Viêm loét đại tràng là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, viêm đại tràng không xác định lại ít được nói đến hơn. Vậy thì đây là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị có gì khác với bệnh viêm đại tràng thông thường không? Chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết sau.
Mục lục
Viêm đại tràng không xác định là gì?
Hai dạng viêm ruột thường được nhắc đến nhiều nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Nhưng bệnh còn có chẩn đoán thứ ba – viêm đại tràng không xác định (Indeterminate Colitis).
Thuật ngữ này được Ashley Price đưa ra vào năm 1978. Ông dùng nó để chỉ những trường hợp viêm ruột có mô bị cắt bỏ khó xác định được chính xác là mắc viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn (chiếm 10 – 15%).
Định nghĩa viêm đại tràng không xác định hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu coi viêm đại tràng không xác định là một dạng thứ ba của viêm ruột, trong khi một số chuyên gia khác cho rằng đây là một thuật ngữ dự phòng được dùng cho đến khi có một chẩn đoán chắc chắn.
Cũng có đôi khi, bác sĩ hoặc chuyên gia bệnh học thiếu kinh nghiệm đã lầm lẫn viêm loét đại tràng và bệnh Crohn thành viêm đại tràng không xác định.
Nguyên nhân gây bệnh
Tương tự với nguyên nhân gây ra các loại viêm ruột khác, nguyên nhân của viêm đại tràng không xác định cũng chưa được làm rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng sự tương tác phức tạp giữa di truyền, thành phần vi khuẩn trong đường tiêu hóa, các yếu tố môi trường và hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến viêm ruột.
Cụ thể hơn, lí do gây ra tình trạng này được cho là vì hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công trực tiếp vào các tế bào nằm trong đường tiêu hóa. (1,2)
Triệu chứng của viêm đại tràng không xác định
Các dấu hiệu của viêm đại tràng không xác định có thể xuất hiện gồm:
- Đau bụng và co thắt.
- Tiêu chảy dai dẳng.
- Máu trong phân.
- Chảy máu từ trực tràng.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
- Chán ăn.
- Sốt.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi nhu động ruột như nhu cầu đi tiêu khẩn cấp hoặc cảm giác đại tiện không hết phân.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh đại tràng có nguy hiểm không? – Lời nhắn từ bác sĩ!
Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng không xác định
Viêm đại tràng không xác định được chẩn đoán dựa trên việc loại trừ các bệnh lý khác. Thông thường, một người được chẩn đoán mắc bệnh này vì có các triệu chứng của bệnh viêm ruột, nhưng không thể xác định xem họ bị viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.
Các quy trình được sử dụng để chẩn đoán bao gồm: nội soi đường tiêu hóa, sinh thiết, MRI, chụp CT hay siêu âm.

Có một số trường hợp viêm đại tràng không xác định được coi là “có khả năng là bệnh Crohn” trong khi những trường hợp khác lại “có khả năng là viêm loét đại tràng”.
Bác sĩ sẽ xem xét những yếu tố sau trong quá trình định danh bệnh:
Loại vết loét
Trong bệnh viêm loét đại tràng, các vết loét được tìm thấy tại ruột già sẽ chỉ ảnh hưởng đến lớp trong cùng của niêm mạc (lót thành ruột). Nếu những vết loét đó sâu hơn loét thông thường của viêm loét đại tràng và không có dấu hiệu nào khác cho thấy đây là bệnh Crohn, thì có khả năng chẩn đoán sơ bộ là viêm đại tràng không xác định.
Các vết loét này có thể là dạng xuyên màng cứng (chúng đi sâu qua thành ruột) hoặc giống như vết nứt. Loét dạng vết nứt hẹp chiếm khoảng 13%, dạng hình chữ V khoảng 60%.
Viêm ở trực tràng
Một đặc điểm khác của viêm đại tràng không xác định là trực tràng thường không viêm hoặc ít bị ảnh hưởng.
Trong viêm loét đại tràng, trực tràng thường có xu hướng bị viêm. Ở bệnh Crohn, trực tràng có thể có hoặc không có biểu hiện viêm.
Vùng không viêm
Với bệnh Crohn, viêm nhiễm có thể không xuất hiện ở một số vùng ruột nên có nhiều mô khỏe mạnh hơn. Trong viêm loét đại tràng, tình trạng viêm bắt đầu ở trực tràng và tiếp tục đi lên đại tràng theo kiểu liền nhau.
Ở viêm đại tràng không xác định, có thể có những vùng viêm hoặc không. Có thể có lí do đặc biệt nào đó cho tình trạng này, nên đây không được coi là yếu tố để đưa ra chẩn đoán chắc chắn.
Thay đổi trong chẩn đoán
Hầu hết các bệnh nhân viêm đại tràng không xác định sau này sẽ bộc lộ các triệu chứng rõ ràng hơn giúp xác định đây là bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng.
Việc định danh bệnh sẽ giúp xác lập kế hoạch điều trị. Có nhiều phương pháp chữa trị được dùng cho cả Crohn và viêm loét đại tràng tuy nhiên một số khác thì không. Một số cách thức cũng có thể công hiệu hơn với bệnh này thay vì bệnh kia.
☛ Tham khảo thêm: Tham khảo những điều cần biết khi khám đại tràng
Điều trị
Trong hầu hết các ca bệnh, viêm đại tràng không xác định được điều trị bằng các loại thuốc và phẫu thuật giống như viêm loét đại tràng. Điểm khác biệt là nếu có viêm ở ruột non (chẳng hạn như hồi tràng) thì hướng xử lý có thể hơi khác và tương tự như cách trị bệnh Crohn .
Dùng thuốc
Một số thuốc thường dùng trong chữa trị viêm đại tràng không xác định:
- Kháng viêm nhóm 5-ASA: mesalamine, sulfasalazine.
- Thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, mercaptopurine, cyclosporine được dùng phối hợp với thuốc sinh học.
- Methotrexate thường dùng cho người mắc bệnh Crohn bị phụ thuộc hoặc kháng corticosteroid.
- Thuốc sinh học: infliximab, adalimumab, vedolizumab, golimumab và ustekinumab.
- Kháng viêm tofacitinib là chất ức chế Janus kinase (JAK).
- Corticosteroid: budesonide và prednisone.

Tùy vào triệu chứng và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm phù hợp. Chẳng hạn như nhóm corticosteroid thường được dùng trong giai đoạn bùng phát cấp tính của hầu hết các ca viêm ruột khi nhóm thuốc 5-ASA không còn phù hợp. Tuy nhiên thuốc này không phù hợp dùng duy trì.
Phẫu thuật túi chữ J
Trong nhiều trường hợp, viêm đại tràng không xác định được điều trị như viêm loét đại tràng. Một số bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật túi chữ J. Đây là phương án được kiến nghị khi thuốc đã không thể giải quyết các triệu chứng.
Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở (rạch đường dài) hoặc nội soi (rạch các đường nhỏ trên bụng, dùng kính soi và dụng cụ nhỏ để cắt).
Phẫu thuật này thường không được áp dụng với bệnh Crohn vì có nguy cơ nhỏ là túi có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh này và cần được loại bỏ.
Tuy nhiên, những người bị viêm đại tràng không xác định có xu hướng nhận kết quả túi chữ J kém hơn so với bệnh nhân viêm loét đại tràng. Dù vậy, tỉ lệ thất bại đó cũng có thể do các đặc điểm của bệnh không đồng nhất – bởi có quá nhiều biến thể để nghiên cứu toàn bộ nhóm bệnh nhân này.
Cắt hồi tràng
Trong phẫu thuật cắt hồi tràng, đại tràng thường được cắt và phần cuối của ruột non được đưa qua một vết rạch ở bụng (được gọi là lỗ thông, thường ở phía dưới bên phải). Cắt hồi tràng có thể chỉ là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Sau khi cắt, thức ăn sau tiêu hóa sẽ ra khỏi cơ thể qua lỗ thoát, bệnh nhân sẽ đeo một túi trên bụng để hứng phân. Phân sẽ được đổ đi từ 5 – 8 lần một ngày.
Hướng dẫn chế độ ăn uống
Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh. Khẩu phần ăn phù hợp là khác nhau ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Uống đủ nước.
- Uống nước chậm và tránh dùng ống hút để hạn chế lượng khí vào trong ruột.
- Luôn trữ sẵn những loại thức ăn mà bạn cảm thấy có thể dung nạp tốt.
- Ghi chép lại các thực phẩm đã ăn và thời điểm xuất hiện triệu chứng xấu giúp xác định những món không thích hợp.
- Không nên ăn uống quá hạn chế. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong thời gian bệnh là rất quan trọng.
☛ Tham khảo thêm: Top 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi, trên 10 năm kinh nghiệm
Ăn trong giai đoạn bùng phát
Nên kiêng
- Tránh các thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan gây khó tiêu như: trái cây có vỏ và hạt, rau sống, rau họ cải (có thể gây đầy hơi) ngũ cốc nguyên cám.
- Hạn chế đồ ngọt như nước trái cây, kẹo và soda, vì đường sẽ kéo nước vào ruột làm lỏng phân.
- Ngưng dùng đồ uống có cồn hoặc caffeine như bia rượu, cà phê…
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Tránh sữa và các món từ sữa nếu bạn không dung nạp lactose.
Nên ăn
- Trái cây ít chất xơ như chuối, bơ, trái cây nấu chín…
- Các loại rau củ không thuộc họ cải, không hạt, không vỏ, đã nấu chín: dưa leo, khoai tây, bí, măng tây…
- Tinh bột tinh chế: cơm trắng, bún, nui, mì, bánh mì trắng, khoai tây…
- Protein nạc: cá, thịt lợn nạc, gia cầm thịt trắng, trứng và đậu phụ.

Ăn khi không có triệu chứng
Cần ghi nhớ bạn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc biến mất. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện điều chỉnh trong khẩu phần ăn.
Những thực phẩm sau có thể có lợi cho sức khỏe của bạn:
- Thức ăn giàu chất xơ: ngũ cốc (gạo, lúa mì, yến mạch) nguyên cám, đậu, hạt… trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên tiếp tục chế độ ăn ít chất xơ hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
- Protein: cá, thịt nạc, trứng, các loại hạt và đậu phụ.
- Trái cây và rau quả: bạn nên ăn càng nhiều “màu sắc” (xanh, cam, vàng, đỏ, tím…) càng tốt, bỏ vỏ và hạt nếu chúng làm bạn khó tiêu.
- Thực phẩm giàu canxi: rau cải xanh, sữa chua, kefir và sữa (nếu bạn không dung nạp lactose, hãy chọn các loại sữa không có lactose hoặc bổ sung men lactase).
- Các món lên men: sữa chua, dưa cải, kim chi, miso…
Thảo dược hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân viêm đại tràng
Người mắc các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng không xác định thường gặp nhiều khó chịu cả về thể chất lẫn sinh hoạt. Bệnh nhân bắt buộc phải lưu ý kỹ càng chế độ ăn uống cũng như lối sống.
Tràng Phục Linh PLUS ra đời là giải pháp hàng đầu giúp bệnh nhân viêm đại tràng vượt qua các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên: hoàng bá, bạch truật, bạch phục linh, bạch thược kết hợp với ImmuneGamma (chiết xuất từ lợi khuẩn Lactobacillus fermentum) và 5-HTP (chất hoá học nội sinh). Tràng Phục Linh PLUS có công dụng:
- Giảm bớt các triệu chứng xấu như: đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi…
- Giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Tăng đề kháng đường ruột, ngăn ngừa tái phát.
- An toàn, không tác dụng phụ.
Theo thống kê của Thời báo Kinh tế Việt Nam: 92.7% người bệnh đại tràng hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS sau 1-3 tháng sử dụng.
Để đặt mua sản phẩm tại địa chỉ gần nhất, mời bạn xem TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Để việc điều trị bệnh được hiệu quả, bệnh nhân cũng cần xây dựng nếp sống lành mạnh: tăng cường rèn luyện thể chất, tham gia các hoạt động thư giãn, tránh căng thẳng, nâng cao miễn dịch. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Tài liệu tham khảo
- https://inflammatoryboweldisease.net/types-of-ibd/indeterminate-colitis
- https://www.verywellhealth.com/what-is-indeterminate-colitis-4142657
- https://www.crohnscolitisfoundation.org/diet-and-nutrition/what-should-i-eat
- https://www.karger.com/Article/FullText/501519
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn