Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, người mắc viêm đại tràng cần thực hiện chế độ ăn kiêng khem một số thực phẩm. Vậy liệu người mắc viêm đại tràng có nên uống sữa không? Để giải đáp câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Mục lục
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh thường khởi phát sau một sau một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Viêm đại tràng gồm có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Viêm đại tràng cấp tính khởi phát đột ngột và thường liên quan đến các yếu tố như ăn uống không đảm bảo vệ sinh, các thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguồn nước ô nhiễm,… Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm đại tràng mạn tính.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Người mắc viêm đại tràng có uống sữa được không?
Chế độ ăn uống đóng vai quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Trong khi đó, một số thực phẩm được ghi nhận là khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng, điển hình là sữa và các thực phẩm từ sữa.
Nghiên cứu cho thấy người mắc viêm đại tràng có thể gặp tình trạng không dung nạp sữa nhưng không phải tất cả người mắc viêm đại tràng đều gặp phải tình trạng này.
Hầu hết, các loại sữa trên thị trường đều chứa thành phần Lactose. Khi vào cơ thể, Lactose sẽ được phân giải bởi enzyme Lactase thành Galactose và Glucose, sau đó được hấp thu vào máu. Tuy nhiên, viêm đại tràng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt enzym này.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ enzym Lactase, Lactose sẽ di chuyển đến ruột già. Tại đây, Lactose sẽ được phân hủy thành acid béo và các khí như Carbon dioxide, Metan, Hydro. Chính vì vậy, sau khi uống sữa, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Trong trường hợp bạn chưa xác định được mình có mắc bệnh không dung nạp Lactose hay không, tốt nhất bạn nên tránh tất cả các thực phẩm chứa Lactose trong vòng 2 tuần. Nếu các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng được cải thiện thì bạn nên tiếp tục ngừng sử dụng các thực phẩm chứa Lactose. Ngoài ra, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Bên cạnh đó, sữa chứa một lượng không nhỏ chất béo có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu.
Bị viêm đại tràng nên uống sữa gì?
Hầu hết người mắc viêm đại tràng đều được các chuyên gia y tế khuyến cáo là không nên uống sữa chứa Lactose và nên bổ sung các loại sữa sau:
Sữa chua
Từ lâu, sữa chua được biết đến là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đối với người mắc viêm đại tràng. Sữa chua không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như protein, vitamin B12, vitamin B2, các vi chất như Canxi, Magie, Kali.
Một trong các yếu tố dẫn đến viêm đại tràng là do ăn phải các thực không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh, chứa các vi khuẩn như Salmonella, Shigella, E.coli, lỵ, amip hoặc virus Rota. Các vi khuẩn, virus này giải phóng ra độc tố gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
Trong khi đó, sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, vi khuẩn có lợi giúp tăng cường tiết chất nhày trong ruột, hình thành lớp bảo vệ ruột và ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
Lợi khuẩn hay men vi sinh (Probiotics) trong sữa chua còn làm tăng khả năng sản xuất Globulin miễn dịch và một số chất bảo vệ khác, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của niêm mạc đại tràng.
Vì vậy, một số người mắc viêm đại tràng cho biết rằng các triệu chứng của bệnh có xu hướng giảm bớt sau khi sử dụng sữa chua.

Sữa gạo
Sữa gạo là sữa có nguồn gốc thực vật, có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin D, vitamin A và Sắt. Một ưu điểm nổi bật của sữa gạo đó là không chứa Cholesterol và chứa hàm lượng lớn Flavonoid – một chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, sữa gạo không chứa đường Lactose và hàm lượng chất béo ở mức rất thấp nên người mắc viêm đại tràng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sữa gạo mà không cần lo lắng bị tình trạng tiêu chảy hay đầy hơi, chướng bụng.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong những loại sữa mà người viêm đại tràng nên uống. Sữa đậu nành chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein thực vật, Omega-3, Omega-6, chất xơ hòa tan, các vitamin B, C, K,…
Nghiên cứu cho thấy trong thành phần sữa đậu nành chứa hợp chất Phytoestrogen có đặc tính chống viêm, nhờ đó làm giảm tình trạng viêm loét đại tràng. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và làm giảm tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… ở người mắc viêm đại tràng.
Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa và tránh một số tác dụng không mong muốn từ loại sữa quen thuộc này:
☛ Đun sôi kĩ: Trong sữa đậu nành chưa lên men có chứa các chất cản trở quá tình hấp thu protein và các khoáng chất quan trọng như Canxi, Sắt, Kẽm, Magie,.. Do đó, nếu bạn uống sữa đậu nành sống hoặc chưa đun kĩ có thể gặp tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
☛ Không nên uống quá nhiều: Uống quá nhiều sữa đậu nành gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do các chất dinh dưỡng trong đậu nành không được hấp thu hết. Bạn nên uống khoảng 400 – 500ml sữa mỗi ngày để đảm bảo hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong sữa.
☛ Không uống cùng thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh Tetracyclin có khả năng tạo phức với các ion kim loại có trong sữa như Canxi, Magie. Do đó, bạn không nên uống sữa đậu nành cùng thuốc kháng sinh và nên uống sau khi uống kháng sinh khoảng 1 – 2 giờ.
Một số sữa có nguồn gốc từ thực vật khác mà người mắc viêm đại tràng nên uống là sữa mè đen, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa ngô,…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không?
Người mắc viêm đại tràng cần lưu ý gì khi uống sữa?
Bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Không nên uống quá nhiều sữa một ngày, kể cả sữa có nguồn gốc thực vật. Bạn chỉ nên uống 1 – 2 ly sữa hoặc 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Bạn không nên thêm đường vào sữa vì điều này có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Đối với sữa chua, bạn nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ, không nên ăn sữa chua vào lúc đói vì có thể khiến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.
- Mặc dù, cả sữa ấm và sữa lạnh đều cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng người mắc viêm đại tràng nên uống sữa ấm để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa.
- Xem kĩ hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống của người mắc viêm đại tràng
Dưới đây là những lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người mắc viêm đại tràng mà bạn có thể tham khảo:
Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng sau:
- Chất đạm (Protein): 1g/ kg cân nặng/ ngày.
- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày.
- Chất béo: Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và đảm bảo tiêu thụ không quá 15g/ ngày.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn no và quá nhiều vào một bữa. Khoảng 2 tiếng ăn 1 bữa là sự lựa chọn hợp lý dành cho người mắc viêm đại tràng.
Tránh xa các chất kích thích: Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia có thể khiến các triệu chứng của bệnh diễn biến nặng hơn.

Uống đủ nước: Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày góp phần ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, uống đủ nước sẽ giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất khi bị tiêu chảy kéo dài.
Hạn chế ăn các thực phẩm: Thịt mỡ, các món chiên xào, hành sống, đậu đen,… vì chúng có thể khiến bạn gặp phải trình trạng đầy hơi, chướng bụng. Tránh các đồ ăn cứng như bắp cải luộc, rau sống, xương sụn,…
Nên bổ sung các thực phẩm: Gạo, khoai tây, rau ngót, rau muống, thịt nạc,… để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.
Khi bị tiêu chảy: Bạn nên tránh các thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan như súp lơ, bột mì nguyên cám, quả hạch, đậu, khoai tây,… để thành ruột không bị cọ xát. Ngoài ra, rau sống, trái cây khô, đồ hộp,… là những thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bạn kéo dài hơn.
Khi bị táo bón: Bạn nên ăn các thực phẩm giúp nhuận tràng như đu đủ, khoai lang, khoai tây, củ cải, giá đỗ, bầu,… để thúc đẩy nhu động ruột.
Ghi chép nhật ký: Bạn nên ghi lại các thực phẩm đã ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng xác định các thực phẩm mà cơ thể bạn không dung nạp hoặc làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm những lưu ý về chế độ ăn uống khi bị viêm đại tràng trong video dưới đây:
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người mắc viêm đại tràng
Tràng Phục Linh PLUS là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu về tác dụng sản phẩm đã được đăng tải trên trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – Pubmed. Bạn có thể xem nghiên cứu tại đây.

Tràng Phục Linh PLUS chứa các thành phần ImmuneGamma, 5-HTP và các vị thuốc quý như Hoàng bá, Bạch truật, Bạch Phục Linh.
ImmuneGamma: Giúp tăng sinh vi khuẩn có lợi Lactobacillus, từ đó cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, ImmuneGamma giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đáp ứng tốt với các biểu hiện của bệnh.
5-HTP (5-hydroxytryptophan): Có tác dụng chuyển hóa tryptophan thành serotonin, giúp điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh đường ruột, giảm nhu động ruột. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, serotonin có khả năng điều chỉnh tâm lý, tạo cảm giác lạc quan, vui vẻ cho người bệnh.
Tràng Phục Linh PLUS được sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa.
- Người có các triệu chứng đầy hơi, sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,…
- Sản phẩm được dùng cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai và cho con bú.
Bạn có thể xem thêm thông tin về điểm bán Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tóm lại, người mắc viêm đại tràng hoàn toàn có thể uống được sữa nhưng bạn nên lựa chọn kĩ càng và không nên sử dụng sữa chứa nhiều chất béo và đường Lactose. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống an toàn, hợp lý và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/lactose-intolerance/causes/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5730384/
- https://suckhoedoisong.vn/thuc-don-hop-ly-cho-nguoi-viem-dai-trang-n125044.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn