Chào bác sĩ!
Tầm gần 1 tháng trở lại đây, tần suất đại tiện của tôi bị thay đổi khiến tôi khá lo lắng. Ngày đi cầu 3 lần, phân lỏng nát, không thành khuôn. Vậy cho tôi hỏi đi cầu 3 lần trong ngày liệu có tốt hay không?
(Nguyễn Văn Vinh – 54 tuổi)
Trả lời
Chào chú Vinh!
Cảm ơn chú đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe. Với thắc mắc "Ngày đi cầu 3 lần có tốt không?" của chú, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể sau đây:
Đi cầu ngày 3 lần có tốt không?
Thực tế, không có một quy ước nào cụ thể về số lần đại tiện mỗi ngày. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ăn uống, chế độ luyện tập, thói quen sinh hoạt... Có người đi cầu nhiều lần trong ngày, nhưng có người chỉ đi cầu 3 lần/tuần. Tuy nhiên, đi ngoài từ 3 lần/ngày tới 3 lần/tuần được coi là tần suất bình thường.
Nếu đi cầu 3 lần/ngày, xuất hiện khi bạn bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện thể dục thể thao đều đặn thì đây là điều bình thường. Khi đi tiêu phân không lỏng, không có máu trong phân hay không đau bụng âm ỉ mà tần suất đi ngoài tăng lên thì thường liên quan tới chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu đi cầu 3 lần trong ngày kèm với các đặc điểm khác như thay đổi đặc điểm phân (phân lỏng, phân sống, phân có màu sắc bất thường...), đau bụng, chướng bụng, buồn nôn... thì đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu như hiện tượng đi ngoài nhiều lần mới xuất hiện gần đây, thay đổi đặc điểm phân (như phân lỏng, phân sống, phân có màu sắc khác thường…) cùng với các triệu chứng khác như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn… thì đây là dấu hiệu bất thường.
☛ Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy kéo dài: Tuyệt đối đừng chủ quan
Nguyên nhân gây đi cầu ngày 3 lần
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như việc tiêu thụ các loại thực giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp thúc đẩy việc tiêu hóa. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp lượng nước ở lòng ruột tăng lên. Nước kết hợp với chất xơ sẽ góp phần làm mềm phân và giúp bạn đi cầu dễ dàng hơn. Bởi vậy là nhiều bác sĩ vẫn khuyên bạn nên tăng lượng nước uống nếu thường xuyên bị táo bón "ghé thăm".
Thay đổi lối sống
Nếu đi cầu nhiều hơn rất có thể là do cuộc sống của bạn có một vài thay đổi. Tập thể dục nhiều hơn hoặc tăng cường độ tập luyện có thể làm bạn đi cầu nhiều lần trong ngày. Hoạt động thể dục giúp kích thích các cơ ruột co bóp để đẩy thức ăn ra ngoài nhanh hơn so với bình thường.
Thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ khiến người dùng gặp phải tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày. Thuốc kháng sinh có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó khiến bạn đi tiêu phân lỏng hoặc dễ bị tiêu chảy. Sau khi ngưng dùng thuốc vài ngày, tình trạng này sẽ khỏi mà không để lại biến chứng gì.
Căng thẳng
Thường xuyên lo lắng, căng thẳng làm bạn có xu hướng đi cầu nhiều hơn trong ngày, phân cũng sẽ lỏng hơn so với bình thường.
Tình trạng viêm nhiễm
Khi cơ thể nhiễm virus hay vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đi ngoài nhiều hơn so với bình thường, thậm chí bị tiêu chảy. Với trường hợp phân có lẫn máu hoặc bị sốt, tốt nhất hãy đi khám để được điều trị kịp thời.
Tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên. Trong đó, chia tiêu chảy làm 2 dạng chính tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh:
- Cấp tính: Tiêu chảy diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng từ vài ngày tới 1 tuần. Nguyên nhân thường do ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường ruột...
- Mạn tính: Tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần và thường xuyên tái phát. Nguyên nhân thường có liên quan tới các bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa.
☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy có máu: Khi nào nguy hiểm!
Hội chứng ruột kích thích
Đây là căn bệnh phổ biến gây đi ngoài nhiều lần trong ngày mà bạn không nên xem thường. Bệnh lý mãn tính này đặc trưng bởi sự rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân tới nay chưa rõ ràng nhưng có liên quan tới ăn uống, tâm lý, di truyền, miễn dịch của cơ thể...
Ruột kích thích khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng nát. Các triệu chứng khác như táo bón, chướng bụng, đau bụng, thỉnh thoảng có thể sờ thấy các cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích?
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày. Những người mắc bệnh lý này thường gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thức ăn không tiêu hóa được hoàn toàn có thể gây áp lực lên ruột nôn, ruột già, gây rối loạn nhu động ruột và dẫn tới tiêu chảy. Các triệu chứng khác như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, giấc ngủ chập chờn do viêm loét dạ dày gây đau...
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây viêm nhiễm tổn thương khu trú hoặc lan tỏa tại niêm mạc ruột già. Những tổn thương này gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đại tràng, gây rối loạn đại tiện và thay đổi đặc điểm của phân. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, chướng bụng, khuôn phân thay đổi, chán ăn, sụt cân nhanh...
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đi cầu nhiều lần trong ngày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu do ăn quá nhiều chất xơ hay nâng cao cường độ tập luyện thì không đáng lo ngại. Nhưng tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm nếu có những triệu chứng khác đi kèm như:
- Đi cầu quá nhiều lần trong ngày.
- Phân dẹp, lỏng hay đi cầu ra nước.
- Sốt cao.
- Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ.
- Phân có máu, chất nhầy hoặc mủ.
Làm gì khi bị đi cầu ngày 3 lần?
Đi cầu 3 lần một ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bên cạnh thăm khám, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm cải thiện tình trạng. Cần lưu ý một số điểm sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
- Nên ăn các món cháo, súp hoặc canh ấm để tốt cho hệ tiêu hóa và bù nước cho cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và có lợi cho hệ tiêu hóa như rau củ quả, trái cây tươi...
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày 2 - 2,5 lít nước. Uống đủ nước không chỉ giúp làm mềm phân, giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi di chuyển trong đường ruột.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, món chiên xào, thực phẩm cay nóng, các đồ uống gây ảnh hưởng tới nhu động ruột (cà phê, nước chè, rượu bia...).
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, tiêu hóa và giảm gánh nặng tiêu hóa cho cơ quan này.
Chế độ sinh hoạt
Ngoài ăn uống, chế độ sinh hoạt chú cũng cần chú ý bằng cách:
- Thói quen tập luyện đều đặn với các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, chạy bộ...
- Ngủ đủ giấc, đi ngủ đúng giờ để hình thành thói quen khoa học.
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Nên đi đại tiện vào buổi sáng và không nên nhịn đại tiện quá lâu.
Không tự ý dùng thuốc
Không nên tự ý mua thuốc điều trị bởi những loại thuốc này gây ảnh hưởng tới chu trình thải độc của cơ thể. Sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Tràng Phục Linh PLUS - Hỗ trợ giảm triệu chứng đại tràng
Nếu bạn bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh lý viêm đại tràng, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) - một sản phẩm uy tín được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội.
Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá) cùng với hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:
- Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
Tìm nơi bán Tràng Phục Linh PLUS tại đây.