Chị Diệu Linh, 33 tuổi, sống tại Hà Nội có câu hỏi:
“Chào bác sĩ, em là Diệu Linh, năm nay 33 tuổi. Mấy tháng gần đây em thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, nhất là sau khi ăn. Thi thoảng, sờ lên bụng dưới còn nổi cục cứng. Em ngày càng stress, không thể tập trung vào công việc với cái bụng khó chịu, xì hơi liên tục. Em đi ngoài khó hơn, cảm giác không đi hết phân được. Em lo lắm nhưng vì dịch bệnh nên chưa thể đi khám, nên muốn hỏi có phải em bị bệnh gì ở đại tràng không? Và có cách nào để khắc phục tình trạng này tại nhà không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!”.
Trả lời
Mục lục
Chào Diệu Linh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Các triệu chứng đường tiêu hóa luôn khó chịu và gây cho người bệnh ít nhiều phiền toái. Theo thông tin bạn mô tả thì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích - một rối loạn ở đại tràng thường gặp. Chuyên gia sẽ làm rõ hơn về các triệu chứng cụ thể cũng như hướng dẫn bạn cách xử trí trong trường hợp này.
Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome - IBS) hay còn gọi là đại tràng co thắt, là tình trạng đại tràng bị rối loạn chức năng nhưng không có bất kỳ tổn thương thực thể nào.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
- Đau bụng: Thường gặp ở vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc từng cơn.
- Bất thường về số lần đi ngoài và tính chất phân: Người bệnh có thể táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai, nhưng thường không có máu trong phân.
- Bụng đầy hơi, ợ hơi.
- Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân.
Ở mỗi người bệnh sẽ có dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các triệu chứng có xu hướng đến và đi, mỗi đợt có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hay thậm chí vài năm.
Và để không nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác, theo tiêu chuẩn Rome, người bệnh được xác định mắc hội chứng ruột kích thích khi đau bụng ít nhất 1 ngày/tuần trong 3 tháng gần đây cùng với ≥ 2 trong số các triệu chứng sau:
- Đau liên quan đến đại tiện.
- Đau liên quan đến thay đổi số lần đại tiện.
- Đau liên quan đến thay đổi tính chất phân.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Khi làm các xét nghiệm, chụp X-quang và sinh thiết, người bệnh không tim thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào. Nhưng một số yếu tố cho thấy làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh:
- Thực phẩm: Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, nhiều dầu mỡ... Hoặc một số thực phẩm nhất định thuộc nhóm FODMAD (những carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men trong đại tràng) như: sữa và các sản phẩm từ sữa, hành, tỏi, súp lơ, đào, táo, lê...
- Nội tiết tố: thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là lý do mà phụ nữ mắc hội chứng này cao gấp 2 lần nam giới và các triệu chứng thường nặng hơn trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt.
- Stress: Hầu hết những người mắc hội chứng ruột kích thích thường thấy triệu chứng của mình xấu đi trong các giai đoạn chịu nhiều căng thẳng, như đầu tuần khi bắt đầu công việc.
- Bị nhiễm trùng đường ruột hoặc viêm ruột.
- Tác dụng phụ khi dùng kháng sinh.
- Di truyền.
Bạn nên quan sát lại xem thời gian gần đây có yếu tố thuận lợi nào cho tình trạng bệnh hay không và sớm loại bỏ chúng, vì nếu không cắt được các yếu tố này thì các triệu chứng rất dễ tái phát.
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên làm gì?
Vì nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích không rõ ràng nên cho đến nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị đang tập trung hạn chế các yếu tố nguy cơ và làm giảm triệu chứng để giúp bệnh nhân có thể làm việc, sinh hoạt bình thường nhất. Đây là tình trạng mãn tính cần kiểm soát lâu dài. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá vì việc thay đổi chế độ ăn uống hay một số loại thuốc sẽ giúp kiểm soát tương đối hiệu quả tình trạng này.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
1. Chế độ ăn FODMAP thấp
FODMAP (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols) là những carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men trong đại tràng. Khi lên men, chúng không chỉ làm tăng lượng khí trong đường tiêu hóa và gây đầy bụng, ợ hơi mà còn kéo thêm nước vào lòng ruột, làm tăng nguy cơ tiêu chảy.
Chế độ ăn FODMAP thấp đã được chứng minh giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu ở 70 - 80% người mắc hội chứng ruột kích thích, và được đưa vào hướng dẫn của Viện Quốc gia Các Hướng dẫn Lâm sàng về Sức khỏe và Chăm sóc cho bệnh nhân IBS.
Do đó, bạn nên sớm áp dụng chế độ ăn FODMAP thấp để khắc phục các triệu chứng hiện tại cũng như ngăn ngừa các đợt bệnh tái phát. Chế độ ăn này được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2 - 4 tuần đầu): Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm FODMAP.
- Giai đoạn 2: Thêm từ từ từng loại thực phẩm trở lại, từng loại một và theo dõi thực phẩm nào làm xuất hiện triệu chứng thì loại bỏ vĩnh viễn khỏi chế độ ăn uống.
Trong đó, nhóm thực phẩm có FODMAP cao mà bạn nên hạn chế bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa: sữa, sữa chua, kem, phomai…
- Các loại rau: hành, tỏi, súp lơ, bắp cải, nấm…
- Chất tạo ngọt: mật ong, sorbitol, si-rô ngô chứa fructose cao…
- Lúa mì: bánh mì, ngũ cốc, mì ống, bánh quy…
- Trái cây nhiều đường: đào, táo, lê, mơ, anh đào, dâu, vải, dưa hấu…
Mỗi người sẽ có độ nhạy cảm với các thực phẩm trên khác nhau. Do đó, bạn hãy kiên trì áp dụng để tìm ra thủ phạm thực sự cho tình trạng của mình.
2. Ăn nhiều chất xơ, FODMAP thấp
Chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng và táo bón, cho phép phân hấp thu nhiều nước hơn và di chuyển nhanh hơn qua ống tiêu hóa. Nhưng vì chất xơ cũng có chứa FODMAP nên để đảm bảo hiện tượng đầy bụng, ợ hơi không xảy ra thì bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ nhưng FODMAP thấp như: đậu xanh, khoai tây, gạo lứt, yến mạch, hạt chia, hạt lanh, kiwi, quả mâm xôi…
3. Uống nhiều nước & tránh rượu, cà phê
Các đồ uống kích thích như rượu, cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống nhiều đường có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm này trong chế độ ăn uống và tích cực uống đủ nước mỗi ngày.
Lưu ý: Nên uống nước trước và sau bữa ăn một giờ, tránh uống trong bữa ăn vì nó có thể khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa.
4. Tập thể dục
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 56 bệnh nhân trong 12 tuần cho thấy tập thể dục là một biện pháp can thiệp hiệu quả để kiểm soát triệu chứng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là thể táo bón. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm căng thẳng và điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Nếu mới bắt đầu, bạn có thể áp dụng từ những bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe...
5. Tập Yoga
Nghiên cứu cho thấy Yoga giúp khôi phục các tín hiệu bình thường của hệ thần kinh, phát triển cảm xúc tích cực, nâng cao sức khỏe thể chất và có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngoài việc đến trực tiếp lớp học, bạn cũng có thể tham khảo các khóa học yoga online để thực hiện ngay tại nhà.
6. Loại bỏ cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực có thể làm cho triệu chứng đường tiêu hóa nặng nề hơn. Vì vậy bạn hãy học cách xử lý chúng qua một số cách như:
- Thiền.
- Viết nhật ký.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ngủ đủ giấc.
- Ăn uống khoa học.
- Làm điều yêu thích mỗi ngày: nghe nhạc, đọc sách, trồng cây…
Dùng thuốc
Trong một số trường hợp, khi các triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt bình thường của bệnh nhân thì bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
- Thuốc trị táo bón: macrogol 3350, macrogol 4000, lactulose, sorbitol, bisacodyl, prucalopride...
- Thuốc trị tiêu chảy: diosmectite, loperamide, nhôm hydrat, magie silicat...
- Thuốc giảm đau do co thắt ruột: hyoscine butylbromide, dipropyline...
- Thuốc giảm đầy hơi: simethicone, dimethicone...
- Thuốc chống trầm cảm: fluoxetine, paroxetine...
Bài thuốc dân gian chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Bên cạnh việc thay đổi lối sống hay sử dụng thuốc, bạn cũng có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây. Chúng đều là các loại gia vị, thảo dược quen thuộc và có tác dụng tốt trên đường tiêu hóa:
1. Trà gừng
Gừng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm và quy 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng tiêu đàm, giải độc, kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi.
Trong gừng có chứa các hoạt chất 6-gingerol, 6-shogaol, zingerone… có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống nôn, có thể giảm đau và phục hồi chức năng đường ruột.
Bạn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu với một cốc trà gừng nóng. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng.
- Thực hiện: Rửa sạch gừng rồi thái lát, đập dập. Cho gừng vào cốc rồi thêm 100ml nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống khi còn ấm nóng.
2. Trà bạc hà
Hội chứng ruột kích thích được cho là có liên quan đến nhu động ruột bất thường khiến thức ăn di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm qua đường tiêu hóa, từ đó gây nên triệu chứng tiêu chảy hay táo bón. Nhờ tính chất giúp thư giãn các cơ ở ruột, điều hòa nhu động mà tinh dầu bạc hà cũng là nguyên liệu tốt bạn nên thử áp dụng. Ngoài ra, dầu bạc hà còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê, giảm đau.
Một phân tích dữ liệu từ 835 bệnh nhân trong 12 thử nghiệm lâm sàng cho thấy các các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích giảm tới 44% ở nhóm sử dụng dầu bạc hà so với nhóm dùng giả dược. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự.
Bạn có thể uống tinh dầu bạc hà trực tiếp nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều phù hợp trước khi sử dụng. Hay đơn giản và an toàn hơn, bạn có thể dùng lá bạc hà để pha trà uống:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bạc hà hoặc 1 túi trà bạc hà.
- Thực hiện: Cho bạc hà vào cốc, thêm 300 - 400ml nước nóng khoảng 90 độ rồi ủ trong 5 - 10 phút. Có thể thêm các nguyên liệu để tạo hương vị như: cỏ ngọt, đường, mật ong, chanh nếu muốn.
Lưu ý: Tinh dầu từ bạc hà có thể làm tăng triệu chứng ợ nóng. Do đó hãy sử dụng với lượng vừa phải từ 1 - 2 cốc mỗi ngày, giảm liều hoặc ngưng sử dụng khi tình trạng ợ nóng trầm trọng hơn.
3. Trà hoa cúc
Hoa cúc đã được chứng minh giúp làm dịu các cơn đau dạ dày, giảm đầy bụng, ợ hơi và kích ứng đường ruột. Một nghiên cứu trên 45 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích trong 4 tuần cho thấy chiết xuất hoa cúc giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng. Đặc biệt là hiệu quả vẫn kéo dài trong 2 - 4 tuần sau đó.
Bạn có thể sử dụng hoa cúc dưới dạng túi lọc hoặc hoa khô để pha trà uống:
- Chuẩn bị: 10 - 15 bông cúc.
- Thực hiện: Cho hoa cúc vào ấm, thêm 500ml nước sôi và hãm trong 5 phút rồi uống. Có thể thêm cỏ ngọt hoặc mật ong để gia tăng hương vị.
Lưu ý: Nếu dùng mật ong thì bạn đợi khoảng 2 - 3 phút để nước trà nguội bớt rồi mới thêm vào, tránh thêm từ đầu lúc nước còn nóng.
4. Nước gạo rang
Theo Đông y, gạo có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ và vị. Có tác dụng: bổ trung, ích khí, chỉ tả, chỉ lỵ, kiện tỳ hòa vị. Dùng cho các trường hợp mệt mỏi, tiêu chảy, đầy bụng, chậm tiêu, ăn uống kém...
Khi bị tiêu chảy, bạn có thể dùng nước gạo rang để bù nước, điện giải và giúp đường tiêu hóa chóng phục hồi.
- Chuẩn bị: Gạo (tùy theo nhu cầu, có thể rang sẵn và cất dùng dần cho 3 - 5 tháng).
- Thực hiện: Rang gạo cho đến khi các hạt chuyển sang màu vàng và có mùi thơm. Đổ thêm lượng nước vừa đủ và đun sôi trong 5 - 10 phút. Sau đó lọc lấy nước và uống trong ngày.
5. Nước nghệ vàng
Theo Đông y, nghệ vàng có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Có tác dụng thông kinh, chỉ thống, thông gan mật, diệt nấm, kháng khuẩn...
Nghiên cứu cho thấy hoạt chất curcumin trong nghệ giúp giảm sự khó chịu ở bụng và cải thiện nhu động ruột, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa nên rất tốt cho người bệnh đại tràng.
- Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa cà phê mật ong.
- Thực hiện: Hòa tan 2 nguyên liệu trong nước ấm rồi uống trước ăn sáng 30 phút.
Lời khuyên cho bạn
Nhìn chung, các triệu chứng như bạn mô tả có thể là dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa nào đó. Vì vậy, bạn không nên trì hoãn việc khám chữa bệnh lâu hơn nữa. Hãy lên kết hoạch khám bệnh sớm nhất có thể để làm rõ tình trạng bệnh và có cách xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà an toàn!
Tràng Phục Linh PLUS - giải pháp chuyên biệt cho bệnh đại tràng
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống thì để loại bỏ và kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược quý: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá... kết hợp thêm hai hoạt chất đặc biệt là Immune Gamma và 5-HTP. Không chỉ tác động giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng... mà Tràng Phục Linh PLUS còn hỗ trợ khắc phục căn nguyên của các bệnh đường tiêu hóa, qua việc điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đại tràng, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng thần kinh.
Theo khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2019, sau 1 - 3 tháng sử dụng Tràng Phục Linh PLUS cho kết quả: 81,5% số người tham gia khảo sát giảm được cảm giác đau bụng, khó chịu vùng bụng, 83,3% cải thiện tình trạng đi ngoài.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tìm địa chỉ mua Tràng Phục Linh PLUS gần nhất TẠI ĐÂY.
Hi vọng qua các thông tin tư vấn bệnh đại tràng trên đây bạn đã biết cách kiểm soát các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, lúc tiêu chảy, lúc táo bón... của mình hiệu quả. Bạn hãy lưu lại và áp dụng chúng thường xuyên, cũng như đi khám ngay khi có điều kiện hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng nhé. Nếu còn băn khoăn điều gì, hãy gọi đến Tổng đài 18001506 (miễn cước) để được tư vấn nhanh nhất. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mindsethealth.com/matter/10-best-natural-home-remedies-for-ibs
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6337770/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18461499/
- https://www.researchgate.net/publication/281859945_Chamomile_efficacy_in_patients_of_the_irritable_bowel_syndrome
- http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/3052-2019-10-23-08-36-45