Béo, thơm và bổ dưỡng, trứng là món ăn được nhiều người yêu thích. Nhưng người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Và cần ăn thế nào cho đúng cách? Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết vấn đề này và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của trứng
Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất vì có hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng để hỗ trợ sự phát triển của phôi thai cho đến khi nở. Đồng thời với ưu thế dễ hấp thu và giá cả phải chăng đã khiến trứng trở thành thực phẩm cơ bản của con người. Trong đó, trứng gà được tiêu thụ phổ biến nhất.
Một quả trứng gà luộc chứa:
- 84 kcal
- 8,3g protein
- 5,7g chất béo
- 1,6g chất béo bão hòa
- 18mcg folate
- 1,89mcg vitamin D
- Vitamin A: 6% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị trong ngày (RDA)
- Vitamin B2: 15% RDA
- Vitamin B12: 9% RDA
- Vitamin B5: 7% RDA
- Phốt pho: 86 mg, tương đương 9% RDA
- Selen: 15,4 mcg, tương đương 22% RDA
Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe của trứng:
Giàu dinh dưỡng
Trứng cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng bạn cần, kể cả một số vi chất ít gặp như vitamin D, vitamin B12 hay iot. Trứng cũng được coi là nguồn cung cấp protein “hoàn chỉnh” vì chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà con người phải có được từ thực phẩm (do cơ thể không thể tự sản xuất).
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Tuyên bố rằng ăn quá nhiều trứng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch không có cơ sở xác đáng. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm, lâm sàng và dịch tễ học đều kết luận rằng không có bằng chứng về mối tương quan giữa chế độ ăn có trứng và sự gia tăng cholesterol toàn phần trong huyết tương. (1)
Khuyến nghị của Dịch vụ Y tế Anh (NHS) : “Mặc dù trứng chứa một lượng cholesterol nhất định, nhưng lượng chất béo bão hòa mà chúng ta tiêu thụ có tác động lớn hơn đến hàm lượng cholesterol trong máu so với lượng cholesterol từ trứng.”
Trứng rất giàu betaine và choline giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu trên gần nửa triệu người ở Trung Quốc cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. (2)
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng việc ăn trứng cần phối hợp với lối sống lành mạnh thì mới phát huy được lợi ích.
Nguồn choline
Trứng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất. Chất này cần để hình thành màng tế bào và hoạt động não, bao gồm cả việc ghi nhớ. Choline đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì cần cho sự phát triển não.
Có lợi cho mắt
Trứng là một thực phẩm tốt cho mắt. Lòng đỏ chứa lượng lớn carotenes, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Những chất này rất quan trọng để ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Trứng cũng là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào giúp hỗ trợ thị lực.
Hỗ trợ quản lý cân nặng
Trứng rất giàu protein, tạo cảm giác no hơn cả chất béo hay carbohydrate. Bữa sáng với trứng sẽ giúp duy trì trạng no lâu hơn so với bữa sáng là carbohydrate có lượng calo tương đương hoặc hơn. Ăn trứng giúp giảm lượng calo tổng thể trong ngày.
☛ Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không?
Người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng?
Viêm đại tràng là một dạng viêm ruột gây loét trong niêm mạc đường tiêu hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến trực tràng và đại tràng. Bệnh thường có đợt mãn tính tái phát. Triệu chứng thường gặp: tiêu chảy, phân nhầy, lẫn máu, buồn nôn và mót rặn. Bệnh nhân có thể bị thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng. Trứng lại rất giàu đạm, chất béo và vitamin giúp bổ sung tốt cho người bệnh.
Việc mất cân bằng oxi hóa dài kỳ trong đường tiêu hóa có thể dẫn tới rối loạn đường ruột mãn tính như viêm đại tràng. Trứng có chứa nhiều chất chống oxy hóa: vitamin, carotenoid, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, những protein ở dạng nguyên bản hoặc thủy phân. Ngày càng có nhiều nghiên cứu liên quan đến các chất chống oxi hóa trong thực phẩm (bao gồm cả trứng) với sức khỏe đường ruột.
Thử nghiệm (3) cho thấy tác dụng của protein có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng trong việc giảm sản xuất các cytokine gây viêm. Từ đó cho thấy đưa trứng vào chế độ ăn uống có thể là một chiến lược mới để giảm mất cân bằng oxi hóa đường ruột.
Một số protein của trứng có tiềm năng điều hòa hoạt động miễn dịch. Lysozyme trong lòng trắng trứng là một tác nhân hứa hẹn trong điều trị viêm ruột (Crohn và viêm loét đại tràng), cùng khả năng ức chế các khối u thực nghiệm.
Trong nghiên cứu về lợn bị viêm đại tràng (4) đã phát hiện lysozyme trong trứng có khả năng cải thiện bệnh đáng kể, làm giảm biểu hiện của các cytokine tiền viêm đồng thời thúc đẩy hoạt động của chất trung gian chống viêm.
Trứng cũng chứa omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện một số bệnh tự miễn trong đó có viêm loét đại tràng.
Người mắc viêm đại tràng nên đưa trứng vào khẩu phần ăn. Bởi trứng là thực phẩm tốt lại dễ tiêu giúp bồi bổ đồng thời có khả năng tác động tích cực lên tình trạng bệnh.
Ăn trứng sao cho đúng?
- Bệnh nhân nên ăn trứng hấp, luộc, canh, tránh trứng chiên vì sẽ kèm theo dầu mỡ có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn trứng sống hay lòng đào vì có thể nhiễm Salmonella gây tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng và nôn mửa. Bên cạnh đó, tỉ lệ hấp thu dinh dưỡng từ trứng sống cũng thấp hơn trứng chín.
- Trứng cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là ở trẻ em.
- Chất lượng dinh dưỡng của trứng chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, trứng nuôi thả tự nhiên là lựa chọn tốt hơn trứng công nghiệp.
- Không nên ăn quá 3 quả trứng một ngày.
- Bảo quản trứng ở nơi khô ráo, thoáng mát chẳng hạn như tủ lạnh.
- Tránh sử dụng trứng quá cũ.
Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng
Người bệnh cần lưu tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống nhằm tránh khởi phát các triệu chứng khó chịu, đồng thời phải cân đối các nhóm dinh dưỡng để hạn chế thiếu chất.
Thực phẩm nên ăn
Một số thức ăn thích hợp với giai đoạn bùng phát bệnh:
– Cá hồi và các loại cá khác có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm.
– Thịt nạc và gia cầm. Tiêu thụ đủ protein giúp bạn không bị giảm cân và tăng cơ.
– Bơ đậu phộng. Hạt và quả hạch là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng trong giai đoạn bùng phát, chúng có thể khó tiêu hóa và gây viêm. Tuy nhiên, nếu được nghiền thành bột nhão sẽ giúp dễ dung nạp hơn so với hạt thô.
– Trứng chứa nhiều protein, dễ tiêu hóa và thường được dung nạp tốt.
– Thực phẩm ít chất xơ: gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, chuối… Hầu hết các bác sĩ khuyến khích mọi người tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, rau sống và ngũ cốc nguyên hạt. Nhưng đối với người đang khởi phát viêm đại tràng, ăn nhiều chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa quá tải.
☛ Tham khảo thêm: Gợi ý một số thực phẩm tốt cho đại tràng không nên bỏ qua!
Thực phẩm cần tránh
Những nguyên liệu dễ gây kích thích với hệ tiêu hóa của người bệnh bao gồm:
– Thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, yến mạch và bột mì nguyên cám, trái cây và rau củ có vỏ. Trong đợt bùng phát, bạn nên cố gắng tránh các món này, đặc biệt là là chất xơ không hòa tan. Chúng có thể gây đầy hơi hoặc co thắt.
– Hạt cứng, quả hạch và bỏng ngô có thể gây khó tiêu, đại tiện nhiều hơn, co thắt hoặc đầy hơi. Kể cả những món như dâu tây tươi vì hạt nhỏ li ti nằm rải rác trên vỏ có thể là vấn đề đối với người có hệ tiêu hóa bị viêm.
– Thực phẩm giàu chất béo. Viêm đại tràng khiến đường ruột khó phân giải và hấp thu chất béo. Dừa, thực phẩm chiên và nước xốt salad sẽ gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.
– Thức ăn có đường và chất thay thế đường (sorbitol, mannitol, xylitol, aspartame…) bao gồm cả sữa vì lactose (đường có trong sữa) có thể gây đầy hơi, bạn nên đặc biệt lưu ý nếu bị bất dung nạp lactose hoặc dị ứng với protein sữa.
– Rượu, caffeine và đồ uống có ga gây kích thích niêm mạc ruột. Caffeine khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhanh hơn bình thường, dẫn đến tiêu chảy. Soda và đồ uống có ga khác gây đầy hơi.
– Đậu thường tạo ra nhiều khí khi tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ sẽ khiến đường ruột bị viêm của bạn khó chịu.
– Bắp. Với 1 lớp vỏ mỏng bao quanh, loại hạt cốc này thực sự rất khó tiêu.
– Rau sống. Do hàm lượng chất xơ cao hơn nên rau sống khó xử lý hơn rau nấu chín.
– Thịt mỡ. Thịt càng béo thì đường ruột càng khó hấp thu.
– Sô-cô-la. Tuy thơm ngon nhưng sô-cô-la lại chứa nhiều đường và caffeine.
– Thức ăn cay dễ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
Trong giai đoạn thuyên giảm
Bạn có thể bổ sung các nguồn chất xơ phong phú khác:
- Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt và bột yến mạch.
- Các loại rau họ cải: bông cải, bắp cải…
- Rau lá xanh.
- Củ quả có vỏ.
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng nên ăn quả gì? 10 lựa chọn lý tưởng bạn nên biết
Giải pháp thảo dược chuyên biệt cho người mắc viêm đại tràng
Trước thực trạng tỉ lệ người mắc bệnh đại tràng ngày một tăng cao, chúng tôi đã tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ điều trị các bệnh lý này. Tràng Phục Linh PLUS ra đời nhằm giảm các triệu chứng viêm đại tràng thường gặp như:
- Đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, phân lỏng, đầy hơi.
- Tăng cường bảo vệ và tái tạo niêm mạc đại tràng.
- Giảm viêm, ngăn ngừa tái phát.
- Nâng cao miễn dịch đường ruột.
- Thúc đẩy khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- Không có tác dụng phụ.
Sản phẩm là sự kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và thành tựu của khoa học hiện đại với các thành phần: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, ImmuneGamma (chiết xuất từ lợi khuẩn Lactobacillus fermentum) và 5-HTP (chất hoá học nội sinh).
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Để việc điều trị bệnh được hiệu quả, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Luôn nhớ uống đủ nước, tránh căng thẳng và tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.
Tài liệu tham khảo
- https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/ingredient-focus-eggs
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6470839/
- https://health.usnews.com/health-care/patient-advice/articles/foods-for-ulcerative-colitis
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn