Bệnh đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa nên việc kiêng gì để triệu chứng bệnh không tái phát và bệnh được khỏi hoàn toàn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên tùy từng thể trạng mà mỗi người cần có kế hoạc kiêng cữ cho mình. Dưới đây là một số thứ mà người bị bệnh đại tràng cần kiêng.
Mục lục
Người bị bệnh đại tràng kiêng gì
Đại tràng là gì?
Đại tràng là đoạn cuối cùng của đường tiêu hóa có chức năng chứa các chất bã của thức ăn đã tiêu hóa cho đến khi chúng được thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng phân. Cử động của đại tràng diễn ra khi ruột thẳng (đoạn cuối cùng của đại tràng) bị đầy và cơ vòng hậu môn (cơ thắt hậu môn) mở ra.
Bệnh đại tràng
Theo các chuyên gia, bệnh đại tràng thường khởi phát sau khi người bệnh mắc chứng viêm đường tiêu hóa cấp tính do sự xâm nhập và tấn công từ một số loại vi khuẩn kí sinh thông qua đường ăn uống mà không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh đại tràng
Đau bụng
Đây là triệu chứng đầu tiên, không thể bỏ qua của bệnh đại tràng, người mắc bệnh đại tràng thường xuyên bị các cơn đau bụng hành hạ. Cơn đau âm ỉ ở hố chậu trái, phải và đau dọc khung đại tràng. Một vài trường hợp đau tăng sau khi ăn số còn lại đau sau lúc đói hoặc đau sau khi đại tiện.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường thấy của người mắc bệnh đại tràng. Người bệnh bị đi ngoài lúc phân lỏng, khi táo bón. Ngoài ra, phân sẽ không thành khuôn như người thường mà thường nát, đi nhiều lần trong một ngày.
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Người bệnh luôn có cảm giác bụng căng tức, khó chịu, thậm chí còn có thể xuất hiện chảy máu trực tràng, phân có lẫn nhày.
Chướng bụng, khó tiêu, dấu hiệu bệnh đại tràng
Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh đại tràng thế nào?
Chế độ ăn hợp lý cần được tuân thủ nhằm kiểm soát tốt bệnh, ổn định chức năng đại tràng, hạn chế các triệu chứng và giảm tái phát các triệu chứng bệnh
Bệnh đại tràng không thể chữa khỏi hoàn toàn, lại hay tái phát, và nếu không được kiểm soát tốt, việc tái phát thường xuyên có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, hình thành polyp đại tràng và gây ung thư đại tràng. Chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng của bệnh.
Xem chi tiết: Bệnh co thắt đại tràng có nguy hiểm không
Người bệnh đại tràng kiêng gì?
Sau đây là một số lưu ý mà người mắc bệnh đại tràng nên kiêng:
Giảm bớt đồ ăn nhiều đạm, nhiều chất
Bác sĩ lý giải tình trạng đi ngoài, đau bụng, khó chịu bụng khi ăn đồ tanh, nhiều dầu mỡ như sau:
- Mùi tanh làm tăng cảm giác yếu tố thần kinh. Có những người không có vấn đề gì về tiêu hóa nhưng khi ăn đồ tanh lại cảm giác buồn nôn, khó chịu. Chính cảm giác đó làm tăng nhu động ruột và sẽ làm phân tống ra nhanh hơn.
- Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa như bệnh đại tràng thì tình trạng tăng nhu động ruột tăng lên, gây cảm giác khó chịu và tống phân ra ngoài nhanh hơn người thường.
- Vậy nên, bệnh nhân nào có thói quen ăn tôm, cua, cá hay thích thú với đồ tanh thì không ảnh hưởng gì, nhưng bệnh nhân nào không quen, không thích thú với đồ tanh thì cũng nên hạn chế.
- Hơn nữa, vị tanh là vị mà người bệnh rất khó chấp nhận, bởi, các triệu chứng của bệnh làm người ta mệt mỏi, chán ăn, mùi vị tanh làm cho người bệnh thêm khó chịu, không thích.
Giảm bớt thực phẩm nhiều đạm
- Lượng đạm nạp vào cơ thể phải tương ứng với lượng men tiêu hóa đạm thì cơ thể mới hấp thu hết. Nếu lượng đạm vào cơ thể quá nhiều, men tiêu hóa đạm không đủ sẽ gây khó chịu và đi ngoài.
- Những người ngày bình thường vẫn ăn nhiều đạm, theo nhu cầu thì không có vấn đề gì, nhưng với những người ngày thường ít ăn đạm mà tự nhiên ăn nhiều hơn thì sẽ bị kích thích và tống ra ngoài.
- Kể cả những người bình thường, không có bệnh lý về tiêu hóa, đi ăn tiệc một hôm với quá nhiều thực phẩm giàu đạm là cũng có thể thấy nặng bụng, khó chịu và đi ngoài. Hoặc ăn đồ khác lạ vào sẽ thấy người khó chịu, muốn nôn ọe, bụng ậm ạch…
Hạn chế nhưng không có nghĩa là người bệnh mắc bệnh đại tràng cần quá kiêng khem đồ ăn tanh, và chất đạm, dầu mỡ, bởi trong thực phẩm tanh như cá, tôm, cua… có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối, với đầy đủ các chất theo một tỷ lệ thích hợp. Bởi, ăn cái gì nhiều quá hay ít quá thì đều không tốt cho cơ thể.
Để khắc phục tình trạng sợ đồ tanh, đồ đạm và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh nên tập ăn các loại thực phẩm này từng chút một, ăn phối hợp với các loại thực phẩm khác và tìm cách chế biến để giảm mùi tanh, giảm dầu mỡ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Kiêng đồ tanh
Gỏi cá – thực phẩm cần loại bỏ trong bữa ăn của người bệnh đại tràng
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh mắc bệnh đại tràng cần kiêng đồ tanh, việc người bị đại tràng có cần kiêng khem trong dinh dưỡng hàng ngày, không phải ai bị viêm đại tràng cũng phải kiêng đồ tanh, kiêng thực phẩm giàu đạm.
Dân gian quan niệm khi bị bệnh đại tràng, đi ngoài cần kiêng đồ tanh, để không làm bệnh tình nặng thêm. Bởi thực tế có trường hợp người bị viêm đại tràng ăn đồ tanh cảm thấy cơ thể khó chịu, nặng nề.
Kiêng những đồ uống có ga, chất kích thích
- Bia rượu khi sử dụng nhiều sẽ tác động mạnh vào đường ruột, khiến nhu động ruột của ống tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng mất tác dụng, làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, làm thay đổi quá trình sinh hóa tái hấp thu và đào thải ở đại tràng.
- Cà phê, trà, nước ngọt có ga cũng chứa nhiều chất kích thích làm cho người bệnh khó có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh.
- Cà phê là một thức uống có axit cao, do đó sử dụng nhiều cà phê sẽ tạo ra các phản ứng axit trong dạ dày, gây nên những triệu chứng đau bụng, khó tiêu và khó chịu ở phần bụng dưới.
- Nước giải khát có ga là đồ uống có thể gây đầy hơi và sình bụng.
Các đồ muối, lên men, nhiều gia vị
Một số đồ ăn chua như dấm, dưa muối, hành muối, cà muối và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt cũng là những thực phẩm rất có hại cho người mắc bệnh đại tràng. Chúng sẽ kích thích mạnh lên thành ruột, làm các vết loét thêm tổn thương và khiến các triệu chứng viêm đại tràng càng thêm nghiêm trọng.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Người viêm đại tràng nên hạn chế uống sữa tươi, đồ ăn nhiều đường, mật ong, bánh kẹo ngọt, socola… bởi chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, socola chứa phần lớn đường và caffeine – tác nhân gây hiện tượng co thắt đại tràng và tăng số lần đi ngoài ở người bị viêm loét đại tràng.
Chất xơ không tan và những đồ ăn cứng
Khi đại tràng bị viêm thì có thể xuất hiện các ổ viêm loét. Do đó, khi ăn những đồ ăn cứng, nhiều chất xơ sẽ khiến người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, những thức ăn này khi vào đến đại tràng sẽ gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương thêm và làm bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người bệnh viêm đại tràng nên kiêng sử dụng là các loại hạt cứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hành củ, dứa, hoa quả khô…
Thực phẩm sống, lạnh, để lâu
Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch để phòng tránh viêm đại tràng và các bệnh về đường tiêu hóa. Các đồ tanh, lạnh, sống (nem chua, gỏi, rau sống…) làm cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các đồ tanh như hải sản khi sử dụng cũng sẽ khiến cho đại tràng bị kích thích. Biểu hiện rõ nhất là các cơn đau bụng, đầy hơi với tần suất liên tục. Ngoài ra, các loại hải sản có chứa nhiều vi khuẩn kí sinh, do đó dễ gây đau bụng, đi ngoài hay nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho bệnh đại tràng trong khẩu phần ăn hằng ngày như đậu phụ, thịt nạc, cá nạc, sữa không có lactose, khoai tây, bí ngô, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau cải…
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì
Những sai lầm khiến người bị hội chứng ruột kích thích khó khỏi
Cách phòng ngừa bệnh đại tràng hiệu quả
- Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, theo các chuyên gia, người bệnh nên ăn những loại thức ăn:
- Gạo lứt
- Khoai tây
- Thịt nạc
- Sữa chua
- Sữa đậu nành…
2. Không chỉ vậy, tùy tình trạng triệu chứng của bệnh mà bệnh nhân nên bổ sung trong các bữa ăn những loại rau củ, rau xanh:
- Rau ngót
- Rau cải…
3. Người bệnh nên chế biến các món anh theo dạng hấp, luộc thay vì ăn các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày
4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi và điều chỉnh bữa ăn sao cho phù hợp, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
5. Tuyệt đối không ăn đồ ăn ôi thiu, thực phẩm không rõ nguồn gốc
6. Mắc bệnh đại tràng không ăn đồ cay nóng như ớt tươi, mù tạt, bột ớt… và hạn chế ăn các loại đồ lên men như dưa, cà hay đồ tươi sống
7. Nên kiêng hẳn các loại chất kích thích đồ uống rượu bia, thuốc lá.
8. Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh.
9. Nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần và tiến hành các xét nghiệm nếu phát hiện bệnh có phương án điều trị kịp thời trước khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
>>> Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt hiệu nghiệm
Với bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bạn nên điều trị giảm triệu chứng, loại bỏ nguyên nhân, kết hợp với thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS giúp giảm căng thẳng lo âu, giảm stress kích thích gây co thắt đại tràng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống, dành cho các trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài…
Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được chuyên gia tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến đại tràng
Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn