Hội chứng ruột kích thích gây ra những triệu chứng khó chịu khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Sự khó chịu này có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc thuyên giảm tùy thuộc vào thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày. Do đó, việc xây dựng thực đơn khoa học có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Mục lục
Tìm hiểu nhanh về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn đặc trưng bởi cơn đau bụng tái phát liên quan đến nhu động ruột và liên quan đến những thay đổi về tần suất đi tiêu và độ đặc của phân.
Đối tượng mắc bệnh
Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người trẻ tuổi: từ trước tuổi 35 là 50%
Nữ giới: Theo nghiên cứu và thống kê chỉ ra rằng phụ nữ dễ mắc gấp 2 lần nam giới.
Di truyền: Trong gia đình, những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị hội chứng ruột kích thích thì sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem ảnh hưởng của lịch sử gia đình hội chứng ruột kích thích có nguy cơ có liên quan đến gen, các yếu tố môi trường được chia sẻ trong gia đình, hoặc cả hai.
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chuẩn xác về nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích. Xét về cơ chế sinh bệnh thì chia ra có những nhóm chính là nguyên nhân gây chứng hội chứng ruột kích thích như:
- Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa
- Rối loạn nhu động ruột khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động không ổn định dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu và ợ chu
- Sự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruột sẽ khiến người bệnh muốn đi vệ sinh nhiều hơn và dễ bị đi ngoài chỉ cần sự thay đổi về thời tiết hoặc do ăn phải đồ ăn lạ.
- Ngoài ra những đối tượng hay lo nghĩ, thường bị stress, trầm cảm, mệt mỏi… đều dễ mắc bệnh hơn
Xem thêm: 8 triệu chứng của hội chứng ruột kích thích cần chú ý
Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích
Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích bị giảm cân do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng, mỗi người đều cần được nhận đầy đủ dinh dưỡng về mặt sinh lý, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và hoạt động của của mình.

Khi bị IBS, không nên ăn kiêng nghiêm ngặt, mà chỉ nên thực hiện trong các đợt triệu chứng bùng phát, bằng cách loại bỏ những thực phẩm kích thích khỏi chế độ ăn uống để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể hơn, đây là những thực phẩm có thể khiến các triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi… xuất hiện hoặc trầm trọng thêm
Hiện tại, các chuyên gia đã xác định được 9 quy tắc cơ bản trong hành vi ăn uống giúp cải thiện triệu chứng của IBS, đó là:
- Ưu tiên các loại thức ăn tự nhiên, tự chế biến, hợp vệ sinh, không ăn nhiều thức ăn nhanh.
- Uống đủ nước (2 lít), tránh rượu và đồ uống caffeine, đồ uống có gas
- Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thức ăn cay và gia vị khỏi chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn chất béo động vật
- Kiểm soát lượng chất xơ trong thực phẩm
- Cố gắng tuân thủ chế độ ăn không có gluten (lúa mì, lúa mạch)
- Hạn chế tiêu thụ carbohydrate
- Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, không để quá đói hoặc quá no
- Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, ăn đúng giờ, tránh để đói kéo dài giữa các bữa
Xây dựng thực đơn khoa học cho người bị hội chứng ruột kích thích
Ghi chép thực đơn ăn uống
Để cải thiện IBS, chúng ta cần có những quy tắc ăn uống nhất định (như nêu trên), song không có một thực đơn duy nhất nào có thể giúp ích cho mọi bệnh nhân để kiểm soát triệu chứng. Bởi, những gì mà mỗi người gặp phải là khác nhau, nó khác nhau về triệu chứng nổi trội, thời điểm bùng phát và tần suất.
Ví dụ, người này bị đau bụng thường xuyên hơn người kia, người này hay bị tiêu chảy trong khi người kia bị táo bón. Có người vài tháng triệu chứng mới tái phát, trong khi một số người bị tái phát thường xuyên hơn…
Nói chung, hội chứng ruột kích thích thường bùng phát với 4 nhóm triệu chứng chính đó là:
- Đau bụng quặn
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Đầy hơi, chướng bụng
Thực đơn ăn uống của những người bị IBS thường được xây dựng dựa trên các triệu chứng này. Chỉ bạn mới hiểu chính mình nhất, do đó bạn sẽ biết được đâu là loại thực phẩm có thể khiến “bụng dạ” của mình trở nên khó chịu hoặc nhẹ nhàng hơn.
Việc bạn cần làm là:
Liệt kê thực phẩm nên ăn – nên kiêng
- Ghi chép các loại thực phẩm bạn cảm thấy ổn hoặc tốt hơn sau khi ăn.
- Ghi chép đầy đủ các loại thực phẩm khiến bạn khó chịu và liệt kê đầy đủ những dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu bạn có thể gặp phải sau khi ăn chúng.
Tìm hiểu thành phần của thực phẩm
Tìm hiểu thành phần của thực phẩm (gây kích thích) để biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Ví dụ:
- Bạn hay bị tiêu chảy do ăn lúa mì, thì đó có thể là do protein gluten trong loại thực phẩm này. Do đó, hãy tránh tất cả các món ăn có liên quan tới gluten.
- Bạn hay bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn kẹo cao su, chất tạo ngọt sorbitol trong loại kẹo này rất có thể là nguyên nhân. Nó cũng có trong nhiều thực phẩm khác như bánh quy, nước hoa quả đóng chai…
Ghi chép định lượng khẩu phần ăn
Đôi khi, nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu của IBS không phải do loại thực phẩm, mà có thể do bạn ăn nó quá nhiều. Hãy xem xét lại khẩu phần ăn uống của mình và xác định lượng phù hợp cho mỗi bữa ăn, để không cảm thấy quá no. Một số thực phẩm có nguy cơ gây ra các triệu chứng IBS hoàn toàn vẫn có thể ăn được với lượng nhỏ.
Lưu ý: Với bệnh nhân IBS, hãy ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
Ghi chép thời gian ăn uống hợp lý
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, bạn nên ăn uống điều độ, bằng cách duy trì thời gian ăn uống cố định vào mỗi ngày, chia đều thời gian khoảng cách giữa cách lần ăn. Bạn không nên ăn quá khuya, ăn no trước khi đi ngủ.
Việc thu thập thông tin này có thể mất nhiều thời gian và bạn cũng nên cập nhật nó liên tục. Bạn có thể coi đây như một cuốn từ điển ẩm thực của riêng mình. Nhưng vậy, bạn sẽ có kế hoạch sẵn sàng để xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và ngon miệng.
Xây dựng thực đơn
Như đã nói ở trên, không có thực đơn duy nhất nào dành cho tất cả bệnh nhân IBS, do đó, mẫu thực đơn được mô tả dưới đây chỉ là ví dụ, bạn có thể tham khảo và “tùy biến” linh hoạt phù hợp với bản thân.
Bữa sáng
Menu 1: 2 quả trứng ốp la
Menu 2: 1 củ khoai lang
Menu 3: 1 bát cháo yến mạch
Bữa phụ
Menu 1: 1 hộp sữa chua
Menu 2: 1 ly sinh tố bơ
Menu 2: 1 bắp ngô
Bữa trưa
Menu 1: Canh xương hầm cà rốt, rau củ, 1 bát cơm, thịt gà xào sả ớt
Menu 2: Thịt băm cà chua, 1 bát cơm, canh ngao
Menu 3: Thịt gà xào nấm, 1 bát cơm, canh mồng tơi
Bữa chiều
Menu 1: 1 chiếc bánh bao
Menu 2: 1 quả táo
Menu 3: 1/2 trái dứa cỡ vừa
Bữa tối
Menu 1: Canh bí đao hầm xương, 1 chén cơm, đậu phụ rim hành
Menu 2: Ốc nấu chuối đậu, 1 chén cơm, canh mướp
Menu 2: Chả lá lốt, 1 chén cơm, canh cua
Với tất cả những hướng dẫn trên đây, chúng tôi hiểu rằng không dễ dàng để bạn có thể làm theo tất cả những điều này. Nhưng đừng quá áp lực, điều quan trọng là kiên trì, và bắt đầu từ những thay đổi nhỏ không chỉ trong chế độ ăn uống mà còn cả lối sống. Tất cả những thay đổi tích cực đều có cải thiện trạng thái tinh thần nói riêng và chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn.
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp chuyên biệt cho IBS
Ngoài việc lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là một sản phẩm uy tín với thành phần kết hợp tinh hoa của dược liệu cổ truyền và thành tựu của công nghệ khoa học tiên tiến.
Bạch phục linh giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, Bạch truật giúp điều hòa nhu động ruột, cầm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, rối loạn đại tiện, rối loạn thể chất phân… ImmuneGamma trong sản phẩm có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả:
- Cao Bạch Truật ……………..200mg
- Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
- Cao Bạch Thược …………..50mg
- Cao Hoàng Bá ………………50mg
- 5-HTP …………………………3mg
- ImmuneGamma ……………..100mg
Tất thành phần trên được kết hợp và tạo thành sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – Một sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích và Đại tràng co thắt với các công dụng vượt trội:
Sản phẩm hướng tới các lợi ích nổi bật:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột
- Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS và tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích và các bệnh đại tràng các bạn có thể thể xem TẠI ĐÂY
Các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn