Chào bác sĩ!
Hơn 2 tháng gần đây tôi thường xuyên bị chướng bụng trên nên cảm thấy rất khó chịu. Mỗi lần ăn uống xong, bụng lại chướng lên, ì ạch khiến việc ngồi nghỉ ngơi cũng cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, tôi còn hay bị đi ngoài vào buổi sáng sau khi ăn, đi xong lại muốn đi tiếp. Vậy cho tôi hỏi tôi có bị bệnh gì không? Làm thế nào để cải thiện chứng chướng bụng trên? Tôi xin cảm ơn!
(Nguyễn Văn Sơn – Bình Định)
Trả lời
Chào chú Sơn!
Cảm ơn chú đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe, với thắc mắc của chú chúng tôi xin giải đáp như sau:
Hiện tượng chướng bụng trên rốn khá nhiều người gặp phải, tình trạng này kéo dài không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, lo lắng mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số nguyên nhân có thể khiến chú bị chướng bụng trên.
Nguyên nhân gây chướng bụng trên rốn
Đầy hơi, chướng bụng trên rốn kéo dài khiến cho người bệnh khó chịu, mất tập trung trong học tập, làm việc. Cảm giác khó chịu có thể diễn ra trong một khoảng thời gian hoặc kéo dài nhiều ngày. Ở người lớn, tình trạng này thường xảy ra do nguyên nhân như ăn uống hay mắc một số bệnh lý... gây ra.
Do ăn uống gây nên
Một số người có thói quen ăn uống ăn uống không hợp lý như thường xuyên ăn thực phẩm sống, đồ ăn cay nóng hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh... Từ đó, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tấn công và gây nên tình trạng chướng bụng, khó chịu. Nhiều trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nôn, khó tiêu hóa, ngộ độc…
Ngoài ra, thói quen ăn uống như nhai không kỹ, nói chuyện khi ăn hoặc ăn xong đã nằm ngay hay vận động mạnh là những điều kiện thuận lợi dẫn tới chướng bụng trên.
Rối loạn tiêu hóa
Khi một số loại vi khuẩn phát triển và gây hại trong đường ruột làm tăng axit dịch vị dẫn tới chướng bụng, đầy hơi, giảm sinh men tiêu hóa trong dạ dày. Bên cạnh đó, có một số người cơ thể vốn chỉ có thể hấp thụ tinh bột khá kém, hệ tiêu hóa không tốt sẽ gây ra chướng bụng hơn so với bình thường.
Viêm đại tràng co thắt
Đây là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, được gọi bằng những tên khác như hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, ... Viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng, lành tính, gây ra sự khó chịu ở đại tràng nhưng chưa tìm thấy tổn thương thực thể nào ở đại tràng.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh như: Rối loạn đại tiện, đau bụng và khó chịu ở vùng bụng…Đặc biệt, vùng bụng bị căng trướng hơi, mềm và không có biểu hiện rõ ràng khi thăm khám. Những người bị đại tràng co thắt là một trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đầy hơi chướng bụng trên rốn.
Đặc biệt là bụng bị căng trướng hơi, mềm, khó chịu dọc khung đại tràng và không có biểu hiện rõ ràng khi thăm khám. Những người bị bệnh đại tràng co thắt cũng là một trong nhóm những đối tượng có nguy cơ bị đầy hơi chướng bụng trên rốn. Một số dấu hiệu khác của bệnh như:
- Rối loạn đại tiện nhiều ngày, đi ngoài kéo dài từ 2 - 6 lần mỗi ngày.
- Đi ngoài lúc táo bón, lúc phân lỏng, phân nát, không thành khuôn, có thể có nhầy và mùi hôi. Sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh vẫn mót đi tiếp.
- Dị ứng với một số loại thức ăn như đồ chua cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê...
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, người mệt mỏi, ngủ không ngon giấc...
Trào ngược dạ dày
Hiện tượng tiết dịch axit trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng trên. Dịch vị bị đẩy lên thực quản bao gồm: Men tiêu hóa, thức ăn, axit dịch vị... với biểu hiện dễ thấy nhất là đầy hơi và chướng bụng trên vùng rốn. Nếu diễn biến bệnh nặng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như: làm hỏng thực quản hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Không dung nạp lactose
Là khi người ăn uống các sản phẩm từ sữa mà không thể tiêu hóa hoàn toàn đường trong sữa. Hậu quả là họ bị tiêu chảy và đầy hơi sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa. Bệnh còn được gọi là kém hấp thu đường từ sữa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này do sự thiếu hụt một loại enzyme lactose tiêu hóa đường. Những triệu chứng khác ngoài đầy bụng, tiêu chảy mà người bệnh gặp phải bao gồm chuột rút cơ bụng, khí dư, buồn nôn... Tuy bệnh vô hại nhưng có thể gây ra các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Loét dạ dày tá tràng
Bệnh lý gây ra những tổn thương và viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tổn thương tại cơ quan này khiến thành dạ dày bị bào mòn từ đó gây ra các hiện tượng như ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ..., nhất là đầy bụng, chướng bụng xảy ra.
Căng thẳng, stress
Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống dễ bị chướng bụng trên, đầy hơi. Khi cơ thể chịu áp lực quá lớn khiến cho các cơ quan tiết ra chất khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị đình trệ. Cảm giác mệt mỏi, khó tiêu, bụng đầy hơi càng khiến cho sự mệt mỏi tồi tệ hơn.
Ung thư dạ dày
Trong dạ dày xuất hiện khối u ác tính cũng có thể gây ra hiện tượng chướng bụng trên, đầy hơi. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, ở giai đoạn nặng có thể dẫn tới tử vong. Ở giai đoạn sớm triệu chứng của bệnh khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Một số triệu chứng của bệnh như:
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Sụt cân đột ngột.
- Ợ chua, ợ nóng.
- Đau bụng dữ dội.
- Xuất huyết tiêu hóa.
☛ Tham khảo chi tiết: Chướng bụng dưới rốn là bị làm sao? Cách cải thiện?
Làm gì khi bị chướng bụng trên?
Như đã chia sẻ ở trên, chướng bụng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với những nguyên nhân cơ học, chỉ cần thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt sẽ cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, chướng bụng trên do nguyên nhân bệnh lý cần được thăm khám và điều trị cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một số biện pháp cải thiện chướng bụng trên rốn được áp dụng:
Đối với chướng bụng trên rốn do thức ăn
Để cải thiện tình trạng cần:
Xác định thực phẩm gây ra đầy hơi: Sau khi xác định loại thực phẩm gây ra đầy hơi, hãy ghi ra các loại thức ăn đã sử dụng hàng ngày. Sau đó, theo dõi biểu hiện của bản thân để có thể xác định đâu là thức ăn, loại thực phẩm gây khó chịu và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
Hạn chế dùng chất béo, sữa: Các loại chất béo thường hạn chế việc tiêu hóa và khiến cảm giác no nhanh hơn. Bên cạnh đó, dùng nhiều sữa trong khẩu phần ăn uống bạn nên chia nhỏ hoặc hạn chế sử dụng. Nên sử dụng thêm một số sản phẩm có lợi cho tiêu hóa như sữa chua... Từ đó, giúp vấn đề đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng không phải là nỗi lo.
Hạn chế nạp chất xơ: Bình thường chất xơ có vai trò quan trọng đối với tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bị chướng bụng bạn nên hạn chế nạp chất này quá nhiều. Bạn hạn chế các thực phẩm có chứa lượng chất xơ cao và tạo khí trong đường ruột như bắp cải, cải ngọt...
Ngoài ra, có số mẹo nhỏ giúp cải thiện chứng chướng bụng trên thông thường:
Gừng:
- Lấy 1 thìa gừng băm nhuyễn nấu với 200ml nước rồi đun thêm khoảng 5 phút sau khi sôi.
- Lọc lấy nước cốt gừng, thêm 1 thìa mật ong và 2 thìa nước canh.
- Khuấy đều và dùng uống sau khi ăn.
Trà hoa cúc:
- Lấy 1 ít trà hoa cúc để pha vào ấm trà.
- Chế vào nước sôi rồi đậy kín nắp lại khoảng 15 phút.
- Thưởng thức ngay sau khi ăn.
Chườm nóng:
Dùng một túi chườm nóng để chườm xung quanh vùng bụng. Lưu ý, dùng nước nóng đun với gừng tươi giúp giảm chướng bụng hiệu quả.
Bài tập giảm chướng bụng trên rốn: Áp dụng một số bài tập có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng rất tốt. Tư thế nhả khí sẽ trợ giúp bạn cải thiện chứng đầy hơi hiệu quả:
- Nằm ngửa, co hai đầu gối lên, tay đan vào nhau.
- Đung đưa đầu gối nhịp nhàng.
- Trở lại tư thế ban đầu rồi lặp lại động tác này thêm một vài lần nữa.
Chướng bụng trên rốn do bệnh đường tiêu hóa gây ra
Nếu chướng bụng trên rốn do các bệnh đường tiêu hóa gây nên, chú cần:
- Xác định bệnh cụ thể gây ra tình trạng này.
- Tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám toàn diện. Các bác sĩ sẽ đưa ra phân tích, kết quả chính xác về tình hình bệnh, từ đó có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.
- Không nên tự ý dùng thuốc điều trị, dùng thuốc cải thiện chứng chướng bụng trên (than hoạt tính, lactase, simethicone...) cần có sự đồng ý của bác sĩ nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn.
☛ Tham khảo thêm: 9 Cách trị đầy hơi chướng bụng ăn không tiêu
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Chướng bụng trên có thể xảy ra khi ăn uống một số thực phẩm khó tiêu. Tuy nhiên, chú không nên có tâm lý chủ quan mà quan sát tình trạng bệnh. Nếu có dấu hiệu nặng hơn hoặc áp dụng việc thay đổi việc ăn uống không thuyên giảm... cần thăm khám bác sĩ ngay. Hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu:
- Sốt cao
- Đau bụng
- Tức ngực
- Bị sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn
- Đau bụng dai dẳng không thôi…
Bên cạnh dùng thuốc, chú nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm uy tín với thành phần kết hợp tinh hoa của dược liệu cổ truyền và thành tựu của công nghệ khoa học tiên tiến. Đây là giải pháp chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng co thắt.
Với các thành phần bao gồm cao Bạch truật, cao Bạch thược, cao Bạch Phục Linh, cao Hoàng Bá... cùng với ImmuneGamma và 5- HTP, Tràng Phục Linh PLUS mang lại tác dụng:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Đây là thành phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua Tràng Phục Linh PLUS : NGAY ĐÂY