sau sinh:
Không có nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh. Có thể có một vài giả thiết như trong quá trình chuyển dạ, hậu môn bị co thắt đột ngột. Sau khi sinh, một số sản phụ táo bón bị nứt kẽ hậu môn, các vết nứt kẽ ở niêm mạc chủ yếu là do khối lượng phân cứng.
Phương pháp điều trị:
Điều trị nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh bằng sử dụng thuốc, phẫu thuật và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
- Người bệnh uống thật nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày) và tăng cường các chất xơ trong bữa ăn: như rau cải, đậu, trái,… giúp làm memenf phân, không gây tổn thương lên hậu môn khi đi đại tiện và cũng phòng bệnh tái phát.
- Bác sĩ có thể kê một số thuốc làm mềm phân để làm giảm triệu chứng đau và chảy máu, sử dụng thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hay ức chế calci giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng nứt.
- Ngoài ra, phẫu thuật là lựa chọn sau cùng để điều trị vết nứt hậu môn sau sinh mãn tính không đáp ứng điều trị bảo tồn.
Sửu dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn có khiến chị em sau sinh gặp một số tác dụng phụ như nhức đầu, bốc hỏa đỏ mặt, tụt huyết áp…làm bệnh nhân nứt hậu môn sau sinh không thể tiếp tục với liều điều trị kéo dài nhiều tuần. Đối với trường hợp bệnh có triệu chứng nặng, sản phụ nên đến phòng khám uy tín hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì? Làm cách nào cải thiện?
Đi ngoài ra máu tươi do Polyp hậu môn
Polyp hậu môn là những khối u thịt có hình elip có nhiều kích thích to nhỏ khác nhau hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn di chuyển trong đường ruột, chúng có thể sa hẳn ra ngoài hậu môn nên rất dễ nhầm với bệnh trĩ.
Đi ngoài ra máu tươi cũng là dấu hiệu điển hình khi xuất hiện những polyp hậu môn. Chúng có thể xảy ra bất cứ khi nào ngay cả khi sản phụ không bị táo bón, đôi khi lượng máu chảy nhiều khiến người bệnh dễ bị thiếu máu trầm trọng.
Triệu chứng của polyp hậu môn gần giống như bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh, chị em thường cảm thấy: ngứa ngáy khó chịu, buốt, đau, rát bên trong hậu môn, người bệnh cảm thấy mệt mỏi…
Nguyên nhân gây polyp hậu môn ở phụ nữ sau sinh:
- Như chia sẻ ở trên, chị em sau sinh dễ bị táo bón, phải dồn lực mới có thể rặn và tống phân ra bên ngoài. Do phân khô, cứng nên khi đi qua hậu môn, bị cọ sát vào niêm mạc và để lại vết xước dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Vệ sinh hậu môn không đúng cách, không sạch sẽ dễ các bệnh lý và nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống không khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp ống tiêu hóa do chúng có khả năng gây ra sự kích ứng đối với hệ tiêu hóa, trong đó có hậu môn. Chức năng của hậu môn vì thế cũng bị ảnh hưởng và các polyp dễ phát triển.
Phương pháp điều trị:
Để điều trị polyp hậu môn cần phải dựa vào vị trí, kích thước khối polyp và mức độ bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị polyp hậu môn hiệu quả nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp chữa bệnh như sau:
- Phương pháp nội khoa sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp giảm đau, chống viêm nhiễm, cầm máu và ngăn ngừa sự phát triển của các khối polyp.
- Phương pháp ngoại khoa dùng trong trường hợp các khối polyp tiến triển lớn với kích thước trên 2cm và biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có thể đưa ra các lựa chọn cho người bệnh: nội soi, làm khô, dùng tia hồng ngoại, đông lạnh…
Đi ngoài ra máu sau sinh do sa trực tràng
Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài. Sa trực tràng là tình trạng một phần của trực tràng bị sa xuống hoặc trượt ra khỏi hậu môn. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như loét trực tràng, co thắt trực tràng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Cho đến nay vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào dẫn tới bệnh sa trực tràng, song các bác sĩ cho rằng, phần lớn là do các yếu tố bao gồm:
- Trong quá trình mang thai, sinh con qua đường âm đạo, tê liệt cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương cột sống hoặc lưng cũng có thể gây sa trực tràng
- Người bệnh mắc táo bón mãn tính hoặc tiền sử tiêu chảy
- Chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông…
Để điều trị sa trực tràng, nếu mức độ bệnh nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc làm mềm phân và bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh mức độ nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật sa trực tràng càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, để ngăn ngừa sa trực tràng, người bệnh cũng nên cố gắng tăng cường bổ sung chất xơ, uống đầy đủ nước và vận động thường xuyên. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cũng tránh khuân vác nặng vì điều này có thể gây áp lực lên cơ ruột dễ dẫn đến sa trực tràng, nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm bệnh.
Đi ngoài ra máu sau sinh do viêm đại tràng
Đại tràng là bộ phận cuối cùng, gần với hậu môn. Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài ra máu.
Chị em phụ nữ sau sinh dễ mắc viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân:
- Sau khi sinh, cơ thể chị em mệt mỏi, còn đau nên hạn chế hoạt động khiến nhu động ruột giảm co bóp, phân ứ đọng lại, lưu lại tại ruột lâu hơn dẫn tới phân khô cứng, người bệnh bị táo bón gây ra bệnh viêm đại tràng.
- Bên cạnh đó, sau khi sinh, chế độ ăn uống của sản phụ không cân bằng, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đạm, ít rau xanh, chất xơ cũng khiến nhiều chị em mắc viêm đại tràng sau sinh.
Vì cho con bú, nên điều trị viêm đại tràng cho phụ nữ sau sinh cũng khá khắt khe, sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, điều trị viêm đại tràng cho chị em sau sinh cần chú ý:
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị dưới sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây tươi
- Thường xuyên vận động thể thao để nâng cao sức khỏe và giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn
- Nên cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng.
☛ Tham khảo thêm: Bật mí cách chữa bệnh đại tràng tại nhà an toàn
Bên cạnh đó, có thể sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh hỗ trợ điều trị viêm đại tràng . Sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, bao gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, ImmuneGamma, 5-HTP.
Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng:
- Người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
- Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu.
- Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có kết quả.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Ung thư trực tràng
Trực tràng là phần nối giữa đại tràng và hậu môn. Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào trong trực tràng đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra, ung thư trực tràng có thể khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại trực tràng gọi là polyp. Một số dạng polyp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm như polyp tuyến.
Nếu chị em bị ung thư trực tràng thì sau sinh chị em đi ngoài cũng có thể thấy triệu chứng đi ngoài ra máu. Nguyên nhân bởi ung thư trực tràng gây ảnh hưởng đến ruột già. Khi chịu tác động như vậy dẫn đến hiện tượng viêm, kích ứng và dẫn đến phản ứng của cơ thể là chảy máu.
Để điều trị ung thư trực tràng, bác sĩ bao gồm hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau:
- Cắt bỏ polyp
- Phẫu thuật khối khu: phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở
- Hóa trị
- Xạ trị
Bên cạnh đó, chị em hoàn toàn có thể phòng tránh ung thư trực tràng bằng cách thăm khám, kiểm tra đại trực tràng thường xuyên. Polyp tiền ung thư thường không có triệu chứng rõ ràng, chúng ta chỉ có thể biết được qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được coi là biện pháp phòng bệnh cụ thể nhất.
Ngoài ra, ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn mỡ động vật, tránh nguy cơ béo phì và có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Đại tiện ra máu tươi không đau cảnh báo bệnh lý gì?
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn