Hội chứng ruột kích thích bắt đầu bằng những cơn đau bụng, đi ngoài, táo bón. Sự xuất hiện này đến rồi lại đi không báo trước. Bạn không biết đó là dấu hiệu của bệnh gì? Để chắc chắn bạn có thể đi khám bác sĩ. Vậy bác sĩ sẽ kết luận ra bệnh của bạn bằng cách nào? Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin về bệnh.
Căn cứ triệu chứng bệnh để chẩn đoán hội chứng kích thích ruột
Hội chứng kích thích ruột là gì?
Hội chứng kích thích đường ruột, hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là: co thắt đại tràng, đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Hội chứng kích thích đườngruột được phân làm 4 nhóm chính:
- IBS – D: Hay tiêu chảy
- IBS – C: Hay táo bón
- IBS – M: Vừa tiêu chảy vừa táo bón
- IBS – U : Không hay tiêu chảy cũng như táo bón
Những rối loạn chức năng đường ruột này bao gồm đau bụng và các thay đổi về mô típ nhu động ruột mà không có bằng chứng là do bất kỳ thương tổn nào gây ra. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, có thể ảnh hưởng tới học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Các rối loạn như lo âu, trầm cảm, mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh.
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Nguyên nhân gây hội chứng kích thích đường ruột
Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hội chứng kích thích đường ruột. Dưới đây là một số giả thuyết về nguyên nhân mà các chuyên gia đưa ra:
Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa: Các bức thành của ruột được lót bằng lớp cơ, co bóp ở một nhịp phối hợp khi chúng thực hiện chức năng vận chuyển thức ăn. Trong hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường, gây ra các triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
Rối loạn nhu động ruột: Nhu động ruột hoạt động không đều, lúc tăng quá mức thì gây ỉa chảy, giảm quá mức thì gây táo bón.
Sự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruột: Sự bất thường của hệ thống thần kinh ruột làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích. Khi hệ thần kinh trung ương bị kích động bởi các yếu tố như: stress, lo lắng, áp lực công việc… sẽ tác động ngược trở lại hệ thần kinh ruột, làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích.
Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa
Phương pháp chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột
Xác định các triệu chứng của bệnh mà bạn gặp phải
Để xác định được bệnh, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về vấn đề đang làm phiền bạn để đánh giá và chẩn đoán bệnh.
Những vấn đề bạn đang gặp phải: đau bụng, khó chịu diễn ra ít nhất 6 tháng gần đây.
Hội chứng kích thích đường ruột được xác định qua các dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích như: đau bụng tái phát lặp lại, ít nhất mỗi ngày, mỗi tuần trong 3 tháng gần đây và:
- Cảm thấy bụng dễ chịu hơn khi đi cầu
- Phân của bạn thay đổi: khó hơn hoặc mềm hơn bình thường khi bạn đau bụng và khó chịu
- Khi bạn bị đau hoặc cảm thấy không thoải mái, vận động ruột của bạn hoặc là ít nhiều thường xuyên hơn bình thường.
Nếu bạn trải qua tất cả những yếu tố trên đồng thời không xuất hiện thêm những yếu tố cho bệnh khác như: giảm cân nhanh chóng, có sốt, máu lẫn trong phân thì bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc hội chứng kích thích đường ruột trước khi cho bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn hơn về bệnh.
Phương pháp thử máu để xác định hội chứng đường ruột kích thích
Bệnh hội chứng đường ruột kích thích không có xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh, mà mục đích của xét nghiệm này chủ yếu để loại trừ chẩn đoán các bệnh khác.
Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng ruột kích thích, phải được thực hiện xét nghiệm máu.
Thử nghiệm có thể giúp xác nhận bệnh nếu triệu chứng chính của bạn là tiêu chảy. Đối với triệu chứng là táo bón, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu mức độ kiểm tra như thế nào đẻ có thể xác định được bệnh.
Lưu ý: Đôi khi kết quả không kết luận. Bác sĩ cần yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gốc rễ của các triệu chứng của bạn.
Xét nghiệm máu
Một số xét nghiệm khác
Dị ứng với fructose
Kiểm tra xem có dị ứng với fructose (đường fructô, đường hoa quả hay đường trái cây) hay không để giúp bạn đưa chúng ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.
Bệnh Celiac (không dung nạp gluten):
Đây là bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, không cho phép cơ thể hấp thu gluten. Bạn cũng có thể cần phải xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu của bệnh Celiac , Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.
Nội soi ruột
Bác sĩ của bạn có thể đặt nội soi đại tràng, một cuộc kiểm tra tìm các polyp trong ruột già của bạn. Một lựa chọn khác có thể là một xét nghiệm được gọi là sigma nội soi. Bác sĩ sẽ đặt ống hẹp bằng máy vào trực tràng để kiểm tra toàn bộ ruột non và ruột già.
Khi dùng phương pháp nội soi, sẽ thu thập được các phần mô nhỏ từ ruột già và soi chúng dưới kính hiển vi. Nó sẽ không hiển thị nếu bạn có hội chứng ruột kích thích, nhưng bạn có thể tìm hiểu nếu bạn đã có các điều kiện khác như viêm đại tràng hoặc viêm ruột .
Dùng X- quang:
Một cách khác để bác sĩ có thể nhìn vào ruột già của bạn là dùng X-quang gọi là dãy GI thấp hơn, hoặc dung dịch bari . Đối với thử nghiệm này, ông đặt một ống mềm vào trực tràng và lấp đầy ruột già bằng barium, chất lỏng phát sáng trên tia X.
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm này có thể được yêu cầu để lưu mẫu phân để xét nghiệm máu, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng.
Đây là những thử nghiệm khi nghi ngờ hội chứng kích thích đường ruột, có vẻ bạn sẽ thấy hơi phiền toái nhưng điều đó giúp tìm ra những gì gây ra cho dạ dày của bạn. Khi đã được kết luận chẩn đoán, bạn sẽ được điều trị đúng hướng và có giải pháp cứu trợ kịp thời cho bạn.
Xem thêm: Cách điều trị hội chứng ruột kích thích
Trên đây là những phương pháp chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột, các bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Sản phẩm được rất nhiều người truyền tai nhau với công dụng vượt trội, sau thời gian dùng thử cho kết quả trên sự mong đợi, bởi Tràng Phục Linh PLUS với các thành phần từ thảo dược:
- Cao Bạch Truật
- Cao Bạch Phục Linh
- Cao Bạch Thược
- Cao Hoàng Bá
Giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, đi ngoài phân sống, giảm kích thích co thắt đại tràng. Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung 5-HTP, Immunne Gammar giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn chặn nguyên nhân gây co thắt đại tràng, giúp tái tạo niêm mạc đại tràng.
Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn