Sau quá trình vượt cạn rất nhiều chị em gặp phải hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu sau sinh. Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ vô cùng lo lắng và stress. Vậy nguyên nhân do đâu khiến chị em phải “đối mặt” với hiện tượng này và cách khắc phục như thế nào. Mời các chị em theo dõi bài viết sau đây để giải đáp cho những thắc mắc trên.
Mục lục
Táo bón đi ngoài ra máu là gì?
Táo bón đi ngoài ra máu là hiện tượng phân khô cứng, rất khó đẩy ra ngoài hậu môn. Mỗi lần đi ngoài hậu môn rất dễ bị trầy xước, chảy máu. Ban đầu lượng máu chảy còn rất ít, khó nhận biết. Nhưng khi hiện tượng này nặng hơn máu có thể nhỏ giọt, thậm chí phun thành tia.
Táo bón đi ngoài ra máu có thể gặp ở bất cứ ai. Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ gặp phải hiện tượng này. Phần lớn người bệnh có tâm lý chủ quan, coi thường khiến táo bón đi ngoài ra máu càng phát triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Táo bón đi ngoài ra máu sau sinh do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Thực tế, tùy vào từng trường hợp lượng máu ra nhiều hay ít, các biểu hiện cụ thể đi kèm hoặc dựa vào các xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến chị em
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu có thể do sự thay đổi bất thường của nồng độ tiết tố trong cơ thể gây ra. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi, kết hợp với việc bổ sung những loại khoáng chất như canxi, sắt hoặc áp lực của thai nhi tới vùng khoang chậu khiến chị em gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Táo bón xảy ra khiến các mạch máu ở vùng hậu môn bị sưng phù gây chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu bị táo bón đi ngoài ra máu do sự bất thường của nồng độ nội tiết thì các chị em cũng không nên quá lo lắng. Bởi hiện tượng này sẽ khỏi sau khoảng 1 – 2 tháng sau đó.
Sa búi trĩ
Táo bón đi ngoài ra máu sau sinh rất có thể là dấu hiệu của bệnh sa búi trĩ. Bởi trong quá trình sinh thường, các mẹ thường có thói quen rặn thật mạnh nhằm đẩy em bé ra ngoài. Khi quá trình này thực hiện không đúng cách khiến sức ép lên ổ bụng tăng cao dễ xuất hiện các khóm sa búi trĩ. Ban đầu, mỗi lần đi đại tiện sẽ thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó tự tụt lại được. Nhưng càng ngày chúng càng lồi ra nhiều hơn, to hơn và không thể tụt vào trong được nữa.
Người bệnh còn mắc các triệu chứng khác như đau mỗi lần đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn, tiết dịch dẫn tới viêm nhiễm vùng da ở lân cận khiến người bệnh vô cùng khó chịu, hậu môn luôn có cảm giác ngứa, ướt.
Kiêng khem quá mức sau sinh
Nhiều chị em bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh do thói quen sinh hoạt, kiêng khem quá mức gây ra. Sau sinh, các chị em thường ít vận động, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng như ăn nhiều thịt, ít rau củ quả, uống ít nước….gây táo bón và khiến chúng càng trở nên trầm trọng hơn. Và hệ quả chị em sau sinh phải đối mặt với hiện tượng đại tiện ra máu.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng các loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc kháng sinh…có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh rất có thể do ảnh hưởng bởi các loại thuốc này. Chúng gây ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột dẫn tới chảy máu.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý khiến chị em sau sinh bị táo bón đại tiện ra máu. Trong quá trình chuẩn bị sinh nở hoặc sau sinh, thai phụ phải kiêng khem quá nhiều thứ nên dễ xảy ra táo bón. Khi đi đại tiện, nếu rặn quá mạnh khiến nứt kẽ hậu môn xảy ra khiến hậu môn bị tổn thương, thậm chí gây đau dữ dội.
Polyp hậu môn
Polyp hậu môn có các dấu hiệu gần giống với bệnh trĩ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa rát ở vùng hậu môn. Sau sinh chị em phải trải qua quá trình vượt cạn mệt mỏi. Nếu quá trình chăm sóc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo polyp hậu môn sẽ gây đi cầu ra máu. Tình trạng này khiến chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, bụng đau.
☛ Đọc thêm: Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm? Trị thế nào?
Ung thư trực tràng
Đây là bệnh lý nguy hiểm chị em sau sinh không nên chủ quan. Bệnh tới giai đoạn cuối mới có các triệu chứng rõ rệt như đi ngoài ra máu tươi, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia…Nguyên nhân do khi có khối ung thư gây ảnh hưởng tới ruột già và trực tràng. Khi chịu tác động như vậy gây viêm, kích ứng dẫn tới phản ứng của cơ thể chính là chảy máu.
☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu?
Táo bón ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, táo bón đi ngoài ra máu, đặc biệt ở chị em sau sinh rất nguy hiểm. Bởi đây có thể là triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe, bệnh lý về tiêu hóa. Do đó, chị em cần chăm sóc sức khỏe chu đáo. Bởi nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe:
Mất máu:
Sau sinh vốn dĩ cơ thể chị em đã mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu. Nếu đi ngoài ra máu diễn ra kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu. Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm tăng nguy cơ các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi cơ thể vốn đã yếu, nếu thiếu máu càng dễ gây ra các vấn đề khó lường.
Các mẹ sau sinh cần quan tâm sức khỏe đúng cách, bổ sung dưỡng chất cũng như vận động một cách nhẹ nhàng…Cần giữ tinh thần thoải mái, tâm lý vui vẻ, tránh làm những việc nặng nhọc, nhất là đi vệ sinh không nên rặn mạnh…
Viêm nhiễm hậu môn:
Phụ nữ sau sinh thường xuyên bị đi ngoài ra máu khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm hậu môn,. nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.
Ung thư hậu môn – trực tràng:
Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tình trạng máu chảy nhiều khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét và kích ứng các tế bào ung thư phát triển gây ra bệnh u nang hậu môn trực tràng ác tính.
Táo bón đi ngoài ra máu ở phụ nữ sau sinh cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Khi các mẹ gặp phải dấu hiệu này kéo dài mãi không khỏi hãy nhanh chóng tới trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị đúng cách nhé.
Hướng dẫn cách khắc phục táo bón đi ngoài ra máu sau sinh
Làm thế nào để cải thiện chứng táo bón đi ngoài ra máu sau sinh là thắc mắc của rất nhiều chị em. Đừng quá lo lắng, chỉ cần chị em sau sinh được chăm sóc một cách chu đáo, thường xuyên được quan tâm, thăm khám cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ là có thể nhanh chóng cải thiện. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị kịp thời:
Thay đổi chế độ ăn uống
Dinh dưỡng hàng ngày có tác động tới toàn bộ hoạt động của cơ thể. Sau sinh, cơ thể còn yếu nên cần có thực đơn ăn uống phù hợp để đảm bảo có sữa cho bé vừa phục hồi cơ thể cho bé và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Các mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống như sau:
- Bổ sung cho cơ thể thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…Sau sinh, các mẹ được khuyến khích ăn nhiều trái cây, hoa quả nhằm bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể, dễ tiêu hóa cũng như đại tiện.
- Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ uống có ga, đồ ăn chế biến sẵn…gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước. Sau sinh uống đủ nước rất quan trọng vừa giúp tăng lượng sữa vừa giảm nguy cơ táo bón sau sinh.
Thói quen sinh hoạt hợp lý
- Có chế độ vận động thường xuyên giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Chị em không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Thay vào đó nên đi lại nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập đơn giản nhằm giảm táo bón.
- Hạn chế ngồi xổm, nên ngồi trên một cái ghế thấp để phòng tình trạng sa búi trĩ.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nên nhịn đại tiện, không rặn mạnh hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Rửa sạch hậu môn bằng nước sau khi đại tiện rồi mới lấy giấy thấm khô.
- Không tự ý mua thuốc điều trị táo bón đi ngoài ra máu có thể gây ra các tác dụng phụ đáng tiếc. Bệnh không những không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn, tái đi tái lại nhiều lần.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa stress bởi căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Có thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya.
Hãy dành thời gian thư giãn, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ mỗi ngày nhé.
Mẹo giảm đau sau đại tiện cho chị em sau sinh
Táo bón đi ngoài ra máu khiến chị em luôn có cảm giác đau đớn, khó chịu, thậm chí sợ đi vệ sinh. Tình trạng này càng khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn. Một số mẹo nhỏ sau đây có thể giúp chị em giảm đau sau khi đi vệ sinh, nhờ đó mà chị em cảm thấy hết khó chịu và thoải mái hơn.
Dùng đá lạnh: Lấy đá lạnh bọc bằng khăn vải sạch và chườm lên vùng hậu môn nhằm giảm đau hiệu quả.
Nước ấm: Nước ấm nhanh chóng làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi đại tiện ra máu. Chị em có thể dùng nước ấm để ngâm rửa hậu môn, nhất là sau khi đi vệ sinh. Sau đó, lấy khăn sạch lau khô sạch sẽ.
Gối chữ O: Ngồi gối chữ O được coi là bí quyết giúp giảm áp lực lên hậu môn, đặc biệt là những người mắc trĩ nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa đau rát do búi trĩ căng phồng.
Nằm nghiêng sang 1 bên: Nằm ngủ nghiêng một bên nhằm giảm quá trình tụ máu tại hậu môn. Tốt nhất là nghiêng về bên trái để hạn chế tình trạng ứ máu tại hậu môn dẫn đến việc đi vệ sinh ra máu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách trị đi ngoài ra máu hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn