Sữa chua là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và lợi khuẩn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, người có bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thành phần và lợi ích của sữa chua
Sữa chua là một chế phẩm từ sữa phổ biến, được tạo thành bằng cách ủ vi khuẩn ở nhiệt độ thích hợp, làm lên men đường lactose (đường tự nhiên có trong sữa) thành acid lactic. Chất này khiến cho protein trong sữa đông lại tạo nên hương vị và kết cấu đặc biệt.
Sữa chua có thể được làm từ sữa nguyên chất (full cream) hoặc sữa tách béo.
Sữa chua nguyên chất không đường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giàu dinh dưỡng
Sữa chua chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần:
- Cung cấp lượng lớn protein, 200g sữa chua chứa đến 12g protein.
- Giàu canxi. Một khoáng chất quan trọng đối với răng và xương, chỉ một cup sữa chua (khoảng 240ml) đã cung cấp 49% nhu cầu canxi hàng ngày.
- Sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin (vitamin B2), hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim và một số dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
- Một cup sữa chua cung cấp 38% nhu cầu phốt pho, 12% magiê và 18% kali trong ngày. Những khoáng chất này rất quan trọng đối với một số quá trình sinh học như điều hòa huyết áp, trao đổi chất và sự khỏe mạnh của xương.
Probiotic
Đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, trong các loại sữa chua có thể chứa một hoặc một vài loại lợi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là: Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophiles. Chúng phát triển trong quá trình lên men hoặc có thể được bổ sung thêm sau khi thanh trùng.

Probiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường hấp thu vitamin và khoáng chất.
Hỗ trợ quản lý cân nặng
Nhờ có hàm lượng protein và canxi cao có khả năng thúc đẩy nồng độ kích thích tố peptide YY và GLP-1 làm giảm cảm giác thèm ăn.
Việc tiêu thụ sữa chua có tác động tích cực lên việc giảm trọng lượng cơ thể, tỉ lệ mỡ và vòng eo. Những người ăn sữa chua cũng có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn, điều này có thể liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng chứa calo thấp của sữa chua.
Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ruột, thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên trên, tạo ra các vết loét, chảy máu, tiết dịch nhầy và mủ. Một số dấu hiệu thường gặp như: đau bụng, tiêu chảy, đau hoặc chảy máu khi đi tiêu, cần đại tiện khẩn cấp, sút cân, sốt, táo bón…
Sữa chua giúp cải thiện tình trạng bệnh nhờ các tác động sau:
- Làm giảm viêm bằng cách cải thiện tính toàn vẹn của niêm mạc ruột. Do đó, nội độc tố (được tạo ra bởi vi khuẩn gây hại) không thể đi vào máu và thúc đẩy viêm.
- Duy trì cân bằng sinh thái của hệ vi khuẩn đường ruột, hình thành hàng rào sinh học, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, làm giảm phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch gây viêm đại tràng.
- Ngăn ngừa táo bón bằng cách sản xuất một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn để thúc đẩy nhu động ruột. Sự phát triển hàng loạt của vi khuẩn cũng làm thay đổi áp suất thẩm thấu.
- Sữa chua chứa nhiều enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
- Lợi khuẩn trong sữa chua hạn chế tiêu chảy do kháng sinh.
Lưu ý khi ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân viêm đại tràng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
– Đọc kỹ thành phần trên nhãn, nên chọn sữa chua nguyên chất không đường và có probiotic. Một số loại sữa chua được bổ sung lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và béo phì.
– Vi sinh vật không thể sống sót nếu trải qua chế biến nhiệt. Các sản phẩm có chứa sữa chua khô trong trái cây sấy hay ngũ cốc, bánh… không còn lợi khuẩn.
– Nên dùng sữa chua sau khi ăn, không nên ăn khi bụng đói.
– Người bị dị ứng các protein trong sữa không nên ăn sữa chua, có thể làm nổi mề đay, sưng tấy hoặc sốc phản vệ. Có thể cân nhắc dùng sữa chua từ đậu nành hoặc cốt dừa để thay thế.
– Với trường hợp không dung nạp lactose, một số người vẫn có thể ăn được sữa chua. Do một phần lactose bị phân huỷ trong quá trình lên men và probiotic cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nếu mắc hội chứng này, bạn có thể thử và xác định xem sữa chua có phù hợp với mình không.
– Không nên ăn sữa chua ngay khi vừa uống thuốc, kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn. Bạn nên ăn cách sau đó khoảng 2 giờ.
☛ Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không?
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng
Khẩu phần ăn không phù hợp không những làm tăng nặng triệu chứng mà còn dẫn đến thiếu chất, giảm cân và suy dinh dưỡng. Sau đây là một số khuyến cáo trong ăn uống cho người bị bệnh đại tràng:
- Chia làm 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Uống đủ nước để giữ cho nước tiểu có màu vàng nhạt đến trong. Cơ thể của bạn rất dễ bị mất nước do tiêu chảy.
- Uống từ từ và tránh dùng ống hút vì có thể nuốt phải không khí gây đầy hơi.
- Nên trữ sẵn các thực phẩm mà bạn có thể dung nạp tốt (trong danh sách bên dưới).
- Sử dụng các kỹ thuật nấu ăn đơn giản: luộc, nướng, hấp, kho, chần…
- Nên ghi chép lại các loại thực phẩm đã ăn và quan sát phản ứng của cơ thể.
- Nếu muốn thử thức ăn mới, tốt nhất chỉ nên thử một loại mỗi ngày để dễ phát hiện thực phẩm gây ra vấn đề.
Cách ăn khi đang khởi phát bệnh
Thực phẩm nên tránh
- Chất xơ không hòa tan: trái cây có vỏ và hạt, rau sống (đặc biệt là các loại rau họ cải như súp lơ), các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám.
- Sữa, pho mát.
- Đường không hấp thu: sorbitol, mannitol và các loại rượu đường khác có trong kẹo cao su không đường, kẹo, kem, một số loại trái cây và nước trái cây như lê, đào và mận khô.
- Thức ăn có đường: bánh ngọt, kẹo và nước trái cây.
- Thực phẩm giàu chất béo: bơ, dừa, bơ thực vật, món ăn quá béo, nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có cồn và caffein: bia, rượu, soda và cà phê.
- Món ăn cay nóng.
Thực phẩm nên ăn

- Trái cây ít chất xơ: chuối, dưa đỏ, dưa mật và trái cây nấu chín. Đặc biệt với bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
- Protein nạc: cá, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, đậu nành, trứng, đậu phụ.
- Ngũ cốc tinh chế: gạo trắng, bánh mì không chứa gluten, mì ống trắng, bột yến mạch…
- Các loại rau không phải họ cải, không hạt, không vỏ, đã được nấu chín hoàn toàn như: măng tây, dưa chuột, khoai tây, bí…
- Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống: hỏi tư vấn bác sĩ về những chất bổ sung phù hợp với nhu cầu của bạn.
☛ Tham khảo thêm: Gợi ý một số thực phẩm tốt cho đại tràng không nên bỏ qua!
Cách ăn khi đã thuyên giảm triệu chứng
Cần duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng ngay cả khi bệnh thuyên giảm, thậm chí có vẻ biến mất. Đừng quên luôn giới thiệu thức ăn mới một cách từ từ.
Những thức ăn sau sẽ có lợi cho bạn trong giai đoạn này:
- Thực phẩm giàu chất xơ: đậu, yến mạch, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám.
- Protein: thịt nạc, cá, trứng, các loại hạt và đậu phụ.
- Trái cây và rau: cố gắng ăn càng nhiều màu sắc thực vật (xanh, đỏ, trắng, tím…) càng tốt, loại bỏ vỏ và hạt nếu chúng gây khó chịu.
- Thực phẩm giàu canxi: rau xanh, sữa chua, kefir và sữa (nếu bạn không dung nạp lactose, hãy chọn các sản phẩm sữa không có lactose hoặc sử dụng men tiêu hóa lactase)
- Món ăn có men vi sinh: sữa chua, kim chi, miso, dưa cải…
Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh lý dai dẳng và gây nhiều khó chịu cho cả thể chất cũng như sinh hoạt của người bệnh. Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh lý này, chúng tôi đã cho ra đời Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm chứa các dược liệu cổ truyền như: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá giúp kiện tỳ vị, trợ tiêu hóa. Đặc biệt còn kết hợp với ImmuneGamma (chiết xuất từ vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus fermentum) và 5-HTP (chất hoá học nội sinh) tạo thành giải pháp chuyên biệt cho người mắc bệnh đại tràng cấp và mãn tính:
- Chống loét, giảm viêm.
- Bảo vệ và hồi phục niêm mạc đại tràng đã tổn thương.
- Giảm nhẹ các rối loạn đường tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, sôi bụng, khó tiêu, đầy hơi, xuất huyết…
- Cân bằng hệ khuẩn đường ruột, nâng cao miễn dịch của cơ thể.
- Tăng cường sức mạnh đường ruột, phòng ngừa tái phát.
- Lành tính, không tác dụng phụ.
Để khẳng định chất lượng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không thể cải thiện tình trạng bệnh sau 2 tháng sử dụng.
Để đặt mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất, mời bạn xem TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Bên cạnh những chỉ định về thuốc hay phẫu thuật (nếu cần thiết) của bác sĩ, việc điều trị viêm đại tràng cần lưu tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt. Bạn nên tăng cường rèn luyện thể chất để nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/nutrition/7-benefits-of-yogurt
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/295714#benefits
- https://www.crohnscolitisfoundation.org/diet-and-nutrition/what-should-i-eat
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn