Trong vài năm trở lại đây, hội chứng ruột kích thích ở trẻ em ngày một gia tăng. Trẻ bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, đôi khi có những đợt tiêu chảy hoặc táo bón… tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ. Vậy để hiểu hơn về bệnh và có phương pháp phòng ngừa, điều trị từ sớm cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
- Thế nào là hội chứng ruột kích thích ở trẻ em?
- Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
- Triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
- Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ
- Hội chứng ruột kích thích ở trẻ có nguy hiểm không?
- Điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ
- Kết hợp Tràng Phục Linh Plus đẩy lùi hội chứng ruột kích thích
Thế nào là hội chứng ruột kích thích ở trẻ em?
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi đi khám thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào xuất hiện ở niêm mạc ruột. Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng: tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng lặp đi lặp lại.
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 5-20% trẻ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, trẻ em có tiền sử đau bụng tái phát nhiều lần có nguy cơ mắc IBS ở tuổi vị thành niên và trưởng thành. Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là dạng rối loạn chức năng tiêu hóa, nguyên nhân bởi những thay đổi trong hoạt động của đường tiêu hóa mà không có tổn thương niêm mạc. Khi trẻ mắc hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột của trẻ bị rối loạn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc di chuyển quá nhanh, khiến trẻ nhỏ gặp phải một nhóm các triệu chứng như đau bụng, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, đầy hơi, chướng bụng kèm theo tiêu chảy, táo bón.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính theo các triệu chứng dưới đây:
- IBS-D (thường xuyên tiêu chảy)
- IBS-C (thường xuyên táo bón)
- IBS-M (thường xuyên tiêu chảy và táo bón)
- IBS-U (Không tiêu chảy hay không táo bón)
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên nào cứu rõ ràng về nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hội chứng này chủ yếu được kết hợp bởi các yếu tố: gen di truyền, môi trường và căng thẳng:
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích. Các chuyên gia cũng nghiên cứu và tìm thấy một số gen làm tăng sự nhạy cảm của đường ruột làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể, nếu một hoặc cả hai bố mẹ mắc hội chứng ruột kích thích thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn những đứa trẻ khác.
Yếu tố môi trường
Trẻ em thường nhạy cảm đối với một số loại thực phẩm, nhất là với những trẻ mắc hội chứng kích thích, ruột có độ nhạy cảm ở vùng bụng cao hơn những trẻ không mắc bệnh. Trẻ ăn nhiều những thực phẩm giàu chất béo, đường, thực phẩm ô nhiễm có thể kích thích và làm tăng nhu động ruột gây ra các cơn đau do co thắt đại tràng. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý lựa chọn kĩ lưỡng những thực phẩm đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe đường ruột của gia đình.
Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Stress, căng thẳng thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, nó có thể làm tăng tốc độ hoạt động của ruột già và làm chậm hoạt động ở dạ dày dẫn tới triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, khi trẻ em mệt mỏi, stress khiến các triệu chứng càng trở lên rõ ràng hơn.
Yếu tố nguy cơ khác
Trẻ em bị viêm ruột hoặc viêm dạ dày cũng là một trong những lý do làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng gây nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Tùy từng cơ địa mà dấu hiệu hội chứng ruột kích thích ở mỗi trẻ đều khác nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng thông thường cần chú ý:
Dấu hiệu đau bụng
Với hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, đau bụng được xem là triệu chứng điển hình nhất. Trẻ em thường đau bụng từ mức độ nhẹ đến nặng, đau dữ dội và quặn bụng. Cơn đau có thể hết sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, nếu cha mẹ để ýcó thể thấy, trẻ đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Vị trí đau bụng có thể đau dọc khung đại tràng. Cảm giác đau có thể chỉ 1 – 2 ngày hoặc có thể đau triền miên, hoặc vài ngày mới đau 1 lần.
☛ Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ đau quặn bụng từng cơn
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ có thể tiêu chảy hoặc táo bón hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón đi kèm. Trẻ đi ngoài tiêu chảy phân lỏng nước, phân sống và kèm theo cảm giác mót rặn, đi đại tiện thường xuyên, vừa đi xong lại có cảm giác chưa hết phân muốn đi tiếp, trong phân có thể dính chất nhầy
Dấu hiệu khác đi kèm
Trẻ có dấu hiệu đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, xì hơi nhiều mà bụng vẫn căng.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Trước tiên, để chẩn đoán trẻ có mắc hội chứng ruột kích thích hay không, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu về bệnh sử của bé:
- Gần đây bé có sử dụng loại thuốc nào không?
- Gia đình có ai mắc hội chứng ruột kích thích không?
- Gần đây bé có gặp vấn đề về tâm lý nào không?
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm để kiểm tra nhiễm trùng và viêm:
- Nội soi: giúp kiểm tra các tổn thương tại niêm mạc
- Thử nghiệm dung nạp lactose (lactose tolerance test): Kiểm tra có gặp chứng không dung nạp lactose hay không
- Xét nghiệm phân: giúp kiểm tra máu trong phân và những tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc đường tiêu hóa, kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem trẻ có bị thiếu máu, nhiễm trùng hay bị bệnh do viêm hay kích ứng hay không
Ngoài tìm hiểu bệnh sử và làm các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể cần theo dõi một số dấu hiệu đi kèm như sút cân, nôn mửa, sốt không lý do, tiêu chảy ra máu, chậm phát triển, gan to… để chẩn đoán chính xác hơn.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, không làm thay đổi mô ruột hoặc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ, nhất là các triệu chứng của bệnh ở trẻ thường không rõ ràng nên cha mẹ rất khó xác định bệnh để có phương pháp can thiệp từ sớm. Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh hội chứng ruột kích thích với trẻ em:
- Các triệu chứng của bệnh tái phát thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống không hấp thụ, sụt cân, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển và trí não, học tập, chất lượng cuộc sống.
- Triệu chứng của bệnh khiến trẻ đau đớn, mất tự tin ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của trẻ.
- Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích không được can thiệp có thể bị bệnh trĩ.
Điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Việc điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mong muốn của gia đình. Ngoài ra, còn tùy vào sức khỏe, lứa tuổi và tiền sử bệnh của mỗi trẻ thì sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, với hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, hầu hết cha mẹ đều mong muốn có biện pháp điều trị an toàn bằng chế độ ăn uống, sử dụng men tiêu hóa…. Nếu những phương pháp đó không cải thiện được triệu chứng của bệnh thì mới dùng thuốc để điều trị.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp
- Cho bé ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, vitamin, ăn nhiều rau xanh, củ quả, các chất xơ
- Hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn vặt, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, các loại đồ khó tiêu, dễ sinh hơi, đồ ngọt, chất có gas, chất kích thích, …
- Không nên cho trẻ ăn quá no cũng như để bụng quá đói, sẽ khiến bé ăn nhiều vào bữa sau
- Bổ sung probiotics giúp tăng lợi khuẩn, phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn xây dựng thực đơn khoa học cho người bị IBS
Chế độ tập luyện là rất cần thiết
- Nên tập cho bé đi đại tiện mỗi ngày, tạo thói quen đại tiện vào mỗi sáng hoặc tối bằng cách xoa bụng cho con để tạo cảm giác muốn đi đại tiện
- Cho trẻ vận động hằng ngày bằng cách dạo chơi, đi bộ thể dục.
- Cho trẻ vui chơi để thoải mái tinh thần, tránh để bé lo lắng, căng thẳng, lo âu, tránh tạo áp lực cho trẻ trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt mà triệu chứng bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc chống co thắt đại tràng (Hyoscine, Cimetropium và Pinaverium): giúp kiểm soát tốt các cơn co thắt đại tràng từ đó làm giảm triệu chứng đau bụng do hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.
- Thuốc chống tiêu chảy (Loperamide): Giúp làm chậm quá trình di chuyển của phân đi qua ruột già từ đó giúp phân rắn và tạo thành khuôn chống tiêu chảy.
- Thuốc trầm cảm (Tricyclic): giúp an thần, điều tiết hoạt động của ruột và giảm cảm giác đau bụng dữ dội, ngoài ra giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Thuốc ức chế tái hấp thu (Serotonin) liều thấp để tăng hiệu quả chữa bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
Kết hợp Tràng Phục Linh Plus đẩy lùi hội chứng ruột kích thích
Song song với việc sử dụng thuốc hay chế độ ăn uống sinh hoạt thì sử dụng sản phẩm từ thảo dược – Tràng Phục Linh PLUS là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả.
Tràng Phục Linh Plus là thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, là sự kết hợp của 4 thảo dược Y học cổ truyền là Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Hoàng bá, Bạch thược với 2 hoạt chất 5-HTP và ImmuneGamma giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột. Sản phẩm không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội. Đây cũng là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Do Tràng Phục Linh Plus được chiết xuất từ những thảo dược tự nhiên nên rất tốt cho đường tiêu hóa và mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ cho đường tiêu hóa như:
- Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Hỗ trợ quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng cơ năng/ co thắt)
- Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,… và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách dùng Tràng Phục Linh Plus cho trẻ em:
- Tràng Phục linh Plus chỉ nên dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên
- Nên dùng 2 viên/ 1 ngày, uống mỗi lần 1 viên vào sáng, chiều
- Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn khoảng 1 giờ
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY.
Trên đây là những thông tin cụ thể về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Trước khi cho bé dùng phương pháp điều trị nào, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp kết hợp với việc ăn uống lành mạnh mỗi ngày, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn và điều trị dứt điểm tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe có thể xảy ra. Nếu bạn còn băn khoăn về hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh về đường ruột, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn