Viêm đại tràng co thắt là rối loạn cơ năng của ống tiêu hóa, được biểu hiện thành nhiều triệu chứng khác nhau tại đại tràng. Sử dụng thuốc là một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát khó chịu, ngăn tái phát và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Thế nhưng, dùng thuốc nào và dùng như thế nào thì không phải người bệnh nào cũng hiểu rõ. Bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn thông tin chi tiết hơn về tình trạng này.
Mục lục
Thuốc điều trị riêng cho viêm đại tràng co thắt thể tiêu chảy
Viêm đại tràng co thắt thể tiêu chảy đặc trưng với tình trạng nhu động ruột tăng nhanh quá mức gây đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng. Bên cạnh đó, nhu động quá nhanh làm nước và điện giải trong bã thức ăn không được tái hấp thu như bình thường. Điều này khiến cơ thể người bệnh thiếu hụt nước, điện giải và phân lỏng, nát.
Để điều trị tiêu chảy trong viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường được chỉ định một số thuốc sau đây:
Alosetron
Alosetron là chất đối kháng mạnh và chọn lọc trên thụ thể 5-HT3 phân bố chủ yếu ở các tế bào thần kinh ruột, thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Sự kích hoạt các thụ thể này khiến các tín hiệu từ não đến ruột bị ngăn lại, từ đó giảm kích thích, giảm nhu động, co thắt đại tràng dẫn đến giảm đau bụng tiêu chảy.
Cách dùng Alosetron như sau:
- Liều khởi đầu: Uống 0,5 mg/ lần x 2 lần/ngày. Sau dùng thuốc, nếu bị táo bón, người bệnh cần tạm ngưng cho đến khi hết táo bón thì bắt đầu lại với liều 0,5 mg/ lần/ngày. Nếu vẫn táo bón trở lại, hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Liều duy trì: Uống 0,5 mg/ lần x 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 4 tuần nếu đáp ứng tốt thì ngưng. Trường hợp triệu chứng không được kiểm soát, người bệnh có thể tăng lên 1 mg/ lần x 2 lần/ngày. Nếu vẫn không đáp ứng, hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Đau bụng, chướng bụng
- Buồn nôn, nôn hay trào ngược dạ dày
- Tiêu chảy hoặc táo bón nặng
- Viêm dạ dày, ruột
- Nhiễm trùng tiết niệu hoặc đường hô hấp trên
Eluxadoline
Eluxadoline là một agonis thụ thể mu-opioid, chất chủ vận thụ thể opioid kappa và chất đối kháng thụ thể opioid delta. Hoạt chất này giúp giảm nhu động co bóp đại tràng và giảm kích thích ruột do căng thẳng, từ đó làm dịu triệu chứng đau bụng quặn và tiêu chảy.
Cách sử dụng thuốc như sau:
- Người lớn: Uống liều 100mg/ lần x 2 lần/ ngày. Liều lượng này có thể thay đổi tùy theo thể trạng bệnh nhân. Thuốc được sử dụng bằng cách uống thuốc trực tiếp hoặc dùng chung với thức ăn.
- Trẻ em: Không sử dụng nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ.
- Tắc nghẽn túi mật
- Bất thường cơ vòng Oddi
- Viêm tụy
- Nghiện rượu
Rifaximin
Một số chuyên gia cho rằng, thủ phạm gây tiêu chảy trong bệnh viêm đại tràng co thắt là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Trong khi đó, Rifaximin là một loại kháng sinh phổ rộng, có khả năng ức chế quá trình tổng hợp ARN của nhiều loại vi khuẩn nên được lựa chọn trong điều trị.
Một nghiên cứu khác đã chứng minh Rifaximin có khả năng kích hoạt thụ thể Pregnane X (PXR). Thụ thể này có khả năng ức chế yếu tố phiên mã tiền viêm NF-kappa B (NF-κB), nhờ đó ức chế hiệu quả bệnh viêm ruột. Rifaximin đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng co thắt thể tiêu chảy.
Năm 2015, FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng Rifaximin trong điều trị tiêu chảy ở người bệnh đại tràng co thắt. Người bệnh cần sử dụng thuốc như sau:
- Liều dùng: 550mg/ lần x 3 lần/ ngày, kéo dài 14 ngày. Nếu tái phát, có thể sử dụng thêm 14 ngày với liều lượng tương tự. Thuốc có thể kiểm soát triệu chứng lâu nhất là 6 tháng.
- Cách sử dụng: Có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Thuốc chống tiêu chảy
Với những trường hợp tiêu chảy nhiều lần, bác sĩ có thể kết hợp thêm trong phác đồ các loại thuốc chống tiêu chảy để giúp người bệnh kiểm soát bệnh tạm thời. Những thuốc này có tác dụng ức chế nhu động ruột, làm chậm quá trình di chuyển của phân qua đại tràng nhờ đó hạn chế số lần đại tiện và tình trạng phân lỏng nát.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Loperamide: Người bệnh cần uống liều khởi đầu 4mg rồi giảm xuống 2mg cho tới khi cầm tiêu chảy. Sau đó, duy trì 4 – 8mg/ ngày chia 2 lần.
- Diphenoxylate: Khởi đầu với liều 5mg/ lần cho đến khi cầm tiêu chảy (liều tối đa: 20 mg/ ngày). Sau đó, giảm xuống liều duy trì bằng 25% liều giúp cầm tiêu chảy.
Những thuốc cầm tiêu chảy có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu thấy dấu hiệu bất thường khác, bạn cần dừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc điều trị riêng cho viêm đại tràng co thắt thể táo bón
Viêm đại tràng co thắt thể táo bón có triệu chứng đặc trưng là táo bón kéo dài, phân vón cục khô cứng, đôi khi như phân dê gây đau rát mỗi khi đi đại tiện. Kèm theo đó là những cơn đau quặn bụng, đầy bụng, thường xuyên mót rặn.
Để điều trị tình trạng này, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh sử dụng một số thuốc dưới đây.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng hút và giữ nước trong phân, giảm độ đặc của phân, khiến phân mềm và dễ đẩy ra ngoài hơn.
Một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến như:
Lactulose
Lactulose là một loại đường disaccharide nhân tạo không được hấp thu ở đường tiêu hóa mà chỉ bị phân hủy bởi vi khuẩn trong đại tràng. Hoạt chất này được giữ nguyên vẹn cấu trúc cho đến khi di chuyển đến đại tràng nên sẽ mất từ 24 – 48h để tạo ra tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Liều dùng lactulose được tính theo cân nặng của người bệnh, cụ thể: Dùng 1ml/ kg/ lần/ ngày hoặc 2 lần/ngày. Mỗi ngày sử dụng tối đa 60 ml.
Khi dùng lactoluse, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi. Trong trường hợp này, người bệnh có thể giảm bớt liều, nếu các triệu chứng trên không cải thiện, hãy ngưng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, Lactoluse được chống chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người bệnh galactose huyết hoặc được yêu cầu hạn chế lactose.
- Quá mẫn với các thành phần trong chế phẩm.
Polyethylene glycol (hay “PEG”)
Polyethylene glycol là một polyme tổng hợp có khả năng liên kết với các phân tử nước, giúp làm mềm phân. Hướng dẫn năm 2021 của ACG đã công nhận rằng hoạt chất này là một trong những phương pháp hiệu quả, tiết kiệm và an toàn cho chứng táo bón kéo dài của người bệnh viêm đại tràng co thắt.
Liều dùng của Polyethylene glycol được tính như sau: 1 – 1,5 g/kg bột thuốc hòa tan trong 10ml/ kg nước. Uống 1 lần/ngày trong 3 ngày liên tục.
Trong quá trình sử dụng Polyethylene glycol, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như đầy bụng, chướng hơi, quặn bụng hoặc đại tiện không tự chủ. Ngoài ra, một số người bị nôn lúc mới uống thuốc, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau vài lần sử dụng.
Ngoài ra, Polyethylene Glycol cũng được chống chỉ định cho những đối tượng người bệnh sau:
- Người có thể trạng suy yếu như: suy tin hay mất nước nghiêm trọng.
- Người có niêm mạc đại tràng tổn thương nghiêm trọng như ung thư đại tràng tiến triển
- Bệnh nhân tắc ruột hay liệt ruột
- Trẻ em.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu khác
Ngoài hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trên, người bệnh có thể được kê sản phẩm thuốc nhuận tràng tạo muối như: magie hydroxit, magie citrate hay natri phosphat. Đây là những thuốc đã được sử dụng từ lâu trong điều trị táo bón.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể nếu dùng quá liều. Thậm chí, một số người đã bị suy thận đe dọa tính mạng và thậm chí tử vong sau khi dùng quá liều khuyến cáo. Do đó, hãy đặc biệt thận trọng nếu bạn đang sử dụng chúng.
Chất kích hoạt kênh clorua – Lubiprostone
Chất kích hoạt kênh clorua – Lubiprostone là chất tương tự như prostaglandin E1, có ái lực cao với các kênh clorua loại 2 trong màng đỉnh tế bào biểu mô ruột. Thuốc làm giảm tính thấm của thành ruột và kích thích tăng nhu động ruột. Điều này khiến nước giữ trong phân nhiều hơn, phân mềm và được đẩy ra ngoài tốt hơn. Thuốc đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị đại tràng co thắt thể táo bón ở phụ nữ.
Liều dùng thông thường của Lubiprostone cho phụ nữ bị đại tràng co thắt thể táo bón là: 8 mcg x 2 lần/ngày. Thuốc được uống với thức ăn và nước uống để giảm cảm giác buồn nôn.
Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, trống ngực. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn nếu gặp phải những triệu chứng này.
Những đối tượng chống chỉ định với Lubiprostone gồm có:
Người mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân tắc ruột
- Người bị tiêu chảy nặng
- Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc kích hoạt Guanylate Cyclase – C
Các thuốc kích hoạt guanylate cyclase-C hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các thụ thể được gọi là guanylate cyclase-C (GC-C), từ đó tạo ra kích thích làm tăng nhu động ruột và tăng hàm lượng nước trong phân.
Nhóm thuốc này gồm 2 hoạt chất chính gồm: Plecanatide và Linaclotide. Cả hai hoạt chất này đều được FDA chấp thuận để điều trị đại tràng co thắt thể táo bón. Liều dùng và cách sử dụng cho từng hoạt chất như sau:
- Plecanatide: Dùng liều 3mg/ lần/ ngày với người lớn. Thuốc có thể uống riêng hoặc cùng với thức ăn đều được.
- Linaclotide: Dùng liều 290 mcg/ lần/ ngày với người lớn. Thuốc được uống khi đói, ít nhất 30 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.
Thuốc chủ vận thụ thể 5-HT4
Các thuốc chủ vận thụ thể serotonin loại 4 (5-HT4) hoạt động chọn lọc trên các vị trí thụ thể serotonin dẫn truyền thần kinh trong hệ thống đường tiêu hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ di chuyển của phân trong đại tràng, rút ngắn thời gian tái hấp thu nước, nhờ đó điều trị hiệu quả tình trạng táo bón.
Các thuốc chủ vận thường gặp gồm: Prucalopride và Tegaserod. Trong đó, Prucalopride đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng trong điều trị táo bón do đại tràng co thắt gây ra. Tegaserod được dùng để điều trị cho những bệnh nhân là phụ nữ dưới 65 tuổi. Cách dùng từng loại như sau:
- Prucalopride: Dùng liều 2mg/ lần/ngày, có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Tegaserod: Dùng liều 6mg/ lần x 2 lần/ngày vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ngưng sử dụng thuốc nếu không đáp ứng sau 4 – 6 tuần điều trị.
Khi sử dụng nhóm thuốc 5 – HT4, người bệnh thường phải các tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, đau đầu, chóng mặt,… Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách giải quyết.
Những đối tượng chống chỉ định với 5 – HT4 bao gồm:
- Prucalopride: Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận hoặc đang chạy thận nhân tạo, thủng tắc ruột, tắc hồi tràng, viêm ruột nghiêm trọng và phình đại tràng.
- Tegaserod: Không sử dụng cho những người từng bị đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực, bất kỳ loại thiếu máu cục bộ đường ruột nào và mắc bệnh lý gan thận.
Thuốc nhuận tràng tạo hình hàng loạt
Thuốc nhuận tràng tạo hình hàng loạt không được hấp thụ trong ống tiêu hóa, do đó chúng làm tăng thể tích của phân, khiến phân xốp mềm và dễ đẩy ra ngoài hơn.
Những loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Psyllium: Dùng liều 2,5 – 30g/ lần x 1 – 3 lần/ngày cho người từ 12 tuổi trở lên. Thuốc có thể gây tác dụng phụ chướng bụng đầy hơi.
- Methylcellulose: Liều dùng là 2g/ lần x 1 – 3 lần/ngày.
- Wheat dextrin: Liều dùng được tính bằng: 5g + số tuổi x 1g, uống 1 lần/ ngày. Thuốc có thể gây chướng bụng đầy hơi khi sử dụng.
Trong hướng dẫn lâm sàng năm 202, Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG) khuyến nghị bổ sung chất xơ trong chế độ ăn của người bị táo bón do đại tràng co thắt. Tuy nhiên, người bệnh cần bổ sung chất xơ hòa tan và tránh dùng nhiều chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong vỏ mã đề, cám yến mạch, lúa mạch và đậu. Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại rau.
Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc nhuận tràng kích thích hoạt động bằng cách làm tăng nhu động đại tràng, khiến đại tràng co thắt mạnh hơn, tăng lực đẩy phân ra ngoài. Các thuốc nhuận tràng kích thường gặp như:
- Senna: Dùng liều 8,6g/ lần / ngày hoặc 17,2g/ 2 lần/ ngày cho người trên 12 tuổi.
- Bisacodyl: Dùng liều 5 – 15g/ lần/ ngày cho bệnh nhân trên 12 tuổi.
Thuốc nhuận tràng làm dịu (Chất bôi trơn)
Dầu khoáng là thuốc nhuận tràng làm dịu được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc giúp bôi trơn, giảm ma sát giữa phân và thành ruột, đồng thời kích thích nhu động ruột khiến phân được đẩy ra dễ dàng hơn.
Cách dùng phổ biến nhất của dầu khoáng là thụt hậu môn với liều 60m/ lần/ ngày trong 3 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, thụt phân nhiều có thể dẫn đến tình trạng són phân hoặc tổn thương cơ học trong quá trình sử dụng.
Thuốc điều trị chung cho cả hai thể bệnh
Ngoài những triệu chứng đặc trưng, viêm đại tràng co thắt thể táo bón và thể tiêu chảy còn khiến người mắc bệnh gặp phải các vấn đề chung như: đầy bụng, khó tiêu, lo âu hay thậm chí trầm cảm. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc dưới đây.
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm không được chính thức chấp thuận như một phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát nhu động ruột, giảm đau nhờ khả năng tác động lên quá trình dẫn truyền xung thần kinh trong ống tiêu hóa.
Các nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến gồm:
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs): Bao gồm các hoạt chất như fluoxetine và sertraline.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Phổ biến như amitriptyline, nortriptylene, imipramine và despiramine.
Người bệnh cần sử dụng thuốc với liều thấp sau đó tăng dần lên cho đến khi đạt được hiệu quả giảm đau bụng. Liều lượng cụ thể được bác sĩ chỉ định sau khi xác định được mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh. Một số bác sĩ có thói quen sử dụng SSRIs cho người bệnh thể táo bón và TCA cho những người viêm đại tràng co thắt thể tiêu chảy.
Thuốc chống co thắt
Các thuốc chống co thắt có tác dụng thư giãn cơ trơn đường tiêu hóa, giảm co thắt từ đó cải thiện triệu chứng đau bụng cho người bệnh viêm đại tràng co thắt.
Các loại thuốc chống co thắt phổ biến gồm:
- Thuốc kháng cholinergic: Bao gồm các hoạt chất dicyclomine, hyoscine butylbromide, hyoscyamine và mebeverine.
- Tinh dầu bạc hà
Vì các triệu chứng co thắt đại tràng có xu hướng nghiêm trọng hơn sau bữa ăn nên các thuốc này được khuyên sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 – 60 phút.
Liều lượng dùng thuốc sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ xác định mức độ của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Làm gì để tăng hiệu quả của các thuốc điều trị?
Sử dụng thuốc chỉ là một phần của phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt. Đa số các loại thuốc đều giúp kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng nhưng lại không đem đến hiệu quả lâu dài. Muốn duy trì được hiệu quả điều trị, người bệnh phối hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường và duy trì hiệu quả điều trị viêm đại tràng co thắt. Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho từng trường hợp.
Nếu bạn đang bị đau bụng, đầy bụng chướng hơi, hãy:
- Các món từ yến mạch (chẳng hạn như cháo) thường xuyên
- Bổ sung thêm tối đa 1 thìa hạt lanh (nguyên hạt hoặc xay) mỗi ngày
- Tránh thực phẩm khó tiêu hóa như: bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải bruxen, đậu, hành tây và trái cây khô
- Tránh các sản phẩm có chứa sorbitol
Nếu bạn đang bị tiêu chảy, hãy:
- Cắt giảm thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt bánh mì nâu và gạo lứt), các loại đậu và các loại hạt khô.
- Tránh các sản phẩm có chứa chất tạo ngọt gọi là sorbitol
Nếu bạn đang bị táo bón, hãy:
- Uống nhiều nước để giúp phân mềm hơn
- Tăng lượng thực phẩm chứa chất xơ hòa tan trong chế hàng ngày như: yến mạch, đậu, cà rốt, khoai tây gọt vỏ và hạt lanh (nguyên hạt hoặc xay)
Bên cạnh đó, người bệnh viêm đại tràng co thắt cần lưu ý một số thói quen giúp cho việc điều chỉnh chế độ ăn có được hiệu quả tốt nhất, cụ thể:
- Lựa chọn nguyên liệu tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
- Tạo sổ nhật ký thực phẩm để phát hiện những món ăn không phù hợp với cơ địa của mình, làm khởi phát bệnh.
- Không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc quá nhanh
- Tránh sử dụng quá nhiều gia vị, dầu mỡ trong quá trình chế biến món ăn
- Không ăn quá 3 phần trái cây (80g/ phần) và không uống quá 3 tách trà hay cà phê mỗi ngày
- Không sử dụng các thức uống không tốt như bia, rượu, nước ngọt, đồ uống có gas
Thay đổi lối sống
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng co thắt gây ra. Theo các chuyên gia, bạn nên:
- Tập thể dục mỗi ngày: Thói quen này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng giúp người bệnh có trạng thái tâm lý ổn định và lạc quan hơn.
- Ngủ đủ giờ: Hãy duy trì thời lượng ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng/ ngày. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng và đủ năng lượng cho những hoạt động, công việc trong ngày.
- Dành thời gian thư giãn: Điều này giúp người bệnh viêm đại tràng co thắt hạn chế bị căng thẳng kéo dài. Nhờ đó, nhu động đại tràng và các chức năng tiêu hóa khác cũng trở nên ổn định hơn.
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
Tràng Phục Linh PLUS được nhiều chuyên gia đề xuất cho người bệnh viêm đại tràng co thắt. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài, rất phù hợp để kiểm soát các triệu chứng co thắt đại tràng.
Những tác động mà Tràng Phục Linh PLUS mang đến cho người bệnh gồm có:
- Điều hòa nhu động đại tràng: Thành phần 5 – HTP có khả năng chuyển hóa thành serotonin khi vào cơ thể. Hoạt chất này có tác dụng ức chế các xung động thần kinh trên thành ruột, nhờ đó giúp ổn định nhu động co bóp đại tràng, giảm các triệu chứng: đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy.
- Tăng cường sức khỏe tiêu hóa: Thành phần ImmuneGamma chiết tách từ vách của lợi khuẩn Lactobacillus fermentum có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng tái tạo tổn thương và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giảm đầy bụng, nhiễm khuẩn tiêu hóa: Nhờ các thảo dược: bạch truật, bạch phục linh, hoàng bá và bạch thược có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy chướng bụng, giảm đau bụng và tiêu diệt các hại khuẩn trong đường ruột.
Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS đã được Bộ Y tế chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua và yên tâm sử dụng sản phẩm.
Trên đây là nội dung giới thiệu về các loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt. Hy vọng qua những chia trẻ trong bài viết, người bệnh có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc mình cần dùng. Lưu ý, tất cả những thuốc trong bài viết cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Người bệnh không nên tự ý uống thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/ibs/ibs-d-drugs
- https://www.webmd.com/ibs/guide/treating-constipation
- https://www.verywellhealth.com/prescription-medicine-for-constipation-and-ibs-c-1944781
- https://www.verywellhealth.com/ibs-medication-4014169
- https://www.drugs.com/condition/irritable-bowel-syndrome.html
- https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/diet-lifestyle-and-medicines/
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn