Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) là hiện tượng rối loạn chức năng ruột già nhưng không gây viêm loét tại ruột, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Các triệu chứng của bệnh gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong bài viết này, mời các bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích.
Mục lục
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt. Các triệu chứng của bệnh diễn biến từng đợt khi nặng, lúc nhẹ, chúng xuất hiện mọt cách đột ngột nhưng dai dẳng, nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Bệnh gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng, nhưng không có tổn thương thực tể tại niêm mạc ruột.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng ruột kích thích chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi.
Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường nổi bật tại hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có biểu hiện tại các cơ quan khác, những triệu chứng này thường kéo dài và lặp đi lặp lại, bao gồm:
Đau bụng
Ở người mắc hội chứng ruột kích thích, cơn đau bụng có đặc điểm sau:
- Đau bụng lan tỏa, không tập trung vào một vùng bụng cố định. Đau thành cơn, quặn thắt ở vùng hạ vị, nửa bụng phải, nửa bụng trái và có thể ở vùng thượng vị.
- Khi cơn đau trở nên cục bộ, rõ ràng hoặc không liên tục, đó không phải là IBS mà là một dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn.
- Cơn đau quặn tăng lên sau khi ăn hay căng thẳng, lo lắng. Cảm giác đau giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện.
Táo bón xen kẽ tiêu chảy, tính chất phân thay đổi
- Táo bón, tiêu chảy xen kẽ thành từng đợt, không cố định
- Phân lúc vón cục nhỏ như phân dê, lúc lỏng kèm theo nhầy
- Sau khi đại tiện xong có cảm giác đi không hết phân, lại muốn đi tiếp.
- Sau khi vừa đi tiêu xong lại có thể muốn tiếp tục đi tiếp
- Đi ngoài thường vào buổi sáng hoặc sau khi ăn
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
- Những thời điểm xảy ra chướng bụng, đầy hơi thường vào tầm chiều sau tăng dần.
- Ăn uống khó tiêu, hay sôi bụng ọc ọc.
- Buồn nôn hoặc nôn tái phát, có cảm giác có cục vướng ở họng.
Triệu chứng toàn thân khác
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.
- Rối loạn tâm lý, lo lắng, trầm cảm…
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng nó liên quan đến rối loạn nhu động ống tiêu hóa và tăng tính nhạy cảm của ruột già. Để hiểu rõ hơn, dưới đây là những yếu tố gây nên hội chứng ruột kích thích
Rối loạn nhu động ruột
Cơ chế chuyển hóa: Thức ăn đi qua ruột vào dạ dày được tiêu hóa một phần và chuyển xuống ruột non, thức ăn được hấp thu tại đây và các chất dư thừa cặn bã được chuyển xuống ruột già thải ra ngoài.
Thức ăn được tiêu hóa, vận chuyển là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự co bóp của ruột đều gây ra các vấn đề tiêu hóa: ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, tiêu chảy, táo bón,…
- Nếu mắc hội chứng ruột kích thích thì quá trình co bóp này sẽ bị thay đổi dẫn tới tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa bị quá nhanh sẽ làm cho các nhu động ruột tăng cao khiến sự co bóp để tống phân ra ngoài liên tục dẫn đến tình trạng phân lỏng nát.
- Nếu tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá chậm, nhu động đại tràng giảm co bóp để đẩy phân ra ngoài sẽ gây tình trạng táo bón vì quá nhiều nước được hấp thụ, phân sẽ cứng và khô đại tiến sẽ khó
Trong trường hợp ăn quá nhanh và ăn quá nhiều một lúc cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột.
Ăn quá nhiều, quá nhanh khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải là nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Do tính nhạy cảm của ruột
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích cũng do tăng tính nhạy cảm của ruột. Các dây thần kinh trong hệ thống tiêu hóa phát ra tín hiệu đến não bộ để cho biết bạn đang cần vào nhà vệ sinh hay không? Với những người bình thường có thể tựu điều khiển chức năng tiêu hóa để rở về bình thường. Nhưng với những người mắc hội chứng ruột kích thích thì tính nhạy cảm của thần kinh ruột luôn ở mức cao nên chỉ cần một dấu hiệu bất thường như căng thẳng, thời tiết… Cũng có thể dẫn tới hiện tượng đau bụng và cần đi ngoài ngay tức khắc.
Yếu tố thực phẩm
Qua các nghiên cứu, người ta cho rằng thực phẩm cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh. Nếu thường xuyên ăn phải các loại thức ăn không hợp vệ sinh (ví dụ những thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc amip), rượu, bia, đồ chua cay…thì các triệu chứng sẽ bùng phát mạnh hơn.
Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là điều rất cần thiết đối với người bị hội chứng ruột kích thích. Điều đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích được tốt hơn.
Bên cạnh đó cần xây dựng một lối sống khoa học: thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ sẽ giúp tinh thần sảng khoái, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khoa học cho người mắc hội chứng ruột kích thích được nâng cao có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.
Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc chứng ruột kích thích. Điều này không chỉ xảy ra đối với những bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này, mà đối với nhiều người không bị mắc bệnh, sự căng thẳng, tâm lý lo âu cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nhiều người sau tác động của stress, căng thẳng hay gặp chuyện buồn, lo lắng làm ruột co bóp quá mức bình thường gây tiêu chảy…Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết khiến sức khỏe, thần kinh được thoải mái, cuộc sông được thư thái.
☛ Tham khảo thêm: Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Những ai có nguy cơ cao bị hội chứng ruột kích thích?
Theo thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 10 – 15 người mắc hội chứng ruột kích thích. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.
Hội chứng ruột kích thích bắt đầu khởi phát ở lứa tuổi vị thành viên trở lên, những bệnh nhân tuổi dưới 35 chiếm tới 50%. Những người trên 50 tuổi cũng có nguy cơ cao hơn hẳn.
Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng có liên quan tới yếu tố gia đình. Người ta cho rằng những người có cha mẹ đã từng mắc bệnh này thì có nguy cơ cao hơn.
Một vài yếu tố nguy cơ khác của bệnh:
- Người thường xuyên phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống
- Có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, nhức đầu
- Thường xuyên sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Từng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa chẳng hạn như nhiễm khuẩn salmonella
Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc hội chứng ruột kích thích nên kiểm tra sức khỏe định kì giúp phát hiện bệnh và có những biện pháp điều trị bệnh sớm nhất, tránh tình trạng bệnh nặng và điều trị gặp khó khăn.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng thực đơn khoa học cho người bị IBS
Làm sao để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích?
Chính vì chưa thể xác định được rõ ràng các nguyên nhân gây bệnh, nên hiện tại người ta chưa biết cách nào để ngăn chặn bệnh xảy ra. Hội chứng ruột kích thích cũng chưa có thuốc đặc trị khỏi hẳn. Do đó, chúng ta chỉ có thể cố gắng kiểm soát lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế sự bùng phát của các triệu chứng một khi đã mắc bệnh.
Sau đây là các lưu ý cụ thể:
- Chế độ ăn khoa học: Nên vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn và dụng cụ nấu ăn và nên giảm thiểu gia vị. Nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, có ga, và có chất kích thích.
- Hoạt động thể chất: Nên có chế độ thể dục thể thao hợp lý, hợp với sức khỏe, tập những môn thể thao để nâng cao sức khỏe, tốt cho nhu động ruột như: đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở, Yoga, xoa bóp, bấm huyệt
- Tâm lý: Việc giữ vứng tâm lý sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc bệnh này bởi căng thẳng, mệt mỏi, lo âu là nguy cơ làm khởi phát và gia tăng hội chứng ruột kích thích.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Thường xuyên tập luyện và ngủ đủ giấc, tránh thức đêm và tránh xa thuốc lá, bia rượu. Bạn nên có kế hoạch khám và kiểm tra sức khỏe định kì để biết sức khỏe của mình và phát hiện sớm bệnh tật.
Ngoài ra việc lựa chọn và sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực. Tràng Phục Linh Plus với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Sản phẩm hướng tới các lợi ích nổi bật:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột,
- Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Để tìm nơi mua sản phẩm dành cho Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn