Khoảng 3 tuần gần đây tôi gặp phải tình trạng đau bụng quặn từng cơn có kèm theo cả tiêu chảy, đôi khi sờ thấy cục cứng nổi lên trên bụng. Thời gian đầu tôi khá chủ quan vì nghĩ do ăn uống món gì lạ nên tiêu chảy nhẹ vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, hiện tượng này kéo dài vài tuần nay khiến tôi không khỏi lo lắng cho sức khỏe của mình. Vậy cho tôi hỏi tôi có đang bị bệnh gì không? Và cách khắc phục như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
(Trần Thu Hằng – 48 tuổi)
Trả lời
Chào cô Hằng!
Cảm ơn cô đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe, với thắc mắc của cô các chuyên gia sức khỏe xin giải đáp như sau:
Tiêu chảy đau bụng quặn từng cơn là dấu hiệu bệnh gì?
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy kéo dài vài tuần rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe xảy ra ở đường tiêu hóa. Một số bệnh lý sau đây có thể gây ra triệu chứng này, cô nên chú ý tới những cảnh báo của cơ thể để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị đúng.
Bệnh tiêu chảy
Người bệnh bị nhiễm phải chủng vi khuẩn E. Coli nên sẽ thường xuyên bị đau bụng trong thời gian ngắn, có lúc đau âm ỉ nhưng có lúc đau quặn từng cơn gây mệt mỏi kéo dài. Người bệnh đi ngoài liên tục, phân lỏng, có lẫn máu, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn, cảm giác đắng miệng, ăn không ngon.
Khi cơ thể bị mất chất điện giải, mệt mỏi, mất cân bằng vi chất dẫn tới sốt. Các dấu hiệu này kéo dài trên 4 tuần có thể bệnh chuyển sang tiêu chảy mạn tính, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy có máu: Nhận diện dấu hiệu nguy hiểm!
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng. Người bệnh có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn kèm tiêu chảy, đi đại tiện bất thường, phân lỏng hoặc toàn nước, có dịch nhầy, đôi khi có lẫn máu. Sau đại tiện cảm giác đau giảm xuống nhưng cũng mau chóng quay lại khiến người bệnh mất sức, mất nước đáng kể.
Bệnh Polyp đại tràng
Polyp đại tràng rất khó để xác định thông qua các biểu hiện bên ngoài mà cần có sự can thiệp của các xét nghiệm. Tuy nhiên, khi cơ thể có các dấu hiệu như tiêu chảy nhiều làn có lẫn máu kèm theo cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới thì hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ mình đang bị polyp đại trực tràng. Đây là bệnh lý không thể xem nhẹ, cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt, là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không tìm thấy tổn thương thực thể tại đại tràng. Dấu hiệu điển hình của bệnh chính là những cơn đau quặn hoặc âm ỉ. Đau thường tăng lên khi ăn thực phẩm lạ, dễ gây kích thích như đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia... Đôi khi sờ thấy những cục cứng nổi lên dọc khung đại tràng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, đôi khi có trường hợp táo lỏng xen kẽ.
Các dấu hiệu của ruột kích thích rất dễ nhận biết. Chỉ cần căng thẳng, lo lắng, mất ngủ nhiều các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên cần thăm khám cụ thể để chẩn đoán chính xác bệnh.
Viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh gây viêm nhiễm tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ khiến niêm mạc đại tràng kém bền vững, dễ chảy máu. Trường hợp nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết, xuất huyết thậm chí có ổ áp xe.
Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau quặn bụng tái đi tái lại nhiều lần. Rối loạn đại tiện với các biểu hiện đa dạng, phần lớn là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Chương bụng, người mệt mỏi, chán ăn nên dễ sụt cân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn tới ung thư đại tràng.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng được biết đến là bệnh lý rất nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong rất cao. Người bệnh có thể có những triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy, bụng đầy hơi, bí trung tiện, rối loạn đại tiện (phân lúc táo, lúc lỏng hoặc có thời gian tiêu chảy kéo dài...). Bên cạnh đó, bệnh còn khiến cơ thể mất nước, suy nhược, ảnh hưởng lớn tới tâm lý người bệnh.
Ngộ độc thức ăn
Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc người bệnh có dấu hiệu như đau bụng dữ dội, cơn đau bụng ập đến đột ngột kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy kéo dài 2 - 3 ngày và nôn. Các biểu hiện khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở, mỏi cơ. Thông thường tiêu chảy do ngộ độc thức ăn thường kéo dài từ 2 - 3 ngày. Người bệnh sẽ nôn tất cả thức ăn có trong bụng sau vài giờ ngộ độc, cơ thể mệt mỏi, có thể sốt hoặc không sốt, nghiêm trọng hơn có thể bị nôn ra máu.
Đau bụng kinh
Một số chị em khi tới kỳ kinh nguyệt có thể gặp phải triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Đây là dấu hiệu rất bình thường khi tới kỳ kinh nguyệt. Thời điểm này, hormone nội tiết tố bị thay đổi đột ngột khiến bụng đau nhói hoặc đau âm ỉ, có thể bị chuột rút, cơn đau nhức có thể lan xuống xương chậu, chân. Bên cạnh đó, chị em còn có cảm giác căng tức ngực, mệt mỏi kèm theo biểu hiện nôn, da nhờn và mụn mọc nhiều, tâm trạng thay đổi dễ cáu gắt.
Bệnh viêm ruột Crohn
Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột của đường tiêu hóa, gây tổn thương ở bất kỳ đoạn nào trên ống tiêu hóa. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như các cơn đau quặn bụng kèm tiêu chảy, có thể lẫn máu, buồn nôn, nôn ói nhiều. Bệnh có triệu chứng từ từ, kéo dài khá lâu khiến người bệnh thiếu máu, thể trạng hao hụt, mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn, cơ thể mất nước, suy dinh dưỡng.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau bụng quặn quanh rốn cảnh báo điều gì? Làm sao để trị?
Cần phải làm gì để trị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy?
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý khác nhau sẽ có biện pháp phòng trị. Để giảm nguy cơ đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị các bệnh lý liên quan tới triệu chứng trên.
Mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhằm cải thiện tình trạng của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới vấn đề tự chăm sóc trong và sau điều trị để phục hồi, tăng cường chức năng tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Sau đây là một số cách được chuyên gia "mách" nhằm phục hồi đường tiêu hóa tốt nhất.
Dùng thuốc
Trong các trường hợp tiêu chảy đau quặn bụng từng cơn thì điều trị bằng thuốc tây là giải pháp làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng. Tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Một số thường thường được sử dụng như:
- Thuốc tiêu chảy: Oresol (bù nước và điện giải), các thuốc cầm tiêu chảy thông thường như Loperamid, Racecadotril hiện có bán tại các hiệu thuốc.
- Thuốc chống co thắt: Có tác dụng giảm đau quặn bụng từng cơn, một số loại thuốc chống co thắt thông dụng có thể kể đến như Mebeverin, Buscopan, Spasmaverin…
- Thuốc làm giảm nhu động ruột: Các loại thuốc như Actapulgite, Loperamid, Smecta…có thể giúp hạn chế việc di chuyển thức ăn quá nhanh trong đường ruột và gây ra hiện tượng tiêu chảy.
☛ Tham khảo thêm tại: Bụng sôi tiêu chảy nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày góp phần giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Dưới đây là danh sách các việc cần thực hiện:
- Bổ sung nước cho cơ thể: Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, điện giải. Do đó, người bệnh cần bổ sung lượng nước vừa đủ mỗi ngày hoặc uống thêm nước ép trái cây, trà đường, trà thảo mộc rất tốt cho hệ tiêu hóa
- Tăng cường thực phẩm sạch, có lợi cho hệ tiêu hóa. Rau xanh, trái cây tươi, sữa chua là những thực phẩm được ưu tiên hơn cả.
- Tránh xa thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn tái sống, rượu bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.
- Vận động và nghỉ ngơi hợp lý không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả mà giúp tinh thần phấn chấn, khỏe mạnh hơn.
Mẹo giảm đau
Với những bệnh nhân bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy mà chưa kịp tới bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây để giảm đau:
- Tập hít thở sâu: Hít vào và thở ra từ từ để ổn định nhu động ruột, tránh các cơn co thắt mạnh gây đau quặn bụng.
- Trà gừng ấm: Uống một ly trà gừng ấm có tác dụng tiêu viêm, làm ấm bụng giúp giảm những cơn đau bụng, tiêu chảy.
- Chườm ấm bụng: Có tác dụng làm giãn cơ và giảm kích thích thần kinh, giảm nhanh những cơn đau và giúp tăng tuần hoàn tại chỗ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh: Hãy nằm yên trên giường, chân kê gối cao hơn đầu để giảm cảm giác chóng mặt, giúp tinh thần đỡ căng thẳng từ đó giảm khó chịu do những cơn đau quặn thắt kéo tới.
Trà gừng có tác dụng làm giảm các cơn đau co thắt, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tràng Phục Linh PLUS - Giải pháp cho người bị đau bụng quặn, tiêu chảy do bệnh đại tràng
Rất nhiều trường hợp bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy do bệnh lý đại tràng gây nên. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh và hiệu quả.
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có chứa các thành phần thảo dược gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, 5-HTP, ImmuneGamma với tác dụng:
- Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) như đi ngoài, tiêu chảy, phân sống, phân nát, có hoặc không kèm theo máu.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
Sản phẩm thích hợp sử dụng với các đối tượng:
- Người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
- Người bị chuột rút, đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần.
- Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không hiệu quả.
- Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY